Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

尊敬 Respect そんけい Tôn Kính 謙譲 Humility けんじょう Khiêm Nhượng 丁寧 Polite ていねい Đinh Ninh

https://bikae.net/ngu-phap/ngu-phap-n4-%E6%95%AC%E8%AA%9E-kinh-ngu/

A. 尊敬語
Trong tôn kính ngữ, chủ ngữ (chủ thể hành động) là người khác (không phải bản thân người nói).

1. Với những 動詞 động từ có dạng 敬語 kính ngữ 特別 đặc biệt:
[Chủ ngữ] + は/が + động từ kính ngữ
Bảng tóm tắt những 特別敬語動詞 động từ kính ngữ đặc biệt
Ví dụ:
① 山田さんは おそばを 召し上がりました。Anh Yamada đã ăn mì soba.
② 田中先生は いらっしゃいますか。Thầy Tanaka có ở đây không ạ?
③ Xã Trưởng社長(しゃちょう)は ゴルフを なさいます。Giám đốc chơi golf.
④ アンさんは インドへ Xuất Trướng出張(しゅっちょう)なさいます。Anh An sẽ đi công tác ở Ấn Độ.

2. Với những động từ không có dạng kính ngữ đặc biệt (ngoài mục 1 ở trên):

Mẫu câu 1: [Chủ ngữ] + は/が + お + động từ thể ます(bỏ ます) + に なります。
* Lưu ý: Mẫu câu 1 này không dùng với động từ nhóm 3 và những động từ nhóm 2 chỉ có 1 âm tiết phía trước đuôi 「る」 như 「いる」、「出る(でる)」、「着る(きる)」
Ví dụ:
① 先生は もう おかえり に なりました。 Thầy giáo đã về rồi.
② 部長(ぶちょう)は たばこを お吸(す)いに なりません。 Trưởng phòng không hút thuốc.
③ 社長(しゃちょう)は 会議(かいぎ) の予定(よてい) を お決めに なりました。 Giám đốc đã quyết định lịch họp rồi.

Mẫu câu 2: [Chủ ngữ] + は/が + ~れます/~られます
* Ngoài những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt nêu ở mục 1, mẫu câu 2 có thể áp dụng với tất cả các động từ còn lại.
* Trong mẫu câu này, động từ được chia giống như thể bị động.
Nhóm 1: 聞ます→ 聞かれます  話ます→ 話されます 読ます→ 読まれます
Nhóm 2: 出ます→ 出られます  起ます→ 起られます  着ます→ 着られます
Nhóm 3: ます → されます   来ます → こられます
Ví dụ:
① 山田先生は さっき でかけられました。 Thầy Yamada vừa ra ngoài.
② 社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。 Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi.
③ 佐藤さんは 8時ごろ こられます。 Anh Satou sẽ đến vào tầm 8 giờ.

Mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự:
* Với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự, ta chia thể て + ください cho các động từ kính ngữ đó.
Ví dụ:
召し上がってください。Xin mời anh/chị dùng (đồ ăn).
おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói.

* Những động từ còn lại:
Động từ nhóm 1 & 2:  お + động từ thể ます (bỏ ます) + ください
Động từ nhóm 3 dạng “kanji+ します”:   ご + kanji + ください
Ví dụ:
① このボールペンを お使い ください。Xin mời dùng cái bút này.
② ここに お名前を お書き ください。Xin vui lòng viết tên vào đây.
③ いつでも ご連絡 ください。Hãy liên lạc với tôi bất cứ lúc nào. (連絡する: れんらくする: liên lạc, liên hệ)
④ お名前を ご確認 ください。Xin vui lòng kiểm tra lại tên. (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)
⑤ このエレベーターを ご利用 ください。Xin hãy dùng thang máy này. (利用する: りよう: dùng, sử dụng)

* Đặc biệt:
来てください → おこしください/ おこしになってください/ いらしゃってください
見てください → ご覧ください(ごらんください)
言ってください → おしゃってください/ 申(もう)し付(つ)けてください

B. 謙譲語
Trong khiêm nhường ngữ, chủ ngữ (chủ thể hành động) là bản thân người nói.

1. Những động từ có dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt:
(私 + は/が) + động từ kiêm nhường ngữ
Bảng tóm tắt những động từ khiêm nhường ngữ đặc biệt
Ví dụ:
① 私は ミラーと 申(もう) します。 Tôi tên là Miller.
② 私は ベトナムから 参(まい)ります。 Tôi đến từ Việt Nam.
③ 3時ごろ そちらへ 参 (まい) ります。 Tôi sẽ đến đó tầm 3 giờ.
④ アンさんに ケーキを 作って いただきました。 An đã làm bánh ngọt cho tôi.
⑤ 山田さんの Kết Hôn Thức結婚式 (けっこんしき)の写真(しゃしん) を 拝見(はいけん)しました。 Tôi đã xem ảnh cưới của Yamada.

2. Những động từ không có dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt (ngoài mục 1 ở trên):
Động từ nhóm 1 & 2:    お + động từ thể ます (bỏ ます) + します(いたします)
Động từ nhóm 3 dạng “kanji+ します”:  ご + kanji + します/ いたします
Ví dụ:
① 今月(こんげつ) のスケジュールを お送りします。 Tôi sẽ gửi lịch trình tháng này.
② 重(おも) そうですね。お持(も) ちしましょうか。 Trông có vẻ nặng nhỉ. Để tôi xách hộ được không?
③ 明日、またご連絡します。 Ngày mai tôi sẽ liên lạc lại.
④ 今日の予定 (よてい)を ご説明(せつめい)します。 Tôi xin giải thích lịch trình của ngày hôm nay.
⑤ じゃ、また お電話 (でんわ) します。 Vậy thì, tôi sẽ gọi lại sau. (Lưu  ý: お電話, không phải ご電話)

3. Mẫu câu 「~させていただきます」
Cấu trúc: (お/ご)+ Động từ thể sai khiến (使役形) て + いただきます。Cho phép tôi  …
Ví dụ:
① 新しいメンバーを紹介(しょうかい)させていただきます。 Cho phép tôi được giới thiệu thành viên mới.
② 工場内(こうじょうない) をご案内 (あんない) させていただきます。 Cho phép tôi được hướng dẫn quý vị tham quan trong nhà máy.

Thật quá mệt với tiếng Nhật! Trong tiếng English người ta chỉ nói duy nhất một câu "I will wash the dishes." = "Tôi sẽ rửa bát". Thế nhưng trong tiếng Nhật thì tùy vào hoàn cảnh mà phải nói một trong 5 câu sau:
皿を洗う。= Tao sẽ rửa bát. (với bạn)
皿を洗います。= Tôi sẽ rửa bát. (với người lạ/người lớn)
お皿をお洗いします。= (bẩm ông) Cháu sẽ rửa bát ạ.
お皿をお洗いいたします。= (thưa ngài) Tôi sẽ rửa bát ạ.
お皿をお洗わせていただきます。(thưa Ngọc Hoàng thượng đế) xin cho phép em rửa bát ạ.

C. 丁寧語
丁寧語(ていねいご) là nói đến những từ, cụm từ thay thế cho các từ sử dụng hàng ngày để làm cho sắc thái ý nghĩa trở nên trang trọng hơn.
Một số từ thuộc 丁寧語 thường được sử dụng:
① です → でございます
② ではありません → でございません
③ あります → ございます
④ ありません → ございません
⑤ ここ、そこ、あそこ → こちら、そちら、あちら
⑥ 私(わたし)→ 私(わたくし)
⑦ ごめんなさい → 申(もう)し訳(わけ)ありません/申し訳ございません
⑧ ~さん → ~様(さま)

⑨ Thêm 「お」hoặc「ご」trước danh từ:
「お」thường thêm trước danh từ là chữ Nhật, còn 「ご」thường thêm trước danh từ là chữ Hán.
Ví dụ:
お茶(おちゃ)、お手洗い(おてあらい)、お米Mễ(おこめ)、お酒Tửu(おさけ)、お肉Nhục(おにく)
ご紹介Thiệu Giới(ごしょうかい)、ご説明Thuyết Minh(ごせつめい)、ご意見(ごいけん)
* Ngoại lệ:
お電話(おでんわ)、お食事(おしょくじ)、お化粧Hóa Trang(おけしょう)、お勉強(おべんきょう)、お仕事(おしごと)、お部屋(おへや)、お時間(おじかん)、ご飯(ごはん)

⑩ Thêm「お」hoặc「ご」trước tính từ:
Tương tự như danh từ, 「お」thường thêm trước tính từ là chữ Nhật, còn 「ご」thường thêm trước tính từ là chữ Hán, nên 「ご」không đứng trước tính từ -i.
Ví dụ:
お忙しい(おいそがしい)、お恥ずかしいSỉ(おはずかしい)xấu hổ、おひま、お早い(おはやい)
ご多忙Đa Mang(ごたぼう)bận、ご心配Tâm Phối(ごしんぱい)lo lắng、ご不満Bất Mãn(ごふまん)、ご満足Mãn Túc(ごまんぞく)hài lòng.
* Ngoại lệ:  お元気(おげんき)、お粗末Thô Mạt(おそまつ)nghèo.


* Lưu ý khi sử dụng kính ngữ:
Trong tiếng Nhật có sự phân biệt giữa khái niệm “người nhà” (うち) và “người ngoài” (そと). Người Nhật có xu hướng sử dụng kính ngữ đối với người được coi là “người ngoài” (luôn hạ mình, khiêm nhường khi nói về mình, về “người nhà”). Ngoài các thành viên trong gia đình được coi là “người nhà”, thì đồng nghiệp, những người làm cùng công ty, hay tổ chức mà mình thuộc về cũng được coi là “người nhà”. Ví dụ, khi nói chuyện với người ngoài công ty về giám đốc của mình (社長:しゃちょう), tuy là giám đốc, là cấp trên nhưng vì nói với người ngoài công ty nên vẫn sử dụng khiêm nhường ngữ (謙譲語)

Ví dụ: Anh A là người ngoài công ty, nói chuyện với anh B là cấp dưới của 渡辺社長 (わたなべしゃちょう)
A: 渡辺社長はいらっしゃいますか。(Giám đốc Watanabe có ở đó không ạ?)
B: 渡辺はただいま外出(がいしゅつ)しております。(Hiện giờ anh Watanabe đang ra ngoài ạ)

(Trong công ty Nhật, người ta thường không dùng 「~さん」mà chỉ gọi mỗi tên khi nhắc đến đồng nghiệp với người ngoài công ty )






Không có nhận xét nào: