Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Nào thanh niên ta ơi hãy cố gắng đi lên hàng đầu...

Nào thanh niên ta ơi, hãy cố gắng đi lên hàng đầu...
Lên đầu rồi sẽ đi đâu?
Đi đâu không biết cứ đầu mà đi! (Sưu tầm)

1000 năm trước Việt Nam đã sử dụng wifi
Trong hội thảo quốc tế về truyền thông, một chuyên gia nghiên cứu người Nhật đào xuống dưới lòng đất của Nhật Bản đến độ sâu 5m phát hiện ra những chứng tích của việc sử dụng điện thoại và nêu ra kết luận:
- 50 năm trước đất nước chúng tôi đã sử dụng điện thoại
Một chuyên gia nghiên cứu người Mỹ đào xuống dưới lòng đất của Mỹ đến độ sâu 50m phát hiện ra những chứng tích của việc sử dụng "computer" và nêu ra kết luận:
- 100 năm trước đất nước chúng tôi đã sử dụng "computer"
Tới lượt chuyên gia của Việt Nam, ông này đào sâu vào lòng đất ở Việt Nam, đào mãi gần xuyên thủng trái đất vẫn không thấy gì. Chuyên gia Nhật và Mỹ đang cười khảy. Vị chuyên gia Việt Nam liên đưa ra kết luận:
- 1000 năm trước đất nước chúng tôi đã sử dụng wifi...
(Sưu tầm)


Mặc yếm cũng chưa chắc...

Ba đời đều không hiểu
Hôm nay nhà Ti náo động bởi tiếng la hoảng của bà nội:
– Cả nhà đâu, biết gì chưa?
– Bão Sơn Tinh quay lại hả nội?
– Cái này còn hơn bão nữa. Đang có một đợt ra quân...
Má Ti mừng rỡ:
– Thế là từ nay hết lo trộm cướp, giật dọc, ma tuý, tệ nạn xã hội...
– Đây đâu phải ra quân tấn công tội phạm mà là ra quân... kiểm tra áo ngực, tao nghe rõ ràng như thế! Thành ra trong ngày hôm nay tuyệt đối đàn bà con gái nhà này không được ra khỏi cửa!
Ti hoàn hồn:
– Nội nghe thì đúng nhưng hiểu sai rồi: vì vừa phát hiện áo ngực Trung Quốc có chứa hột lạ chất lạ nên cơ quan chức năng phải ra quân thu gom về kiểm tra.
– Hú hồn, vậy mà tao tưởng phụ nữ hôm nay ra đường sẽ bị bắt cởi áo lót nộp hết! Nhưng cái chất lạ đó là cái chi, nguy hiểm ra sao?

Má Ti thở dài:
– Có ai biết đâu, nhiều bà mặc ngứa ngáy quá mới rọc ra xem, thấy “vật thể lạ” nên đánh động cho mọi người biết. Mà nghe nói loại áo ngực này xuất hiện từ hồi nảo hồi nao nhưng chẳng cơ quan nào lưu tâm đến, nay chị em la quá nên mới có đợt “ra quân” rầm rộ như thế.
– Chà, thế thì nguy thật. Hay là...
– Đừng mặc áo ngực nữa hả nội?
– Mồ tổ mày! Mày không mặc thì mày không ngứa, nhưng người khác nhìn mày sẽ... ngứa! Nội định nói hay là quay lại xài yếm cho nó an toàn.
– Nội ơi, vấn đề đâu ở cái áo ngực hay cái yếm. Giờ mà con phát động phong trào xài yếm thì nay mai cũng sẽ xuất hiện... yếm Trung Quốc chứa vật thể lạ!
– Chết thật, đã có người gác cửa mà đồ độc hại cứ ngang nhiên tràn vào là sao!
– Nội còn không hiểu, làm sao tụi con hiểu?

 Mặc yếm cũng chưa chắc an toàn, híc!
 Xem ra chị em Âu tây thua chị em VN hàng trăm năm về cái khoản Yếm
 Không mặc không ngứa, người khác ngứa! (Má Ti)
Xem thêm:




2 nhận xét:

  1. Lâu rồi mới có một “đại dịch” lan nhanh và rộng trên thị trường toàn quốc đến như vậy, thế nên các cơ quan chức năng cứ hăm hở vào cuộc. Lẽ ra cần nhanh chóng khẳng định chất dịch nhầy và mấy viên hạt lạ kia là gì thì đã gần 1 tuần trôi qua không thấy đơn vị nào lên tiếng, chỉ thấy ồn ào chuyện thu giữ chỗ này vài nghìn chiếc, chỗ nọ vài trăm áo bị phát hiện tịch thu. Tiểu thương sợ mất tiền mất hàng mà cứ cuống cuồng cất giữ, tẩu tán đống áo lót đang đắt khách là thế. Mấy anh thị trường cũng được dịp khoe tài làm ăn. Đúng là cơ hội tốt, chỉ nhặt vài chiếc áo “xu chiêng” đã đủ lót tay cả chục triệu đồng. Dân thì hoang mang vì đã trót dùng bấy nhiêu năm nay, không biết đã bị gì chưa. Kẻ đi mua sắm thì nâng lên đặt xuống, hàng đẹp, hàng có thể là tốt thì ở trong các cửa hiệu hoành tráng, giá cao ngất trời, còn hàng vừa đủ khả năng thì lại dính chất lạ, dễ gây ung thư, hỏng cả đời con gái.

    Vạch vòi bới lá tìm sâu, sau khi sờ sờ nắn nắn cái áo ngực phụ nữ, cán bộ thị trường lại đòi giấy tờ hóa đơn, xuất xứ lô hàng, thấy hàng có nhãn Tàu là thu. Biết được bài này của cơ quan chức năng, mấy chị tiểu thương nhanh trí, giật mác Tàu, hoặc gắn mác Việt vào. Tem mác thì mua đầy ngoài chợ rẻ hều. Vừa không bị tịch thu, không mất tiền thậm chí còn bán được hàng. Ừ thì có ai kiểm tra với tịch thu hàng không phải của Trung Quốc đâu. Mà kể cả hàng gắn nhãn Việt Nam cũng vẫn đầy loại có “nước” để độn ngực bán giá tiền trăm đấy thôi, chỉ cần mất 2000 tiền mác là lãi lại còn tăng thêm những gần chục lần, tội gì mà không làm.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)
    Nhưng người bán kẻ mua cứ hỏi nhau áo được độn bằng chất gì, nguy hại đến mức nào, song chẳng ai biết mà trả lời. Mới đây Sở Y tế Đà Nẵng mạnh mồm nói rằng “Đây là dung dịch dạng sệt, nhầy, có mùi hôi và có thể gây ngứa khi tiếp xúc. Còn chính xác là gì thì chờ kết quả kiểm nghiệm cuối cùng”. Rốt cuộc cũng chẳng có gì mới, vì từ đầu đã biết đó là chất nhày, gây ngứa. Chờ quan thì lâu lắm, chắc dân tự bỏ tiền túi, lọ mọ đến nhờ các nhà khoa học giải đáp giùm vậy.

    Mấy bà nội trợ bảo nhau “thằng Tàu thâm thật, nó đầu độc dân từ cái cây, ngọn cỏ, từ đồ ăn thức uống, đến đồ chơi con trẻ. Giờ đến đến cả chiếc áo lót phụ nữ nó cũng chẳng buông tha. Không tỉnh sớm thì cả thế hệ mắc bệnh, tật nguyền vì cứ thích thân dùng anh hàng xóm đểu này”.
    Trả lời
  2. Hình như phải cảm ơn cái coóc xê Hồ Cẩm Đào thật. Bởi việc họ biến “sân khách thành sân nhà”, biến chợ đầu mối hàng xóm thành chợ cóc nhà mình, biến thị trường hàng xóm thành cái hố rác thì đó là thành công, chứ đâu phải lỗi thất bại.

    Suốt tuần qua báo chí mở chiến dịch “áo ngực lạ”, QLTT khắp các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Nội, TP HCM… “ra quân” kiểm tra, thu giữ áo ngực Tàu có chứa “vật thể lạ”. Các chuyên gia “mổ xẻ” áo ngực, đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này. Và tất nhiên, các bà, các cô nháo nhào “rạch áo”.
    Không khó để nhận ra sự “lên đồng” của dư luận không hoàn toàn là do chiếc áo con có liên quan đến phạm trù “sức khỏe”, mà chủ yếu do đó là hàng Tàu. Ở đây, chẳng có chính trị chính em gì hết. Vấn đề chỉ thuần túy là chất lượng hàng hóa. Đã qua rất lâu cái thời “máy khâu con bướm, xe phượng (hoàng), mũ cối, dép đúc” khi mà hàng Trung Quốc đồng nghĩa với sự vĩnh cửu. Cũng đã hết sự vồ vập ban đầu với bia Vạn Lực, xe “mui trần hai chỗ” hiệu Loncin. Không có tiền xài hàng Việt giá trên trời thì đành dùng hàng Trung Quốc, cỏ rác, nhưng có giá phù hợp với túi tiền. Tất nhiên, nói như một tiểu thương là “tiền nào của nấy”.

    Trong vô vàn những chi tiết xung quanh 6 viên “thuốc lạ”, và thứ “nước lạ trắng đục sờ thấy dính” bên trong chiếc áo bé bằng bàn tay, có hai câu chuyện to như con voi, và rất quen. Đó là cái giá bèo của những chiếc áo có khi chỉ 15 ngàn đồng. Và “tính hố rác” của thị trường Việt khi từ vỉa hè thành phố tới chợ cóc nhà quê đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc với tình trạng “3 không” điển hình: Không nguồn gốc xuất xứ. Không tem nhãn kiểm định. Không có cả một dòng chữ Việt.

    Nhớ hồi tháng 9, trong một tọa đàm về hàng Việt, ông Đỗ Xuân Thuỷ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân cho biết cái chợ được xây dựng từ năm 1889 này có lượng luân chuyển hàng hóa đến 20 tấn/ngày và doanh thu hàng năm cỡ 4000 tỷ, đang sống nhờ “chủ yếu là hàng Trung Quốc”. Chủ yếu là bao nhiêu? Khoảng 90% các mặt hàng từ đồ lưu niệm, đồ chơi, điện thoại, cặp da, túi sách. Riêng hàng tạp phẩm, vải vóc, quần áo may sẵn, trong đó có chiếc áo con phụ nữ, con số này là 70%. Với thị phần toàn 70 với 90%, có lẽ, Đồng Xuân, từ nhiều năm nay, đã là cái chợ Trung Quốc chứ không phải chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc nữa.

    Mà khoảng cách từ trụ sở Tập đoàn dệt may Việt Nam, doanh nghiệp top tỷ đô xuất khẩu, đến chợ Chợ Đồng Xuân nào có xa xôi gì (Chỉ cỡ 3km).
    Mà may cái áo con thì nào có khó như chế tạo phi thuyền để phải cần khoa học gia cỡ kỹ sư, tiến sĩ, viện sĩ.

    Chiếc áo nịt nói riêng và hàng Trung Quốc nói chung đang chiếm lĩnh thị trường Việt, từ ngôi chợ lâu đời nhất, lớn nhất ở Thủ đô, cho đến thị trường nông thôn bạt ngàn nhu cầu hàng giá rẻ. Chiếc áo ngực Trung Quốc đang rất rẻ. Đó là một thực tế. Rẻ đến mức có người tưởng mình nghe nhầm khi chiếc áo con có khi chỉ 15 ngàn đồng/chiếc. 15 ngàn, mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, vẫn có thể chi trả tiền công chuyên chở. Và thậm chí, khiến những tiểu thương phải nói lời “cảm ơn hàng Trung Quốc”. Đây là câu chuyện mà bà Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao đã kể lại. Họ “cảm ơn hàng Trung Quốc” khi mà 40 năm bán hàng ở ngôi chợ lớn nhất miền Bắc này, chưa từng có 1 DN Việt đến tìm tiểu thương để bán hàng, thậm chí “chúng tôi kiếm họ còn rất khó”.
    Hình như cũng phải cảm ơn hàng Trung Quốc thật. Bởi việc họ biến “sân khách thành sân nhà”, biến chợ đầu mối hàng xóm thành chợ cóc nhà mình, biến thị trường hàng xóm thành cái hố rác thì đó là thành công, chứ đâu phải lỗi thất bại. Cũng còn vì câu chuyện cái áo 15 ngàn đồng có chữa “thuốc lạ”, “nước lạ” đang phơi bày một thực tế: Nhu cầu hàng giá rẻ, thực ra là hàng có giá thù hợp với điều kiện thu nhập của người lao động bình dân, đang bị chính các DN Việt xem thường. Và cái gì gọi là trách nhiệm xã hội của DN Việt thực chỉ là lời chót lưỡi đầu môi.

    Thôi thì đành hiểu là các DN Việt đang chỉ quan tâm đến việc bơi ra biển lớn nên chẳng buồn quan tâm đến chuyện lẻ tẻ. Nhưng liệu có thể nói tới chuyện bơi ra biển lớn khi đang chết chìm trong ao làng?
    Đào Tuấn