Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Diêm Liên Khoa - Sau Covid-19, còn điều gì nữa?

Link Văn Việt: http://vanviet.info/van-de-hom-nay/sau-covid-19-cn-dieu-g-nua/
Vũ Ngọc Khuê dịch từ bản chuyển ngữ của Grace Chong
Nguồn Literary Hub https://lithub.com/yan-lianke-what-happens-after-coronavirus/
Nguồn Sài Gòn Nhỏ https://saigonnhonews.com/bai-hay-trong-tuan/sau-covid-19-con-dieu-gi-nua/


Vào ngày 21 tháng Hai, Diêm Liên Khoa, nhà văn, giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về coronavirus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác sẽ nói về đại dịch này như thế nào. Dưới đây là chuyển ngữ của bài giảng đó, được xuất bản lần đầu tiên trên tờ ThinkChina.
Các trò thân mến,
Hôm nay là ngày học trực tuyến đầu tiên của chúng ta. Trước khi vào bài, cho phép tôi nói lạc đề một chút.
Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần mắc cùng một lỗi hai đến ba lần, cha mẹ thường lôi tôi ra trước mặt họ, chỉ tay lên trán tôi rồi nói:
“Sao mày nhanh quên thế?”
Trong lớp tiếng Trung, mỗi lần tôi quên bài đọc thuộc lòng sau khi đã đọc đi học lại không biết bao nhiêu lần, giáo viên sẽ yêu cầu tôi đứng lên và hỏi tôi trước cả lớp:
“Sao trò nhanh quên thế?”
Khả năng ghi nhớ là mảnh đất để các ký ức lớn lên, và ký ức là trái cây sinh ra từ mảnh đất đó. Có được ký ức và khả năng ghi nhớ là khác biệt căn bản giữa con người và động vật hay cây cỏ. Đó là điều kiện đầu tiên để chúng ta lớn lên và trưởng thành. Đã bao nhiêu lần, tôi cảm thấy rằng điều đó còn quan trọng hơn là ăn mặc, và cả hít thở — một khi ta quên đi các ký ức, ta sẽ quên cách làm sao để ăn, hay mất đi khả năng biết cày ruộng. Ta sẽ quên quần áo ta mặc ở đâu khi ngủ dậy mỗi sáng. Ta sẽ tin rằng vị hoàng đế lúc trần truồng sẽ đẹp hơn là khi mặc quần áo. Tại sao tôi lại nói ra những điều này vào ngày hôm nay? Đó là bởi vì Covid-19—một thảm họa của quốc gia và của toàn cầu—vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát; các gia đình vẫn ly tán, và những tiếng khóc than vẫn còn vọng từ Hồ Bắc, Vũ Hán và nhiều nơi khác. Thế nhưng, những khúc ca chiến thắng đã nổi lên từ nhiều nơi. Tất cả bởi vì các số liệu thống kê đã tốt đẹp hơn.
Xác người còn chưa lạnh và nhân dân vẫn còn than khóc. Thế nhưng các khúc khải hoàn ca đã được cất lên và người ta bắt đầu tuyên bố: “Ôi thật sáng suốt và vĩ đại làm sao!”
Từ cái ngày mà Covid-19 đi vào đời sống của chúng ta cho tới nay, ta không biết rõ bao nhiêu người đã tử vong vì nó—bao nhiêu người đã chết ở các bệnh viện, và bao nhiêu người đã qua đời ở bên ngoài kia. Ta còn không có cơ hội để nghiên cứu về những thứ đó. Hay thậm chí còn tệ hơn là, những điều tra và nghi vấn có thể sẽ chấm dứt khi thời gian trôi đi, và sẽ mãi là bí ẩn không lời giải. Có lẽ, ta sẽ phải để cho thế hệ sau truyền thừa một hỗn độn giữa sự sống và cái chết, mà không ai có ký ức gì về nó.
Khi đại dịch đã lắng xuống, ta không được giống như thím Tường Lâm (một nhân vật trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn, điển hình cho kiểu phụ nữ lao động u mê trong xã hội phong kiến cũ), kêu rên khi đứa con trai bị chó sói ăn thịt: “Tôi chỉ biết bọn thú hoang đi rình mồi vào mùa đông, khi trên núi không có gì ăn; Ai mà biết được là bọn chó sói làm thế cả vào mùa xuân”. Nhưng chúng ta cũng không thể giống như AQ, lần nào cũng tự nhủ thầm rằng mình là kẻ chiến thắng sau khi bị ăn đòn, bị sỉ nhục và bị dồn vào cái chết.
KHI KÝ ỨC CÓ THỂ KHÔNG MANG CHO TA SỨC MẠNH THAY ĐỔI THỰC TẠI, ÍT NHẤT LÀ NÓ CŨNG CÓ THỂ LÀM LÒNG TA DẤY LÊN CÂU HỎI KHI TA PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI DỐI TRÁ.
Trong quá khứ và cả thời đại chúng ta đang sống, tại sao bi kịch và thảm họa lại luôn đến với cá nhân, gia đình, xã hội, thời đại, đất nước, lần lượt cái này liền tiếp vào cái sau? Và tại sao những bi kịch lịch sử lại phải trả giá bằng ngàn vạn mạng dân thường? Giữa vô số các yếu tố mà ta không biết, ta không hỏi hay được bảo rằng đừng có hỏi (mà ta nhất mực nghe theo), thì có một yếu tố này: nhân loại, trong tồn tại tập thể của mình, vô danh như kiến, vốn dĩ là những thực thể dễ quên.
Ký ức của chúng ta đã bị chỉnh đốn, thay thế và xóa bỏ. Ta nhớ những gì người khác bảo ta phải nhớ, và quên những gì người khác bảo ta phải quên. Ta im lặng khi được được yêu cầu làm thế, và hát theo mệnh lệnh. Ký ức đã trở thành công cụ của thời đại, được dùng để tạo ra ký ức tập thể của một quốc gia, được tạo ra bởi những gì ta được bảo rằng phải quên đi hay phải nhớ.
Thử nghĩ mà xem: không nói đến những cuốn sách phủ bụi cũ kỹ đã trở thành quá khứ, chỉ cần nhớ lại những gì đã xảy ra trong vòng 20 năm qua. Những biến cố mà người trẻ như các trò, những đứa sinh ra vào năm 80 và 90, tất cả đều đã trải qua và ghi nhớ những đại thảm họa quốc gia như AIDS, SARS và Covid-19. Theo các trò, đó là những thảm họa do con người tạo ra hay là những thảm họa thiên nhiên mà con người phải bất lực khi đối mặt với nó, như động đất ở Đường Sơn hay Tứ Xuyên? Mà rồi tại sao yếu tố con người trong những thảm kịch quốc gia trước đây đều như nhau? Đặc biệt là dịch SARS từ cách đây 17 năm, và sự leo thang của dịch Covid-19 hiện tại, dịch bệnh nhìn có vẻ như chúng được dựng lên bởi cùng một đạo diễn. Thảm kịch lại tái hiện ngay trước mắt chúng ta. Và con người mong manh như cát bụi, ta còn không thể tìm được ai là đạo diễn, cũng như không đủ chuyên môn để thu thập và chắp nối những tư tưởng, ý niệm và sáng tạo của nhà biên kịch. Nhưng khi chúng ta đối diện trước sự tái hiện của “vở kịch tử thần” này một lần nữa, chẳng phải ít nhất ta cũng nên tự hỏi chính mình rằng ta có những ký ức gì về biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà ta là một phần trong đó?
Ai đã xóa sạch ký ức của ta?
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như bụi đất trên đường. Người ta có thể dùng đế giày dẫm đạp lên họ kiểu gì cũng được.
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như tấm gỗ đã cắt rời khỏi thân cây đã mang tới sự sống cho chúng. Cưa và rìu hoàn toàn kiểm soát chúng sẽ trở thành gì trong tương lai.
Đối với chúng ta, những người gắn cho đời sống ý nghĩa bằng tình yêu văn chương, những người nương vào các nhân vật trong văn chương Trung Hoa mà sống; đối với các học viên thạc sĩ của Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong đang online này, và dĩ nhiên là bao gồm cả những tác giả đã tốt nghiệp hay vẫn đang theo học lớp viết sáng tác chuyên nghiệp tại Đại học Nhân dân Trung Hoa—nếu chính chúng ta cũng bỏ rơi ký ức về máu đổ và sự sống, thì ý nghĩa của việc viết là gì? Giá trị của văn chương là gì? Tại sao xã hội lại cần những người viết? Việc sáng tác cần mẫn, không ngừng nghỉ, và biết bao nhiêu cuốn sách được viết ra có gì khác so với việc trở thành một con rối bị người khác kiểm soát? Nếu phóng viên không tường thuật lại những gì họ chứng kiến, và tác giả không viết về những ký ức và cảm xúc; nếu những người còn được lên tiếng trong xã hội, và biết cách để nói ra luôn kể lại đọc lại và công bố mọi thứ trên tinh thần đúng đắn về mặt chính trị, thì ai có thể nói cho chúng ta rằng việc sống như máu thịt trên đời này còn ý nghĩa gì nữa chăng?
Hãy thử nghĩ mà xem: nếu như nhà văn Phương Phương không tồn tại ở Vũ Hán. Cô ấy không ghi chép lại những ký ức cá nhân và cảm xúc của mình. Cũng không có hàng ngàn vạn người giống như Phương Phương đang kêu cứu qua điện thoại. Thì chúng ta nghe thấy gì? Chúng ta nhìn thấy gì?
Giữa dòng nước lũ của thời đại, ký ức của một người giống như bọt nước, bị nhấn chìm hay đánh dạt sang một bên bởi sóng nước và tiếng ồn, làm ký ức đó câm lặng bằng tiếng nói và ngôn từ, giống như chúng chưa bao giờ tồn tại. Chao ôi, khi thời đại qua đi, mọi thứ tan vào quên lãng. Máu và thịt, thân xác và linh hồn đều biến đi. Mọi thứ đều ổn, và điểm tựa nhỏ bé của sự thật mà có thể nâng được cả thế giới đã mất. Như thế, lịch sử trở thành tập hợp của huyền thoại, của mất mát và những câu chuyện tưởng tượng, không có nền tảng và vô căn cứ. Từ quan điểm như thế, điều quan trọng là ta có thể nhớ và nắm giữ ký ức của mình khiến không ai có thể chỉnh đốn hay xóa bỏ. Đó chỉ là một chút nhỏ sự chắc chắn và bằng chứng mà ta có thể mang ra khi ta nói lên một sự thật nhỏ bé. Đây là điều đặc biệt quan trọng với những học viên của lớp sáng tác. Phần lớn chúng ta coi nghiệp của đời mình là viết lách, tìm kiếm sự thật, và sống như một cá nhân qua những ký ức của mình. Nếu như đến một ngày ngay cả những người như chúng ta mất đi những điều chân thực nhỏ nhoi còn sót lại và những ký ức, sẽ còn chăng những gì chân thực của cá nhân và lịch sử? Sẽ còn chăng sự thật?
Trên thực tế, ngay cả khi khả năng ghi nhớ và ký ức của chúng ta không thể làm gì để thay đổi thế giới, ít nhất thì nó cũng giúp chúng ta nhận thức được rằng có gì đó không đúng khi ta phải đối mặt với “sự thật” đã được tập trung chỉnh đốn. Giọng nói nhỏ bé trong ta sẽ cất lên: “Cái đó không đúng!”. Ít nhất, thì trước khi bước ngoặt của đại dịch thực sự đến, ta có thể nghe và ghi nhớ những tiếng lầm than từ những người, những gia đình và những kẻ bị gạt ra bên lề, giữa tiếng hân hoan của khúc ca khải hoàn.
Ký ức không thể thay đổi thế giới, nhưng nó cho chúng ta một tấm lòng chân thật.
TÔI HY VỌNG RẰNG MỖI TRÒ Ở ĐÂY, VÀ TẤT CẢ NHỮNG AI ĐÃ TRẢI QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 SẼ TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI GHI NHỚ, NHỮNG NGƯỜI RÚT ĐƯỢC NHỮNG KÝ ỨC RA TỪ TRÍ NHỚ.
Dẫu ký ức có thể không mang cho ta sức mạnh thay đổi thực tại, ít nhất là nó cũng có thể làm lòng ta dấy lên câu hỏi khi ta phải đối diện với dối trá. Nếu như có một ngày, một cuộc Đại Nhảy Vọt nữa lại tới, và người ta lại đắp lò nung ở sân nhà, ít nhất ký ức cũng cho ta biết rằng cát không thể biến thành sắt, và một mẫu ruộng không cho ta trăm nghìn cân lương thực. Ít nhất ta cũng biết rằng đây là lẽ thường cơ bản nhất, và không phải là sức mạnh ý thức tạo ra vật chất, từ không khí biến ra đồ ăn. Nếu có một cuộc Cách mạng Văn hóa nữa diễn ra, ta ít nhất cũng có thể đảm bảo rằng mình sẽ không phải là kẻ đưa cha mẹ ta vào tù hay ra pháp trường.
Các trò thân mến, chúng ta đều là những học viên ngành nghệ thuật mà có lẽ sẽ dành cả đời để vật lộn với thực tại và ký ức bằng ngôn từ. Đừng để mình nói về ký ức tập thể, về ký ức quốc gia hay ký ức của dân tộc, mà hãy là của chính chúng ta; vì trong lịch sử, ký ức tập thể sẽ luôn che đậy và thay đổi ký ức của chúng ta. Ngày hôm nay, vào chính thời điểm này, khi Covid-19 vẫn còn lâu mới trở thành ký ức, khi mà chúng ta đã nghe thấy khải hoàn ca vang lên từ khắp nơi. Vì lẽ đó, tôi hy vọng rằng mỗi trò ở đây, và tất cả những ai đã trải qua đại dịch Covid-19 sẽ trở thành những người ghi nhớ, những người rút được những ký ức ra từ trí nhớ.
Trong tương lai gần có thể dự đoán được, khi mà cả nước mừng chiến thắng đại dịch Covid-19 với ca nhạc, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không trở thành những người viết trống rỗng vô hồn, mà sẽ là những người đơn giản sống thật với ký ức của mình. Khi buổi đại nhạc hội diễn ra, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải là diễn viên hay người kể chuyện trên sân khấu, hay là một trong những người vỗ tay để có cảm giác mình là một phần của hội diễn—Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ là những kẻ kín đáo, bị bỏ rơi đứng ở góc xa nhất của sân khấu, vừa khóc vừa lặng lẽ nhìn. Nếu tài năng, sự can đảm và sức mạnh tinh thần của chúng ta không đủ biến ta thành một người viết như Phương Phương, thì chúng ta cũng không ở trong số những người, những giọng nói nghi ngờ hay nhạo báng Phương Phương. Trong khi mọi thứ quay trở lại trạng thái bình thường và thịnh vượng như xưa, cùng những làn sóng ca hát, nếu ta không thể lớn tiếng đặt câu hỏi về nguồn gốc và sự lây lan của Covid-19, thì chúng ta cũng có thể nói nhỏ, nói bằng giọng trầm, vì đó cũng là sự thể hiện lương tri và lòng dũng cảm. Viết thơ sau giai đoạn trại tập trung Auschwitz là một điều dã man, nhưng thậm chí còn dã man hơn nếu như chúng ta chọn quên nó đi trong ngôn từ, trong đối thoại và trong ký ức—điều đó thật sự dã man và kinh khủng hơn.
Nếu như ta không phải là một “người thổi còi” như bác sĩ Lý Văn Lượng thì ít nhất hãy để mình là một kẻ biết lắng nghe tiếng còi đó.

Nếu ta không thể nói to thì hãy là những kẻ thầm thì. Nếu ta không thể là những kẻ thầm thì, hãy để chúng ta trở thành những kẻ lặng câm nhưng mang theo ký ức. Trải qua những khởi đầu, những tàn phá và lây lan của Covid-19, hãy để chúng ta là những kẻ lặng lẽ bước ra ngoài lề một bước khi đám đông tụ tập lại để hát khúc khải hoàn ca sau khi chiến thắng—những kẻ mang trong tim mình những nấm mộ với ký ức được khắc trên đó; những người ghi nhớ và một ngày nào đó có thể truyền lại ký ức cho thế hệ tương lai. 

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

TRÍ THỨC và BỌN HỌC GIỎI

TRÍ THỨC là những người YÊU sự thật, dám NHÌN NHẬN sự thật, dám TÌM HIỂU ngọn ngành sự thật và dám NÓI LÊN sự thật.

BỌN HỌC GIỎI có kiến thức chuyên môn tốt và sẵn sàng làm theo mệnh lệnh của kẻ cầm quyền. Luôn chỉ tin những gì mà bọn cầm quyền tuyên truyền. Những gì không phải sự tuyên truyền của bọn cầm quyền thì không dám đọc.

Bởi vậy trong mắt bọn Vua Chúa mọi thời đại, thì TRÍ THỨC là cái GAI, còn BỌN HỌC GIỎI và bọn học không giỏi nhưng ngoan ngoãn thì đều là NÔ TÀI TRUNG THÀNH.

20/02/2020
HÀ NAM NINH

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Âm thuần Nhật - Âm Hán Việt - Âm Hán Nhật 2

首: くび: neck
Shuto: capital: thủ đô
Shushō: Prime Minister: thủ tướng
Shuryō: commander: thủ lãnh
領 Dairyō: President: Đại thống lãnh: tổng thống

思: したう: Think: nghĩ
相愛 Sōshisōai: mutual affection: tương tương ái
思い出 Omoide: memories: ký ức
彼女はセクシーと思います。Kanojo wa sekushī to omoimasu. I think she is sexy. Tôi nghĩ là cô gái đó "sexy".
思い出す Omoidasu: remember: Nhớ

週: しゅう: week
Shūmatsu: weekend: chu mạt: Cuối tuần
Shūkan: weekly: chu gian: mỗi tuần
一週 Isshūkan: one week: nhất chu gian: một tuần

書く: かく: Write
Shorui: Documents/ official papers: thư loại: giấy tờ
Sho: calligraphy: thư đạo: thư pháp
書館 Toshokan: library: Đồ thư quán: Thư viện

場: ば: field
Basho: loaction/ place: trường sở: nơi chốn
場合 Baai: if/ case/ situation: trường hợp
Bamen: scene/ setting: trường miến: phim trường
: factory/ mill/ plant/ workshop: công trường: nhà máy/ nhà xưởng/ công xưởng
足場 Ashiba: scaffold: túc trường: giàn giáo

色: いろ: color
Ganshoku: Face: Nhan sắc
Shikisai: color/ hue/ tint/ tincture: sắc thái
色々Iroiro: various: nhiều thứ
色々な Iroirona: various: nhiều thứ

しい: あたらしい: New: mới
Shin'nen: New year: Tân niên: Năm mới
幹線 Shinkansen: Tân cán tuyến: Tàu Shin-kan-sen ở Nhật tốc độ 320km/giờ
Shinbun: newspaper/ press: tân văn: báo chí tin tức

親: おや: parent
Ryōshin: parents: lưỡng thân: cha mẹ
戚 Shinseki: Relatives: thân thích: họ hàng
Shinsetsu: Kindness/ gentleness/ geniality: thân thiết: tử tế/ người tốt
Shin': Close friend/ bosom friend: thân hữu: bạn thân
なる Shin'ainaru: Dear: Thân ái

春: はる: spring: mùa xuân
春雨 Harusame: Vermicelli/ spring rain/ noodles made from beans/ bean-jelly sticks: xuân vũ: mưa xuân/ miến được làm từ đậu
Shungiku: Spring chrysanthemum/ edible chrysanthemum: Xuân cúc: hoa cúc xuân
春休み Haruyasumi: spring vacation: kỳ nghỉ xuân

弱い: よわい: weak: yếu
Jakuten: Weakness/ weak point: Nhược điểm
弱虫 Yowamushi: Sissy: Nhược trùng: Kẻ hèn nhát/ ẻo lả
弱気 Yowaki: bearish: nhược khí: tình cảm bị giảm

数: かず: number: số
ryō: quantity: số lượng
gaku: Arithmetic: Số học
ji: figure: số tự: chữ số
 Sūchi: numerical value: số trị: trị số

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Coronavirus không đáng sợ chỉ cần mọi người tin vào đảng


Dùng google dịch thì nó ra thế này:
冠状病毒不可怕只要大家听党话

Guānzhuàng bìngdú bù kěpà zhǐyào dàjiā tīng dǎng huà
Coronavirus is not terrible as long as everyone listens to the party
Coronavirus không khủng khiếp miễn là mọi người lắng nghe đảng

















Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Hoàng Xuân Phú - Tội ác Đồng Tâm

Hoàng Xuân Phú
Sinh năm: 1956
Tốt nghiệp toán học tại đại học University of Leipzig năm 1979
Tốt nghiệp tiến sĩ khoa học tại đại học University of Leipzig năm 1987
Nơi công tác hiện nay (2020): Viện Toán Học, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Nguồn: http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=ToiAcDongTam-20200211


1/ Virus cúm Vũ Hán có tên là corona chủng mới. Thật ra đến nay có đến 7 chủng của virus corona này. Bệnh SARS năm 2003 cũng là virus corona này nhưng là chủng 2003. Vì vậy thế giới đã và đang nghi ngờ đây là "vũ khí sinh học" chưa kịp hoàn thiện đã vội xổng chuồng. Vũ khí sinh học là thuyết âm mưu - có đúng hay không chỉ Chính quyền Tàu Khựa mới biết. Mục đích của chiến tranh sinh học là để tiêu diệt nước Mỹ. 2/ Tháng 9/2019 ở Trung Quốc đã có một cuộc tập trận chống chiến tranh sinh học. Tình huống giả định là có một con virus corona (hay chưa, đúng tên luôn) đã bị phát tán ở sân bay. Người ta nghi ngờ: TQ đã biết về sự có mặt của virus corona chủng mới này từ trước tháng 9/2019. 3/ Ngày 1/12/2019: Đã phát hiện có người bệnh. Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng đã nhận thấy tình trạng nguy hiểm của bệnh dịch và cảnh báo cho các bạn bè cùng khóa học. Ngay lập tức CA TQ đã tra tấn ép cung bắt Lý Văn Lượng phải ký biên bản nói rằng những gì anh ta đã nói là nói láo cố tình gây hoang mang. 4/ Thành phố Vũ Hán tổ chức sự kiện Tất Niên nấu nướng thu hút 40.000 hộ gia đình đã cùng tham gia chia sẻ các món ăn vào hôm 18/1, nhằm phá kỷ lục ghi vào kỷ lục guiness. Trong khi đó, theo con số của CP TQ (chưa chắc là số thật), hôm 18/1/2020 đã có 2 người chết và 121 người bị thương. 5/ Sau đó không hiểu vì lý do gì: 5 triệu người/ 11 triệu dân của Vũ Hán, rời Vũ Hán. Mọi người tìm bản đồ 5 triệu người Vũ Hán giờ ở đâu thì sẽ biết là nguy cơ thế nào. 6/ Đến tận 23/1/2020: Chính quyền Tập mới ra lệnh phong tỏa Vũ Hán. Chính thức thông báo về dịch cho cả nước và thế giới. Từ 1/12 đến 23/1 , gần 8 tuần liền, họ để cho virus tung tăng lây nhiễm thoải mái. Nhưng Tập vẫn không cho phép WHO công bố tình trạng khẩn cấp. 7/ Mãi hơn 1 tuần sau, ngày 31/1/2020 WHO mới ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi thỉnh xin ý kiến Tập. Con bà nó! WHO hèn đến thế là cùng. Vài ngày sau, WHO còn đần độn chua thêm câu "tuy là khẩn cấp, nhưng không cần cấm cửa khách du lịch" Bộ Y Tế VN thì nói "cô giáo và học sinh VN không cần đeo khẩu trang"








Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

1592 会話 4 - Âm Hán Nhật - Âm Hán Việt

配に関して Sen'in tehai ni kanshite: Thuyền viên thủ phối に quan して: Regarding crew arrangements: Liên quan tới việc chuẩn bị thuyền viên

型コロナウイルスShingata coronavirus taisaku: Tân hình coronavirus đối sách: New Coronavirus Countermeasures: Biện pháp phòng ngừa coronavirus chủng mới.

船のは3/24ともう少し先ですが Honsen no kaishiunten wa 3/ 24 to mōsukoshi sakidesuga: Bổn thuyền の hải thượng thí vận chuyển は3/24ともう thiếu し tiên ですが: The sea trial of the ship is a little further on March 24,: Một chút thời gian trước ngày 24 tháng 3 - ngày chạy thử con tàu này,


日ニュースとなっております Renjitsu nyūsu to natte orimasu: Liên nhật: It is news every day: Tin tin tức liên tục ngày

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Tương Lai & 3 người khác: Thư gửi LHQ liên quan đến Đồng Tâm

Thư của bốn nhân sĩ, trí thức gửi Ngài António Guterres, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc


Kính gửi Ngài António Guterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc
(Kính nhờ Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ chuyển trực tiếp)
Kính thưa Ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc,
Chúng tôi, Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên; Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh; Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, Giám đốc Công ty SAVIMEX; Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội học Việt Nam, kính gửi đến Ngài lời khẩn cầu và kiến nghị với Ngài quan tâm xem xét vấn đề sau đây:
Tại Việt Nam, đất nước chúng tôi, rạng sáng ngày 9.1.2020 đã diễn ra một một vụ tập kích của lực lượng cảnh sát vũ trang đông hàng ngàn người vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm của thành phố khoảng hơn 50 km. Cuộc tập kích được chuẩn bị rất tỉ mỉ với nhiều phương tiện vũ khí và cơ giới hiện đại, cùng những khí tài phá sóng để bịt thông tin của dân làng, cho học sinh trong thôn nghỉ học trước mấy ngày để vào 4h sáng thì đồng loạt nổ súng. Lực lượng vũ trang đã giết chết dã man một lão nông 84 tuổi đang nằm trên giường trên tầng 2 của ngôi nhà đã được xác định là mục tiêu phải triệt hạ. Tại một thôn làng chưa đến 1000 dân, mấy người con trai trong gia đình mà lực lượng tập kích chọn làm mục tiêu triệt hạ đã bị bắt đi, hiện nay có người vẫn chưa rõ tung tích.
Cụ lão nông Lê Đình Kình vốn đang phải ngồi xe lăn vì từ năm 2017 những kẻ nhân danh chính quyền đã lừa bắt cóc Cụ để gây áp lực và trấn áp ý chí của dân làng quyết tâm đấu tranh giữ đất, làm gãy chân Cụ phải phẫu thuật, vết thương chưa lành. Nay họ lại bắn vỡ đầu gối gãy nát xương đùi, dí súng bắn vỡ tim, vỡ óc Cụ già 84 tuổi rồi mang đi. Đến khi họ trao lại thì thân nhân chứng kiến thi hài của người xấu số đã bị rạch một nhát dài từ cổ xuống đáy bụng. Họ còn đòi thân nhân của cụ lão nông ấy, nếu muốn nhận thi hài của người bị họ thảm sát, thì phải ký nhận là Cụ bị bắn từ cánh Đồng Sênh vì “đã chống đối lại người thi hành công vụ”. Thân nhân của Cụ lão nông ấy đã quyết không ký.
Cuối cùng, nạn nhân thảm khốc của vụ giết người man rợ đã được gia đình khâm liệm và chôn cất. Cả thôn Hoành, xã Đồng Tâm chít khăn tang đưa tiễn người mà họ từng tôn kính và khâm phục về quá trình cống hiến cho đất nước, luôn bền bỉ đấu tranh cho quê hương, giữ gìn mảnh đất thấm máu và mồ hôi của ông cha, không cho những thế lực đen tối dùng bạo lực và lừa mỵ để cướp bằng được, bất chấp sự kiên trì tranh luận, thuyết phục một cách ôn hoà của lão nông Lê Đình Kình và những đồng sự với những chứng cứ và lý lẽ mà họ không thể chối cãi.
Quá trình này từng được báo chí trong nước và quốc tế đưa tin một cách chi tiết. Về cuộc thảm sát ngày 9.1.2020, các hãng truyền thông lớn như BBC, VOA, RFI, RFA v.v… cũng đã kịp thời đưa tin. Công luận thế giới đã nghiêm khắc lên án. Tại Hà Nội cũng như khắp cả nước, không chỉ những trí thức nhân sĩ có tên tuổi và nhiều nhà hoạt động của xã hội dân sự kịp thời tố cáo, mà rất nhiều những người dân Việt Nam bình thường cũng đang chăm chú theo dõi và phẫn nộ lên án cuộc tập kích và thảm sát rạng sáng ngày 9.1.2020, cận Tết cổ truyền của dân tộc.
Trước sự kiện gây chấn động của quyết sách điên rồ do một thế lực cầm quyền ở Việt Nam gây nên cuộc thảm sát trời không dung đất không tha ấy, chúng tôi thiết tha gửi đến Ngài Tổng Thư Ký vì sứ mệnh cao cả mà Ngài đang gánh vác lời khẩn cầu mạnh mẽ sau đây:
Mong Ngài có tiếng nói kịp thời để ngăn chặn giải pháp tàn bạo của một nhà nước vừa được đảm nhận vai trò Uỷ viên không thường trực của HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Chúng tôi đề nghị Ngài cử ngay một phái đoàn điều tra của LHQ đến Việt Nam càng sớm càng tốt để tìm hiểu cụ thể, nhằm đưa ra nhận định khách quan và trung thực về sự kiện đẫm máu mà chúng tôi vừa tố cáo.
Như Ngài đã biết, trên quả đất này, có lẽ dân tộc Việt Nam chúng tôi là một dân tộc khao khát được sống trong hoà bình và loại bỏ bạo lực nhất, bởi lẽ chúng tôi đã phải trả một cái giá quá đắt cho những giải pháp bạo lực suốt hơn nửa thế kỷ XX. Bước sang hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, dân tộc chúng tôi vẫn đang phải đối phó từng ngày từng giờ như hàng ngàn năm lịch sử trước đây với những kẻ xâm lược vẫn chưa thôi tham vọng xâm lược biển trời, tài nguyên, đất đai của tổ quốc chúng tôi.
Khát vọng hoà bìnhloại trừ bạo lực là nỗi niềm sâu xa nhất, dài lâu nhất của dân tộc chúng tôi. Điều ấy được thể hiện trong câu nói của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi về nền tảng xây đắp văn hoá dân tộc : “Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Phải làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, tức là giữ được cái gốc của nhạc [một biểu trưng văn hoá]. Phải chăng đó cũng là điểm tựa cơ bản nhất để người anh hùng dân tộc Việt Nam chúng tôi được trao danh hiệu “danh nhân văn hoá” cao quý trên.
Sự kiện bạo lực thảm khốc mà chúng tôi vừa tố cáo đang huỷ hoại nền tảng văn hoá của đất nước chúng tôi , làm băng hoại đạo lý truyền thống của dân tộc chúng tôi, đó là lý do khiến chúng tôi phải đau đớn và thiết tha gửi đến Ngài lời khẩn cầu cấp bách nói trên.
Kính gửi đến Ngài lời chào trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 31.1. 2020

NL: Thuyết âm mưu: CORONA VIRUS Vũ Hán là sản phẩm của phòng thí nghiệm?

XÂU CHUỖI NHỮNG NGHI VẤN BẤT THƯỜNG
* NGHI VẤN THỨ NHẤT: Corona Virus đã được biến đổi gen để nguy hiểm với người già, ít nguy hiểm với trẻ em?
Ngày 29/1, tờ Gulfnews đưa tin về một ca nhiễm Corona quái dị ở Vũ Hán. Khi cả gia đình bao gồm cha, mẹ, ông, bà đều nhiễm bệnh tuy nhiên đứa con trai 10 tuổi thì lại không hề có bất kì triệu chứng nào. Các bác sĩ chỉ phát hiện ra trên người cậu bé mang mầm bệnh khi được yêu cầu xét nghiệm, họ đã rất kinh ngạc nói rằng “cậu bé là ổ dịch không hề có triệu chứng” - y như một vũ khí sinh học di động vậy. Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Phùng Tử Kiện phải thừa nhận rằng “Biểu hiện bệnh ở trẻ em và trẻ sơ sinh là khá nhẹ trong khi những người lớn tuổi thì các triệu chứng cũng trầm trọng hơn”.[1]
Điều này là trùng khớp với những thông tin sơ bộ do phía Trung Quốc cung cấp về các trường hợp tử vong ở Vũ Hán, khi phần lớn các ca tử vong là người già trên 60 tuổi và đã có những bệnh khác trong người (gọi chung là tiền sử bệnh án - Pre Existing Condition), chứ chưa thấy đề cập về trẻ em và trẻ sơ sinh tử vong.
Nếu nói sức đề kháng con người là yếu tố quyết định để chống lại dịch cúm, thì trẻ em và người cao tuổi đều có hệ miễn dịch tương đối kém. Tại sao bệnh lại “có vẻ” chừa trẻ em ra?
Nếu đặt giả thuyết rằng Corona được biến đổi gen bởi Trung Quốc với mục đích ban đầu là phát tán sang Mỹ thì ngẫm nghĩ rất phù hợp. Dân số Mỹ có đến 40% là béo phì (một dạng tiền sử bệnh án tức là điều kiện quan trọng để virus gây tử vong). 82% dân Mỹ lại sống ở các thành thị, môi trường virus rất dễ lây lan. Có thể nói nếu tâm dịch là ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc thì chắc chắn dân Mỹ chết sẽ ngang ngửa Trung Quốc hoặc hơn, mặc cho những điều kiện về y tế hùng hậu. Corona Virus đưa tất cả giáo sư, tiến sĩ thâm niên mà Mỹ dày công chiêu mộ hàng chục năm nay vào trong tầm ngắm, tức là những nhân lực chất xám vô cùng quan trọng. Một đối tượng khác bị Virus “ưu tiên” là nam giới, với tỉ lệ mắc bệnh gấp 2 lần nữ giới. Là do hệ miễn dịch nữ giới mạnh hơn nam một cách bất thường hay vì Virus đã được biến đổi gen để đánh vào lực lượng chính trong mỗi quân đội?
Lưu ý: Mình ủng hộ cho học sinh nghỉ học vô thời hạn, Corona tuy có thể ít nguy hiểm hơn cho trẻ em nhưng đó là sinh mạng con cháu của các bạn, đừng vì một đánh giá sơ bộ của ông Phùng Tử Kiện mà chủ quan
* NGHI VẤN THỨ HAI: Đằng sau vụ bắt giữ Charles Lieber là cuộc chiến gián điệp?
Charles Lieber, Trưởng khoa Hoá học Đại học Harvard bị bắt vì những mối liên hệ với Đại học Công nghệ Vũ Hán (lại là Vũ Hán). Điều này cho thấy những cuộc đấu đá sau hậu trường về gián điệp và phản gián của 2 quốc gia này là vô cùng khốc liệt. Việc Trung Quốc có thể luồn chân rết vào tận Harvard - thành trì của giới tinh hoa Hoa Kỳ là một chỉ dấu đáng ngại. Có thể nói với danh tiếng và mạng lưới quan hệ của một Trưởng khoa danh giá, thì Trung Quốc sẽ từ ông này tiếp cận được rất nhiều trí thức Mỹ qua vỏ bọc các chương trình hợp tác nghiên cứu. [2]
Ngoài ra, Lieber cũng được nhận xét là một nhân tài, một “nhà hoá học siêu đẳng”, Lieber đã đóng góp những kiến thức chuyên môn gì cho Đại học Công nghệ Vũ Hán? Giữa Đại học Công nghệ Vũ Hán và Phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán có liên hệ gì với nhau?
Không những trực tiếp tiếp cận trí thức Mỹ để ăn cắp chất xám, Trung Quốc còn thông qua vỏ bọc tưởng chừng như an toàn là các chương trình hợp tác với Canada. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Trump vừa ký kết hiệp định thương mại Mỹ - Canada - Mexico gọi tắt là USMCA để thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA. Mà trong USMCA thì vấn đề sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) là một nội dung chính.
* NGHI VẤN THỨ BA: Ngay từ đầu Trung Quốc đã giấu diếm, ỉm dịch, họ sợ bại lộ điều gì?
Cho đến ngày 31/1, tức đã được 1 tháng từ ngày Trung Quốc công bố dịch bệnh đã lây truyền từ động vật sang người ở chợ hải sản Hoa Nam [3], chưa có bất kỳ tổ chức y tế độc lập nào đủ khả năng và thẩm quyền đề kiểm tra tận hiện trường cũng như đối chiếu những con số ca bệnh và tử vong.
Điều này không phải chỉ là mối hoài nghi không có cơ sở của người viết mà còn là mối lo ngại của quốc tế. Rất nhiều tạp chí Phương Tây đã đặt nghi vấn Trung Quốc đang cố gắng làm giảm nhẹ số người chết trong bối cảnh Vũ Hán bị cô lập.[4] Liên tục xuất hiện những video người đổ gục, nằm la liệt trên đường phố và các trung tâm y tế, mới đây còn có một nguồn tin khác chưa được kiểm chứng là 14 lò hoả thiêu tại Vũ Hán đang hoạt động liên tục ngày đêm!
Mới đây nhất, Trung Quốc ba lần từ chối trợ giúp nhân sự của Mỹ để hỗ trợ giải quyết dịch bệnh một cách nhanh chóng nhất. Điều này là vô cùng phi logic bởi vì kinh tế Trung Quốc đang bị thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng, chưa biết sau khi dịch bệnh kết thúc có thể phục hồi lại được hay không. Trung Quốc đã chính thức thông báo kéo dài kỳ nghỉ Tết đến vô thời hạn. Thực chất là “đình chỉ hoạt động kinh tế vô thời hạn”! Trường học phải đóng cửa, hàng quán không dám mở bán, văn phòng công ty không hoạt động thì có khác gì đóng băng cả nền thương mại? Rồi ngành du lịch sẽ thế nào? Bất động sản sẽ ra sao? Thậm chí, theo nguồn tin của tờ Epoch Times thì Cục Chính Trị Trung Quốc đang đặt ra vấn đề tồn vong của đảng cộng sản.
Không những như thế, toàn bộ nhân lực y tế của Trung Quốc đang bị quá tải, trang thiết bị đã cạn kiệt từ lâu, tất cả tỉnh thành đều đã biến thành những ổ dịch. Như vậy việc từ chối giúp đỡ kịp thời từ đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm của Mỹ là một chuyện hết sức vô lý. Nên nhớ mỗi năm đội ngũ y bác sĩ trình độ cao này đều phải chống chọi với “Mùa cúm” - Flu Season ở Bắc Mỹ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau mới chấm dứt. Họ có khả năng xử lý triệu chứng đứng đầu thế giới.
Giả thuyết là, Trung Quốc đang lo ngại rằng khi đội ngũ y tế Mỹ và quốc tế đến hỗ trợ sẽ bại lộ những dấu vết không thể chối cãi về một vụ rò rỉ sinh học! Nên nhớ những dấu vết sinh - hoá (Biochemical trail) là rất khó để xoá bỏ hoàn toàn. Nếu dùng giả thuyết này để lý giải cho việc cách ly Vũ Hán, thì sẽ giải thích được tại sao Trung Quốc đã báo động trước để 5 triệu người Vũ Hán lần lượt rời khỏi thành phố. Như vậy thực chất việc cách ly Vũ Hán ban đầu không phải là cấm “nội xuất” mà là cấm “ngoại nhập” (ngăn những người đủ khả năng vào trong thành phố điều tra làm rõ tình hình)
THẾ NHƯNG, CHÚNG TA VẪN CHƯA ĐI ĐẾN PHẦN HAY NHẤT!
Điều này có thể làm bạn giật mình: kiến thức của Trung Quốc về con virus Corona có thể thâm sâu hơn chúng ta tưởng rất nhiều!
Nói cho đúng, thì nguy cơ một virus kiểu SARS xuất hiện từ dơi đã được giới khoa học biết đến từ lâu.
Thạch Chính Lệ - Nhà khoa học sinh năm 1964 là một nhân tài kiệt xuất trong lĩnh vực Virus học, tiếng tăm lừng lẫy. Chỉ một số giải thưởng của bà ta là đủ khiến người bình thường ngưỡng mộ: Giải nhất giải thưởng khoa học Hồ Bắc, Khoa học gia Kiệt xuất của Học viện khoa học Trung Hoa, Công trình nghiên cứu Khoa học tự nhiên hạng xuất sắc, vv…
Bà ta là thành viên của hàng loạt hiệp hội đi đầu trong lĩnh vực Hóa Sinh như Hiệp hội Hóa Sinh và Phân tử học Trung Hoa, Hiệp hội Siêu vi sinh Mỹ, Tổng biên tập Tạp san Virus học… Nhưng tổ chức mà bà ta gắn bó lâu đời nhất chính là Viện nghiên cứu virus học P4 Vũ Hán, Thạch Chính Lệ hiện đang giữ chức Trưởng phòng Nghiên cứu tại đây. P4 tức là viết tắt của “Pathogen 4” - ứng với cấp độ cao nhất trong virus học. Virus được xếp vào loại 4 khi nó có thể gây tử vong trên diện rộng cho con người mà cho đến nay chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị. Hiện nay Viện nghiên cứu này của Trung Quốc là nơi duy nhất đủ sức tạo ra một virus tầm cỡ Corona. Năm 2016, Viện nghiên cứu Vũ Hán đưa thông cáo đã tách được virus chủng corona từ chất thải của loài dơi.[5]
Một cách kỳ lạ, vị trí của Viện nghiên cứu virus học Vũ Hán trên Google vừa bị dời đi vài cây số, đến nơi “đồng không mông quạnh”, cách xa chợ hải sản Hoa Nam là nơi chính quyền công bố nguồn dịch. Nếu không tin, bạn hãy tự lên Google map kiểm tra! Không có tật tại sao người Trung Quốc lại giật mình?
Một trong những công trình gần đây của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán chính là “Nguồn gốc và tiến hoá của mầm bệnh virus chủng Corona” - Origin and evolution of pathogenic coronaviruses. Bạn có thể đọc ở đây [6], chú thích nhà nghiên cứu Shi ZL chính là Thạch Chính Lệ. Lưu ý rằng, Corona có nhiều chủng và chủng nCOV ở Vũ Hán là loại mới, nên thông tin trên vẫn không phải là chứng cứ tuyệt đối.
THẾ NHƯNG, CÒN RẤT NHỀU NHỮNG CHỈ DẤU KHÁC!
Thạch Chính Lệ là người có hiểu biết sâu sắc bậc nhất thế giới về virus chủng SARS, đặc biệt bà chính là người đặt nền móng cho việc phát hiện nguồn gốc virus SARS ở loài dơi năm 2010. Lúc đó Công trình “Dơi và Virus” của bà rất nổi tiếng, nêu rõ “Dơi là ổ dịch tự nhiên cho các mầm bệnh lây lan”.[7] Các công trình nghiên cứu sau đó của bà trong cùng một đề tài được trích dẫn rất nhiều, báo Việt Nam cũng từng đưa tin ở bài “Phát hiện mới về bệnh Sars: Dơi có thể là nguồn phát tán virus” đăng trên Nhân dân điện tử.
Thạch Chính Lệ đã bắt đầu nghiên cứu các tái tổ hợp protein và các trình tự bộ gen đặc biệt (recombinant spike proteins along with other distinctive genome sequences) từ năm 2006, cũng với chủng SARS và loài dơi. Bà ta được công nhận là “người khám phá ra các virus chủng Corona giống SARS trên loài dơi” ở Website của Hiệp hội Virus học thế giới. [8]
Không những thế, Thạch Chính Lệ đã tiên tri được sự bùng phát của dịch Corona!
Thật vậy, tháng 3/2019, trong nghiên cứu “Bat Coronaviruses in China”, bà ta đã dự báo sự bùng phát dịch bệnh corona từ dơi có thể đã đến rất gần.[9]
Trùng hợp nhất là, chỉ MỘT ngày trước khi Trung Quốc tuyên bố ca đầu tiên nhiễm bệnh Corona Vũ Hán ngày 12/12, thì ngày 11/12 Thạch Chính Lệ đã xuất bản một báo cáo khoa học chỉ rõ hướng đi tìm ra vaccine corona “Molecular mechanism for antibody-dependent enhancement of coronavirus entry”.[10] Đây là một hành động bấn loạn khi chưa tìm ra vaccine mà virus đã bị rò rỉ ra ngoài không thể kiểm soát, buộc lòng phải chỉ hướng đi để các nhà virus học thế giới cùng vào cuộc?
Thạch Chính Lệ đã viết trong báo cáo mới nhất của mình ngày 23/1 là đã có 198 ca lây nhiễm trong phòng thí nghiệm, trong đó 3 người tử vong [*]. Câu hỏi là 198 ca lây nhiễm này có thực sự chỉ được bắt đầu từ ngày bùng phát dịch bệnh một cách tự nhiên? Nên nhớ rằng phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Vũ Hán có cơ sở vật chất ngang với Mỹ, 198 ca lây nhiễm trong môi trường như vậy chỉ trong một thời gian ngắn là quá vô lý. Điều này theo mình chỉ có thể giải thích là 198 ca lây nhiễm từ chính virus corona xuyên suốt 4 năm (2016 - 2019) người ta nghiên cứu nó!
Mỹ có lẽ đã “đánh hơi” được điều gì đó thông qua mạng lưới tình báo sâu rộng của mình. Trước khi dịch bệnh Corona bùng phát tại Vũ Hán, Cơ quan giảm thiểu mối đe doạ Quốc phòng (Defense Threat Reduction Agency) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã tài trợ cho một nghiên cứu về Các kháng thể Phản ứng của Người và Dơi [11], cho chính Thạch Chính Lệ. Có lẽ việc tài trợ nghiên cứu chỉ là một bước đi thăm dò, ẩn trong đó là hoạt động tình báo và ngăn chặn việc phát triển vũ khí sinh học của người Trung Quốc?
Như vậy, xâu chuỗi các sự kiện mình có thể đưa ra một giả thuyết như sau:
- Viện Nghiên cứu virus học Vũ Hán là nơi phát triển vũ khí sinh học của người Trung Quốc, đứng đầu bởi Thạch Chính Lệ, một chuyên gia virus học nổi tiếng, người phát hiện ra mối liên hệ giữa dơi và các chủng SARS. Chuyện này các chuyên gia tình báo đã nắm từ lâu, khi bùng dịch cựu nhân viên tình báo Israel lập tức nghi ngờ xuất phát dịch từ trong phòng thí nghiệm.
- Cũng chính vì được tái tổ hợp để nhắm vào mục tiêu là người Mỹ, mà virus corona Vũ Hán có các đặc điểm như nhắm vào nam giới, nguy hiểm nhất với người cao tuổi và người đã có tiền sử bệnh án (40 % người Mỹ béo phì)
- Các gián điệp nằm sâu trong giới học thuật Mỹ mà tiêu biểu là Charles Lieber sẽ hỗ trợ cho chương trình này bằng chuyên môn và các mối quan hệ, cũng như khả năng truy cập vào những nghiên cứu mật chuyên sâu.
- Trung Quốc đã nhìn thấy trước được thế lụn bại qua việc ký kết Phase One của thương chiến, tức là kÝ vào một hiệp định thương mại áp đặt mà phía Mỹ đưa ra. Nhận thấy bị cô lập về nhiều mặt bao gồm cả vấn đề Hồng Kông và Đài Loan, Trung Quốc quyết định dùng nước cờ để thay đổi cuộc chơi là vũ khí sinh học cho dù bản thân cũng chưa chuẩn bị được vaccine. Thời điểm tung ra có thể là vào năm 2020 chứ không phải cuối năm 2019.
- Người Mỹ đánh hơi được sự phát triển virus corona đã gần đến giai đoạn chính muồi và có khả năng dùng sớm, tiếp cận thăm dò Thạch Chính Lệ qua vỏ bọc hỗ trợ nghiên cứu tìm cơ hội đánh chặn, phá công trình này. Không may trong quá trình xử lý hành động của các gián điệp virus corona đã rò rỉ ra ngoài môi trường, bùng dịch ở Vũ Hán.
- Trung Quốc lo sợ các chuyên gia nước ngoài vào cuộc đến tận hiện trường sẽ phát hiện bằng chứng không thể chối cãi là dấu vết Hoá Sinh dẫn thẳng đến phòng thí nghiệm Vũ Hán nên quyết định cách ly thành phố. Nếu bị phát hiện Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ có thêm cái cớ để cô lập Trung Quốc.
- Cũng chính vì mục tiêu chính của việc cách ly là cấm “ngoại nhập” nên làm rất nghiêm ngặt trong khi “nội xuất” thì vẫn có thể do làm lỏng lẻo hơn. Do “bệnh” của nhà nước độc tài, lãnh đạo dễ sai lầm vì kẻ nịnh hót làm hồng số liệu nên chính Tập Cận Bình có lẽ cũng không ngờ Corona Vũ Hán lại lây lan nhanh đến vậy, đến nay đã mất kiểm soát dịch bệnh!
Giả thuyết của mình có thể dùng lý giải cho nhiều câu hỏi hiện tại về dịch này,
Hoặc bài này cũng có thể kích thích trí tưởng tượng của các bạn! Xin được nhắc lại, đây là thuyết âm mưu, bạn có thể nghĩ mình nằm mơ ra cũng được, tin hay không tuỳ bạn!