Thứ Năm, 26 tháng 2, 2009

Máu của quốc gia

 
Khi giáo sư Trần Đại Nghĩa còn sống ông đưa ra khái niệm "yêu nước về mặt kinh tế". Nếu áp dụng khái niệm này vào mấy đại gia xuất khẩu than (bao gồm cả mấy cái công ty nhà nước cũng dính vào) và các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho xuất lậu than, thì bọn này đích thị là những kẻ không yêu nước, thậm chí gọi là "bán nước" cũng không ngoa.

Nước ta đến 2015 là phải nhập khẩu năng lượng, vậy mà hôm nay vẫn "bán máu giá rẻ" ào ào?????
Vậy mà không dân nào dám nói, càng không dám ngăn cản.

Hôm rồi đọc BBC 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... chat.shtml
Thấy Lê Doãn Hợp nói:
"...hai mục tiêu chính trong quản lý blog: hạn chế bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc cá nhân, đặc biệt cá nhân những người đứng trong bộ máy công quyền, người đại diện cho dân; và hạn chế tuyên truyền, vận động chống phá nhà nước, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế."

Vậy có thể dịch ra là: "cấm nói xấu cán bộ, cho dù họ có làm sai", việc đó không phải là của báo chí, để từ từ rồi cán bộ sẽ "khiển trách" sau.

Hay như đơn cử chuyện không đưa tin khi chưa có lệnh 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... tion.shtml

Vụ Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật hối lộ quan chức Việt Nam.
Phía Nhật đã chỉ đích danh cái ông "dân" nhận tiền hối lộ, nhưng phía VN dường như vẫn án binh bất động.
Phải trường hợp khác, mấy tờ lá cải của VN dịch tin của nước ngoài nhanh lắm.

Chặt phá rừng để sắm nhà lầu xe hơi cho một số "dân".
Khi lũ quét xảy ra chết mất mấy trăm mạng người, xóa sổ nhiều khu vực dân cư, trường học...
Tại ai? Tại ông trời gây họa, chẳng tại ai cả đâu...
Có đau xót không?

Tài nguyên khoáng sản như than, quặng, cao lanh,... là máu của quốc gia. Ngày ngày vẫn cứ ầm ầm chảy ra nước người với giá rẻ.
Chúng nó mua về đắp chiếu để đấy vì rẻ quá.
Rồi vài năm nữa, chúng ta vặn răng ra mà mua lại để dùng.
Chẳng biết mấy ông "dân" ấy có mắt hay không? Hay là lương tâm vất cho cẩu nó sực mất rồi?
Có đau xót không?

"Liệu chiến tranh có xảy ra khi bọn Tàu ngày càng quá đáng trên Biển Đông"

JB Minh: "... liên tục ngư dân Việt Nam bị bắn chết, vụ cảnh cáo BP, Exxon Mobil... d-ang hợp tác với Việt Nam tìm kiếm dầu trên biển D-ông trong thời gian gần d-ây cho thấy dấu hiệu một cuộc chiến d-ang tới gần. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa d-ộng tĩnh nhiều chỉ vì Olympic d-ang rất gần kề..."

Để nói về chuyện này, chúng ta thử đem ra so sánh với việc Medvedev và Putin nện Saakashvili: Nguyên nhân vì sao, kiếm cớ gì, mục đích của cuộc chiến, vì sao Saakashvili không bị lật đổ như Saddam Hussein...

1. Cái bẫy của Medvedev và Putin 
http://www.nhipcauthegioi.hu/modules.ph ... t&sid=1528

"Vài giờ trước khi cuộc chiến bùng nổ, tổng thống Saakashvili đã kêu gọi ban lãnh đạo Nam Osseitia hãy ngừng các cuộc tấn công. Ông cũng hứa rằng nếu từ bỏ sự đối đầu, Nam Ossetia sẽ được nhận quy chế tự trị một cách rộng rãi. Tuy nhiên, lời kêu gọi ấy đã không nhận được hồi âm: ngược lại, những cuộc oanh tạc nhằm vào các làng bản Gruzia ngày càng gia tăng. Chỉ sau những biến cố ấy, quân đội Gruzia mới mở cuộc tấn công thủ phủ Tshinvali của Nam Ossetia.

Các chuyên gia chính trị Phương Tây có ý kiến không đồng nhất về cuộc chiến: một số người cho rằng Saakashvili đã quyết định tái giành quyền kiếm soát Nam Ossetia trong trạng thái quá bực tức, không tỉnh táo, và sa vào bẫy của Nga; trong khi, số khác lại đoan chắc rằng trong thực tế, tổng thống Gruzia không còn lựa chọn nào khác, và nếu không "ra tay" thì Gruzia sẽ mất cả phần còn lại của tỉnh Ossetia."


Một cái bẫy to như thế được giăng ra, cuối cùng cũng sập được Saakashvili.
Các đảng đối lập trong quốc hội Gruzia mặc dù chẳng hề thích sự cai trị của Medvedev và Putin, nhưng cũng lên tiếng chỉ trích Saakashvili là "hành động như trẻ con".

Cũng cùng kịch bản như vậy, bọn Tàu liên tục gây hấn ở Biển Đông.
Cứ vài ngày lại có một "tàu lạ" đâm chìm tàu cá Việt Nam, chết và mất tích cả chục người.
Liên tục các tàu cá bị hải quân Tàu khựa bắt vì "vi phạm chủ quyền". Chủ quyền gì mà dài như lưỡi bò vậy Hồ Cẩm Đào?
Cũng may, "dân" ta tuy đối nội chẳng ra gì, nhưng được cái đối ngoại là bám váy tốt.
Như cựu thứ trưởng Trần Quang Cơ nói "không phải bình thường hóa, mà là phụ thuộc hóa quan hệ".
Thế nên không có hành động "trẻ con" như Saakashvili.
Thậm chí, năm 1988 khi quân Tàu tấn công 3 đảo Cô-lin, Len-đao và Gạc-ma thì chiến sĩ cũng được lệnh là "ôm cột cờ" thôi chứ không được làm rụng lông chân của lính Tàu.
Kết quả là 3 chiến sĩ hy sinh, 3 tàu hải quân chìm, 70 chiến sĩ mất tích, sau Tàu trả lại 9 người còn 61 người chắc đã nằm lại với mẹ biển. Tàu chiếm Gạc-ma, VN giữ được Cô-lin và Len-đao.


2. Mục đích: Mục đích chính của Medvedev và Putin không phải là bảo vệ công dân Nga ở Nam Ossetia mà là nhằm "lấy lại ảnh hưởng của Nga đối với các quốc gia lân cận" đồng thời "giết gà dọa khỉ" răn đe các nước khác trong mối quan hệ với phương Tây.

Nhưng mục đích của Tàu là nuốt trọn Biển Đông khai thác tài nguyên khoáng sản và khống chế đường hàng hải quan trọng trong khu vực.

3. Vì sao Saakashvili không bị lật đổ?
Phải chăng Medvedev và Putin còn chưa đủ lực và chưa ngụy tạo được chứng cớ giả giống như Bush đã làm đối với Saddam Hussein?
Vậy khi "đàn em" bất tuân "đàn anh" nữa thì Tàu có diễn lại kịch bản uống máu người không tanh bằng cách chống lưng cho Polpot để lật đổ Norodom Sihanouk rồi giết hơn 2 triệu mạng người Cam-pu-chia. Liệu sẽ có một Polpot version 2 ở VN?

Hay vì Gruzia là một nước dân chủ, Saakashvili được phổ thông lá phiếu của chính dân Gruzia bầu lên. Do đó các nước phương Tây ủng hộ và ngăn cản không cho chuyện lật đổ xảy ra.
Vậy chúng ta có nên "dân chủ hoàn toàn" để đổi lấy sự ủng hộ của phương Tây. Giống như Phi-lip-pin họ chẳng cần phải hệ lụy gì với Tàu.

Tất nhiên Tàu hay Tây đều không cho không ai cái gì.
Nhưng Tàu thì muốn cướp hết, chiếm toàn bộ. Còn Tây thì muốn hợp tác, cùng khai thác, lấy phần nhiều, và không ảnh hưởng gì đến nhân mạng.

Vậy bài toán nào nên giải?


KHÔNG CÓ KẺ THÙ LÂU DÀI
KHÔNG CÓ BẠN MÃI MÃI
CHỈ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA LÀ VĨNH CỬU

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100102