Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Sờ sờ phảy phảy

SỜ SỜ PHẢY PHẢY
Tóc dài: Này Lão xích lô, thời đại ngày nay mà không biết SỜ và PHẢY là kém tiến bộ lắm đấy!
=================================================
Lão xích lô:
Ngày trước bọn hải tặc đi biển, có khi cả hàng tuần, hàng tháng mới gọi được điện về nhà cho gia đình thông qua cái đài radio ven biển.
Lúc đó trên tàu sử dụng trạm phát sóng MF/HF kết nối với đài radio Hải Phòng hoặc Sài Gòn. Rồi từ đó, họ gọi số điện thoại để liên lạc, rồi họ nối máy từ đài sang điện thoại.
Hồi đó những cuộc gọi kiểu ấy rất nhiều người nghe. Những anh em thuyền viên trên tàu đứng chờ đến lượt cũng nghe. Những người trực đài cũng nghe. Những tàu khác đang chờ đến lượt cũng theo rõi. Vì thế hồi đó nói chuyện chỉ hỏi những câu chung chung như là "em có khỏe không?" "con cái học hành thế nào?" "ông bà hai bên ra sao?". Khổ nhất là những cậu đang trẻ, gọi điện về cho người yêu có bao nhiêu điều muốn nói mà ngại thiên hạ nghe, lại thôi.
Tuy nhiên, liên lạc kiểu ấy cũng hạn chế, tàu mà chạy xa quá là chịu không gọi được.
Ngoài radio thì còn có cách nữa là viết thư tay gửi qua đường bưu điện. Thư cứ viết sẵn rồi đến các cảng thì lên bờ đi gửi thư. Thư nhà gửi sang thì thường phải đến cảng nào có đại diện của chủ tàu thì mới nhận được. Chẳng hạn chủ tàu Nam Hàn, thì tàu phải về Nam Hàn mới nhận được thư.
Rồi đến thời đại điện thoại bàn phím. Khi đó anh em thường sử dụng sim điện thoại "roaming" quốc tế của Viettel, Mobi, Vina để nhắn tin về nhà. Mỗi tin nhắn gửi đi là 4500vnđ. Vì vậy một tin nhắn bao giờ cũng được gọt rũa cẩn thận chỉ đúng 160 ký tự, nhưng phải nhiều thông tin nhất. Những tin nhắn kiểu "em khỏe không?" hoặc "anh yêu em" là thường không có, vì nó lãng phí vô cùng!
Bây giờ thì tiện hơn, Tổ chức lao động quốc tế ILO, ban hành luật: Bắt tất cả các chủ tàu phải trang bị hệ thống “email” cho thuyền viên. Thế là hàng ngày anh em có thể gửi “mail” cho gia đình.
Biển thì vậy. Bờ thì sao?
Có đồ chơi sờ sờ phảy phảy, có 3G, mọi người có thể “online” mọi lúc mọi nơi!
Rất tiện lợi! Con gái đi học xa nhà ở nước ngoài có thể gọi về nói chuyện với mẹ hàng ngày qua skype, viber, zalo, messenger. Sự khao khát và nỗi nhớ vì thế cũng đỡ đi phần nào!
Tuy nhiên, mặt trái thì cũng đến khổ!
Đi biển, nhẽ ra phải tắm biển, nghịch cát... đằng này cả đống ngồi ngoài bãi biển cứ cắm mặt vào cái đồ chơi sờ sờ phẩy phẩy...
Đi họp lớp, nhẽ ra để ngặp nhau, để tám, để cười cho rách miệng ra, thì lại cả đống cũng cắm mặt vào sờ sờ phẩy phẩy...
Ngồi cà-phê cũng sờ cũng phẩy...
Về nhà, con một góc, bố một góc, bố sờ của bố, con phẩy của con...
Lại còn nghĩ ra lắm trò “game” tiêu hao tiền bạc, sức lực và thời gian của mọi người. Hôm nọ ông bạn 43 tuổi của mình cầm cái ipad và phóng xe ô-tô đi bắt pokemon. Phóng đến đúng cổng nhà người ta, cửa đóng then cài, pokemon được định vị trên mái cái nhà đó!
Cũng trò bắt pokemon, một khu chung cư vốn xưa nay thanh bình yên tĩnh. Bỗng một đêm có mấy trăm cái xe máy xô đến gào rú... chỉ vì có mấy con pokemon đi lạc vào đó.
Công nghệ hiện đại cũng hại luôn mấy chú đi biển. Đi đến cảng nào mua sim 3G ở cảng đó để dùng. Dùng liên tục vì mất tiền mua rồi thì phải tận dụng. Vậy là cứ đi ca xong là liên lạc. Ngày xưa, chưa có công nghệ thì đi ca xong là ngủ để lấy sức đi ca tiếp theo. Nhưng giờ thì liên lạc cho đến lúc đi ca tiếp theo. Như vậy còn đảm bảo an toàn không?
Ờ mà nói chuyện vui vẻ không sao, nếu mà có tranh luận thì còn khổ nữa! Đang trẻ tuổi nên cãi nhau phải thắng mới nghe. Tàu cởi dây chạy ra biển vẫn còn sóng 3G. Còn sóng thì còn đôi co. Rồi đúng lúc đang cáu giận nhất thì sóng 3G mất. Thế là cuống cả lên không biết làm sao để giải thích cho vợ và/hoặc người yêu hiểu.
Lại còn các loại “software” khác nhau thì đòi hỏi đường truyền chất lượng khác nhau. Như Zalo thì tậm tịt vẫn nhắn được tin. Nhưng Viber hay Messenger thì yêu cầu đường truyền phải rất tốt. Đấy là còn chưa kể mấy cái thiết bị “made in Japan” cũng yêu cầu đường truyền xịn mới vô, chứ không như mấy cái “Tập Cận Bình” thì chuồng xí cũng nhảy vào. Bởi thế nên có ông rõ ràng là vừa mới “online”, thế mà vợ nhắn một tin cái là “offline” luôn. Vợ không thể nào hiểu được lý do vì sao mà mình vừa nhắn một cái là ông “out”. Đương nhiên là ông đó bị vợ giận và giải thích mãi vợ vẫn không chịu hiểu cho.
Túm lại: Công nghệ hiện đại rất tốt! Giúp mọi người thu ngắn mọi khoảng cách. Mọi người vẫn luôn thường xuyên biết thông tin về nhau mặc dù cách nửa vòng trái đất.
Nhưng cái hại thì cùng không ít:
- Mọi người sống ảo nhiều hơn: Như đi biển mà ngồi phẩy thì ảo quá!
- Mọi người bị lãng phí thời gian nhiều hơn: Chơi "game", nghiền "game" là lãng phí.
- Mọi người bị bận nhiều hơn, cuộc sống loạn nhịp: Nhẽ ra phải nghỉ ngơi thì lại lao vào “internet”.
Phải chăng nên học người Nhật?
Lão tôi đi học năm 2005 ở Nhật, lúc đó hầu như ai cũng có cái “handphone”. Nhưng giáo sư của tôi không có. Muốn gặp thày, chỉ có một cách duy nhất là đợi đến lúc thày tới “lab”.
Điện thoại “handphone” thường để ở chế độ im lặng hoàn toàn, không rung, không chuông. Nên bạn khó mà gọi được người Nhật khi đang trong giờ làm của họ. Bạn nên để lại tin nhắn thoại.
Một vị giáo sư khác khi muốn nói điều gì đó với các học trò của mình thì lại phải nhờ FB của phu nhân.
Tôi có một cậu bạn bằng tuổi cùng học một “lab”. Hôm nọ tôi gọi điện cho cậu ấy. Cậu ấy hỏi: “Bạn đang ở đâu?” – “Bạn vào internet tìm cái tên NORTHERN HIGHWAY là định vị được tôi ngay”. Bạn bảo tôi: “Dekinai (không thể), vợ tôi cấm tôi dùng internet tại nhà!” Ngưỡng mộ! Nghĩ lại thấy mình là một người không tốt vì hồi ở trên bờ, về nhà mình vẫn cứ vào mạng, sống ảo, chát chít với các em chân dài mười 18 tuổi (ý quên! 18 tuổi giờ phải gọi là cháu rồi! Sang năm 19 tuổi phải gọi là cháu rồi…)
Hôm trước mình còn nghe bà dì nói rằng: Bây giờ cứ cuối tuần là cả nhà về với bà cụ và tắt điện thoại! Quá hay! Nhưng liệu mình có phấn đấu làm được như vậy không?
Ở Nhật còn kêu gọi phong trào “ngày Chủ Nhật không xem ti-vi”, chắc bây giờ họ sẽ kêu gọi phong trào “ngày Chủ Nhật không sờ, không phẩy”
Người ta bảo:“Hình như mọi người lầm tưởng rằng mình sẽ sống mãi hoặc sống rất lâu. Không phải! Đời người ngắn ngủi. Tranh thủ thời gian mà yêu thương nhau. Người ngay bên cạnh mình mà không yêu, không dành thời gian. Lại đi dành thời gian cho những gì xa xôi ảo mộng. Thật lãng phí!”

Bài viết hơi dài quá! Dừng luôn kẻo thành ẢO!

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

VĂN MINH & VHF KÊNH 16

VĂN MINH & VHF KÊNH 16
Tóc dài: Cách đây gần 100 năm ông Vũ Trọng Phụng có nêu ra vấn đề văn minh thông qua anh Văn chị Minh trong tác phẩm "Số đỏ". Tác phẩm đó đến nay vẫn thời sự! Dân ta đã văn minh chưa?
=================================================
Lão xích lô:
VHF channel 16 là kênh trực hội thoại chung của tất cả các đài trên tàu và các đài thông tin duyên hải.
Khi 2 trạm muốn hội thoại với nhau thì gọi trên kênh 16 rồi sau đó chuyển sang kênh khác để nói chuyện.
Tuy nhiên khi đến Trung Quốc thì người ta phải chịu một trận bão tố ô nhiễm tiếng ồn vì người TQ thích tương mọi thứ lên kênh 16.
Chuyện này tương tự cũng thường xảy ra với tần suất ít hơn ở dọc bờ biển VN. Có lẽ tại dân số ít hơn!
Khi đi sang những nơi xa TQ như nam Châu Phi, vùng xung quanh Australia, Ấn Độ Dương,... đôi khi cũng vẫn phải nghe những cái lủng xủng loẻng xoẻng trên kênh trực chung VHF channel 16.
Anh em thuyền viên họ bảo: "Vô học thì đi đâu cũng vẫn ngu" hoặc "Có tiền nhưng không có đẳng cấp".
Nhớ lại chuyện năm 2008, Olympic đại hội thể thao thế giới được tổ chức. Nhưng đi tiểu tiện nơi công cộng, người ta cứ đái ra ngoài.
Để không xấu mặt với thế giới họ viết tại chỗ bầu thu nước tiểu thế này: "một bước tiến đến bồn cầu, một bước tiến đến văn minh".
Không ăn thua, người ta vẫn đái ra ngoài.
Họ buộc phải viết rõ hơn thêm một tí: "Bạn đừng nghĩ cái của bạn dài đến thế!"
Vẫn chẳng ăn thua gì, người ta vẫn đái ra ngoài.
Bắt buộc họ phải viết cho rõ ràng: "Hãy đái vào bồn cầu!"
Ranh giới giữa văn minh và không văn minh chỉ đơn giản là làm sao đái để dừng văng ra ngoài. Nhưng VN ta và TQ không làm được!
Tại sao?

Trong nhà con hư là tại cha mẹ không biết dạy. Do đó dân không văn minh chắc chắn là tại chính phủ ngu!