Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2007

Thi cao học phải đạt TOEFL 400 điểm



http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100109



Đến khóa tuyển sinh tháng 8-2009, khâu tuyển sinh sẽ thực hiện hoàn toàn theo quy chế mới. Về chương trình đào tạo, học viên của khóa 2008 vẫn áp dụng theo chương trình cũ, từ khóa tháng 2-2009 sẽ đào tạo theo chương trình mới.
Theo quy chế mới, chương trình đào tạo thạc sĩ của chúng ta sẽ chuyển sang phương thức đào tạo tín chỉ. Riêng đối với quy định thực hiện thi môn ngoại ngữ tiếng Anh theo dạng thức TOEFL, IELTS sẽ được bắt đầu từ kỳ thi tháng 8-2009.
Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sẽ chịu trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề thi môn tiếng Anh cung cấp cho các cơ sở đào tạo. Từ nay cho đến kỳ thi tháng 8-2009, những thí sinh có điều kiện có thể đăng ký tham dự các kỳ thi tiếng Anh dạng thức TOEFL hoặc IELTS quốc tế hoặc nội bộ (Institutional), đạt mức độ nêu trên, nộp cho cơ sở đăng ký đào tạo để được xem xét miễn thi.

Trong hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất và gần như chiếm địa vị độc tôn trong các diễn đàn hội nghị, hội thảo, trao đổi, giao lưu quốc tế. Vì thế, cán bộ khoa học có trình độ thạc sĩ trở lên, ở bất kỳ lĩnh vực, ngành, chuyên ngành khoa học nào, ngôn ngữ dùng trong đào tạo là gì, phải biết tiếng Anh ở mức độ nào đó.
Xuất phát từ ý tưởng đó, quy chế đào tạo thạc sĩ lần này buộc tất cả thí sinh thi tuyển vào học các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải dự thi môn tiếng Anh, trình độ tối thiểu là TOEFL 400 và tiếp tục học thêm để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ phải có trình độ tiếng Anh tối thiểu TOEFL 450.
Đọc đoạn trích ở trên lão thấy rất là củ chuối lắm nhé! Nó giống như là cái gì đó mà bạn hiền nói là "bắt cóc bỏ đĩa" vậy!
1. Trong khi toàn thế giới người ta đa phương hóa, đa dạng hóa giáo dục thì các bố lại tự bó hẹp lại khi bắt con người ta tất tật chỉ được học tiếng Anh mà thôi.
2. Một chính sách rất không đồng bộ khi mà các bậc học thấp hơn thì học đủ các thứ ngôn ngữ như Nga, Đức, Pháp, Nhật, Trung... Giả sử một người học đại học Nhân Văn chuyên ngành "Ngôn ngữ và văn học Nhật Bản" tiếng Nhật của cô giỏi, tiếng Anh chỉ là ở mức giao tiếp cơ bản. Bây giờ đi thi cao học thì lại phải bỏ tiếng Nhật để ôn thi lấy 400 điểm TOEFL thì ai nghe được?
3. Lấy lý do là "đi hội nghị đều dùng tiếng Anh" để bắt ép người ta thi tiếng Anh thì cũng là rất vô lý. Việc tham gia hội nghị đó là việc của người ta, người ta phải tự lo cho việc ấy, với lại việc trình bầy kết quả học tập nghiên cứu của mình bằng tiếng Anh nó khác hoàn toàn với việc thi lấy 400 điểm TOEFL. Lão đã từng gặp ở những hội nghị quốc tế rất nhiều người trình bầy kết quả học tập nghiên cứu của họ bằng tiếng Anh một cách hoàn chỉnh, trả lời câu hỏi và góp ý bằng tiếng Anh cũng hoàn chỉnh, nhưng lại rất khó khăn khi nói chuyện phiếm bằng tiếng Anh. Việc đó đâu có sao, chẳng ai dám đánh giá là chuyên môn người ta kém.
4. Hơn nữa việc thi lấy chứng chỉ quốc tế như vậy lại chẳng mang lại lợi ích gì cho quốc gia khi tiền thi chứng chỉ quốc tế là phải nộp cho các trung tâm ngoại quốc. Mà số tiền này không hề ít. Lão lại đặt ra một sự nghi ngờ rằng ai được lợi trong vụ này mà sao đưa ra cái qui định chuối cả vườn như vậy?
5. Cuối cùng nếu bộ muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của học viên cao học thì chỉ cần làm chặt thi đầu vào và đầu ra là được. Bộ cứ bảo là do có tiêu cực nên phải thay đổi cách thức thì chỉ càng thêm nực cười. Bởi vì cải kiểu cơ chế quản lý như vậy thì ở chỗ nào mà chẳng có tiêu cực?