Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Nguyễn Công Trứ

 Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép về Nguyễn Công Trứ (quansuvn.net)


Tham khảo
[ĐNLT]. (n.d.). Đại Nam Liệt Truyện, chính biên. Tokyo: Keio Institute of Linguistic Studies, reprint, 1963, Bản Dịch (Huế: Thuận Hóa, 1995).
[ĐNTL]. (n.d.). Đại Nam Thực Lục. Tokyo: Institute of Cultural and Linguistic Studies, Keio University, 1961-1977, Bản dịch (Hà Nội: Giáo dục, 2004).
[MMCB]. (n.d.). Châu bản triều Nguyễn, triều Minh Mệnh, 1820-1841. Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.
Vũ Đức Liêm. Nguyễn Công Trứ và việc nhận thức các vấn đề thời đại. Hội thảo Nguyễn Công Trứ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 24/12/2018.
Vũ Đức Liêm. ‘Chơi với vua như đùa với hổ’: Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh, trong Nguyễn Công Trứ và Sự nghiệp lập thân kiến quốc, biên tập: Nguyễn Công Lý, Đoàn Lê Giang, Lê Quang Trường, Nguyễn Ái Học (Hà Nội: KHXH, 2018): 157-187.
Vũ Đức Liêm và Dương Duy Bằng, “Phe phái, lợi ích nhóm, và quyền lực ở Việt Nam Đầu Thế Kỷ XIX” Nghiên cứu Lịch sử, Số 9 (2018).


Nguyễn Công Trứ và Đạo làm quan

Nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam xuất hiện một nhân vật kiệt xuất: văn võ song toàn, đa tài mưu lược, kinh bang tế thế. Ra làm quan, ông được thưởng quan tước nhiều lần, tới chức thượng thư, tổng đốc nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt nhiều cấp, bị cách chức cho làm lính thú, thậm chí có lúc ông bị kết án trảm giam rồi lại được tha. Điểm xuyên suốt trong cuộc đời ông là sống trong sạch thanh bần, gần dân và biết lo cho dân. Đó là Nguyễn Công Trứ (ảnh), được người dân gọi là “cố Lớn” chứ không tôn kính bằng chức tước, được người dân lập đền thờ ngay khi ông còn sống. Cuộc đời, phong cách Nguyễn Công Trứ gợi cho người nay bao suy ngẫm.

Trọng dân, an dân

Đã mang tiếng sống trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Nguyễn Công Trứ và Đạo làm quan ảnh 1

Đó là phương châm nhập thế hành động của Nguyễn Công Trứ (sinh 19-12-1778 tại Hà Tĩnh). Ngay từ thuở còn hàn vi, ông đã nuôi lý tưởng xây dựng công danh sự nghiệp để giúp đời, an dân. Cũng vì lẽ đó, sớm tỏ khí phách ngang tàng gặp lúc thế sự nhiễu nhương - những năm cuối triều Tây Sơn, tiếp đến đầu nhà Nguyễn - khi lều chõng đi thi ông đều bị đánh trượt, chỉ vì lộ liễu ý tứ “đầu đội trời, chân đạp đất” trong bài thi. Mãi đến năm 1819 Nguyễn Công Trứ mới đậu Giải nguyên, được bổ làm quan khi đã 41 tuổi.

Đạo làm quan ở ông cũng khác người, ông đề ra quy tắc trị nước cho chính mình thực hiện:

Giữ trong lòng trung ái

Chăm đạo dâu con

Phát triển nông trang

Trừ bỏ dị đoan

Sửa đổi phong tục

Thanh thải tham tàn

Tiến cử tài đức

Giữ nghiêm luật lệ

Đọc những điều nên làm này, người ta cứ ngỡ Nguyễn Công Trứ là một người sống trong xã hội thời nay chứ không phải là một ông quan thời phong kiến sống cách nay gần 2 thế kỷ!

Nói là làm. Khi đỗ đạt ra làm quan, ông “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”, lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao cực khổ, không từ chối bất cứ công việc gì. Ông được “luân chuyển” giữ các chức từ thấp đến cao, từ cao đến thấp ở Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa rồi vào Thừa Thiên, Quảng Ngãi... Ông làm từ quan võ (Tham tán quân vụ), quan văn (Tư nghiệp Quốc tử giám) đến việc lập vùng kinh tế mới (Dinh điền sứ); làm quan to ở cả Bộ hình lẫn Bộ binh.

Một mình để vì dân vì nước

Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau

Trong xử thế, cả cuộc đời Nguyễn Công Trứ chưa bao giờ đối lập giữa nguyên tắc “trí quân” và “trạch dân”, đúng như phương châm “vì dân vì nước”.

Là người học rộng tài cao, ông có cái nhìn quán thế, thông hiểu thời cuộc. Ông không say công danh cho riêng mình, vun vén cho dòng họ mình mà sống bản lĩnh, nhân cách; luôn gần dân, đối với dân đen không có khoảng cách; hết lòng chăm lo cho dân. Làm quan ở các nơi, ông cho “đặt nhà học” để con em Nhân dân học hành, “đặt xã thương” ở các làng để quản lý thóc gạo, quy định: “Khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thủy hạn bất thường đem thóc chiếu cấp cho từng người. Năm nào được mùa sẽ theo số đã cấp thu lại để chứa trữ” (Sớ nói về 5 quy ước trong làng - 1829). Điều này chứng tỏ ông là một nhà quản trị theo đường lối kinh tế thị trường đầy bản lĩnh. Nhưng không phải chỉ lo cho dân no, Nguyễn Công Trứ còn lo dân oan, cho rằng: “Cái nạn cường hào là làm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch không” và đề nghị triều đình phải “trị tội rất nặng” (Sớ nói về tệ cường hào - 1828). Đúng là một ông quan không lấy mũ ni che tai, là vấn đề thời sự cho đến ngày nay.

Làm quan đến chức thượng thư, tổng đốc nhưng Nguyễn Công Trứ không say sưa, xênh xang võng lọng, mà rất am hiểu sâu sắc đời sống lam lũ, cơ cực của người dân. Trong những việc ông làm, được người dân ngưỡng vọng, coi ông như thánh sống, lập đền thờ khi ông còn sống là việc khẩn hoang lập ấp. Đường đường là một ông quan to chốn kinh thành, Nguyễn Công Trứ tấu xin vua cấp tiền gạo để chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập ấp, xây dựng vùng kinh tế mới. Ông cùng những người dân đen mạt hạng lúc ấy đồng lòng khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình lập ra hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn, giúp người dân an cư lạc nghiệp. Sau đó ông còn chỉ huy việc khai khẩn nhiều vùng đất hoang hóa ở Quảng Yên, Hải Dương...

Trong sạch, thanh bần

Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh liêm, chính trực. Cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên ghi lại câu chuyện: Khi làm quan Nguyễn Công Trứ không nhận tiền hối lộ, đút lót của Phạm Nguyên Trung, Ngô Huy Phái. Ông bắt giải cả hai người cùng tang vật về phủ Nam Định để xét xử về tội đi hối lộ! Thời gian làm Dinh điền sứ, ông nhận tiền gạo của nhà nước cấp phát cho dân nghèo làm vốn khẩn hoang. Sau khi sử dụng, số dư thừa Nguyễn Công Trứ đều mang về nộp lại cho công khố.

Cũng cần phải nói, Nguyễn Công Trứ là con nhà nòi. Cha ông là Nguyễn Công Tấn, 24 tuổi đã đậu cử nhân, làm đến tri huyện Quỳnh Công, rồi tri phủ Tiên Hưng (Thái Bình). Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh chiếm Thăng Long, lập vương triều Tây Sơn, Nguyễn Công Tấn từ quan đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan ông đều từ chối. Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan Nội thị Cảnh Nhạc Bá, người tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) nhưng ông không mê lối sống giới thượng lưu, làm quan không mê muội đổi đời, kiếm chác để làm giàu, trở thành vương công quý tộc. Trước khi làm quan: nghèo, sau khi làm quan: ông vẫn nghèo.

Ông nhìn nhận cái nghèo một cách khỏe khoắn chứ không phải là nỗi bi kịch, lý giải: “Người giỏi thường nghèo” hoặc “vốn hễ anh hùng mới có nghèo”, cho nên không chắt mót, làm việc sai trái, lợi dụng chức vị để làm giàu. Hãy xem ông mô tả cảnh nghèo của chính bản thân ông và giới nhà nho với cả sự tự trào, châm biếm:

Kìa ai, bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ,

Đầu kéo mọt tạc vẽ sao, trước cửa nhện giăng màn gió.

Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng.

Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.

Đầu giường tre mối dũi quanh co,

Góc tường đất trùn lên lố nhố

Bóng nắng dọi trứng gà trên vách, thằng bé tri trô.

Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó,

Trong cũi lợn nằm trong máng, đói chẳng muốn kêu,

Đầu giàn chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ.

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch,

Người quân tử ăn chẳng cầu no.

Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho,

Thời thái bình cổng thường bỏ ngỏ...

(Hàn nho phong vị phú)

Nghèo mạt như dân đen, ông có lúc phải trốn nợ nhưng vẫn yêu đời, làm thơ trào lộng:

Nợ có chết ai đâu, đòi mà chi, trả mà chi, cha cóc!

Trời để tao sống mãi, tiền cũng có, bạc cũng có, mẹ bò!

Biết đủ, biết dừng

Đạo làm quan Nguyễn Công Trứ còn thể hiện ông không tham quyền cố vị. Năm 1847 Nguyễn Công Trứ tròn 70 tuổi, ông xin về hưu nhưng vua Thiệu Trị không cho. Đến năm sau Tự Đức lên ngôi, nguyện vọng của ông mới được chấp thuận. Trong một tản văn, Nguyễn Công Trứ tự bạch: “Nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp trời Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ”.

Đạo làm quan là phải biết tiến và dừng, tiến và dừng đúng lúc, như phương châm sống của ông:

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc?

Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?

(Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ? Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thành thì bao giờ mới nhàn?)

Nguyễn Công Trứ và Đạo làm quan ảnh 2

Đền thờ và mộ Nguyễn Công Trứ tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Một nhà nho ra làm quan muộn, cả đời ông không ngừng nỗ lực vươn lên khỏi nghịch cảnh để đạt những điều mình mong muốn. Nhưng Nguyễn Công Trứ không để sự bon chen, dục vọng chốn quan trường và lòng tham cướp đi sự trong sạch, thanh thản tâm hồn ngay khi còn trên đỉnh cao quyền lực. Vì vậy, Nguyễn Công Trứ có tư tưởng hưởng lạc khi: “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”; vẹn cả đôi đường của một kẻ sĩ.

Nhà nước yên mà sĩ cũng thung dung

Bấy giờ mới tìm ông Hoàng Thạch,

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,

Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn.

Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,

Đồ thích chí vẫy vùng trong một túi.

Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi,

Gẫm việc đời mà ngắm cảnh trọc thanh.

Này này sĩ mới hoàn danh!

Nguyễn Công Trứ sống như một đại trượng phu, không trốn tránh trách nhiệm trước tiền đồ đất nước, thấm nhuần tư tưởng “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Năm 1858, khi nghe tin quân xâm lược Pháp đánh vào Đà Nẵng, lúc đó 80 tuổi ông vẫn dâng sớ lên vua, tha thiết xin lên đường tòng quân đánh giặc. Sớ viết: “Dù tôi như cái màn, các lọng rách cũng không nỡ tự nản chí. Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”. Năm sau, Nguyễn Công Trứ mất, thọ 81 tuổi.

Nhân dân các vùng đất khai hoang rất biết ơn ông. Họ lập đền thờ Nguyễn Công Trứ ngay khi ông còn sống để ghi nhớ công lao. Nhiều đình chùa tại các địa phương khác cũng thờ, tôn Nguyễn Công Trứ làm Thành hoàng làng, vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Trên mảnh đất quê hương, nhà thờ Nguyễn Công Trứ được xây dựng năm 1861 tại làng Uy Viễn (nay là thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Năm 1936 nhà thờ được tôn tạo. Trong nhà thờ có nhiều câu đối được các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ban tặng, như:

Sinh vi lưỡng tướng, tử vi thần.

Công tại quận triều, danh tại sử

(Khi sống làm tướng văn, tướng võ, khi chết là thần thánh.

Công lao ở triều đình; danh tiếng ghi vào sử sách).

Tại nhà thờ có các bức hoành phi với câu cú tôn vinh công trạng Nguyễn Công Trứ bua ban từ xưa nhưng hậu thế cứ ngỡ như vừa mới làm: “Ích quốc lợi dân”, “Chí công vô tư”...

Cuộc đời Nguyễn Công Trứ thấm đẫm triết lý: “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Ông từ dân nghèo mà ra, phụng mệnh giúp đời rồi tự nguyện trở về với dân; sống bần hàn cùng Nhân dân. Nguyễn Công Trứ  thực hành Đạo làm quan trong sáng hiếm có, hoàn toàn tự nguyện. Vì vậy ông vẫn sống mãi trong tâm khảm người dân.

Việt Văn

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Làm cha mẹ, đừng cho con cái sớm dùng hết phúc báo của mình!

 

Làm cha mẹ, đừng cho con cái sớm dùng hết phúc báo của mình!



Mỗi người sống trên đời đều là nhờ có phúc báo mà tồn tại, phúc tận tất vong. Vậy nên đừng cho con cái dùng hết phúc báo của chính mình! Cho con trẻ học trường đắt đỏ nhất, ăn sữa bột đắt nhất và mặc quần áo sang trọng nhất, chính là đối tốt với con chăng? Không nhất định là vậy!

Tiền là vật ngoài thân, phúc báo mới là thứ gần thân nhất

Mỗi người có thể sống trên đời, là bởi vì anh ta có phúc báo. Phúc báo nếu dùng hết, thì cho dù là người dân thường hay bậc đế vương, đều phải kết thúc vận mệnh.

Con cái của rất nhiều người có tiền ngay từ nhỏ đã được cho ăn thức ăn ngon nhất, dùng đồ dùng tốt nhất, học trường đắt giá nhất.. Kết quả là khi đứa trẻ lớn lên, mọi chuyện lại không như ý, toàn nhiễm những thói hư tật xấu ở bên ngoài; thậm chí có đứa còn sa đọa, huỷ hoại bản thân bằng các chất kích thích, rồi kết liễu cuộc đời; cuối cùng người tóc trắng phải khóc tiễn người tóc xanh. Hiện tượng này trong xã hội ngày nay xảy ra không ít. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà có lẽ hầu hết cha mẹ không nghĩ tới: Cha mẹ đã sớm cho con trẻ dùng hết phúc báo của mình rồi!

Ăn không cần quá ngon, hợp vệ sinh là được. Mặc không cần quá đẹp, có thể ấm là được. Đồ dùng không cần quá tốt, an toàn là được. Nhà không cần quá rộng, có thể khiến tâm mình an tĩnh là được. Trường học không cần quá đắt, thầy cô giáo dạy học có phẩm đức là được. Vợ không cần quá xinh, có thể hiếu thuận với cha mẹ chồng, làm tròn công việc quản gia là được. Chồng không cần có quá nhiều tiền, có thể nuôi sống gia đình, không nhiễm thói hư tật xấu, tâm địa thiện lương là được. Rất nhiều vĩ nhân từ thời cổ chí kim đều đã nói: “Khi tôi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ cấp cho tôi chính là sự nghèo khó”.

Đúng như câu nói của Mạnh Tử: “Thiên tượng hàng đại nhâm vu tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt“. Ý rằng: Khi ông trời quyết định giao một sứ mệnh quan trọng nào đó cho ai, trước tiên sẽ cho người đó có môi trường rèn luyện ý chí của mình, để gân cốt người đó phải chịu mệt mỏi. Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi... như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết.

Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi... như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết.
...Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi... như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết. (Ảnh: Shutterstock).

Ngạn ngữ xưa cũng có câu: “Cùng nhân đích hài tử tảo đương gia”, có ý nói: Trẻ nghèo sẽ sớm biết lo liệu việc nhà.

Dù nghèo hay giàu, quan trọng là biết lễ nghi

Trong xã hội phong phú vật chất kim tiền như ngày nay, thật khó để bảo mọi người có thể lấy bần cùng, nghèo khó để nuôi dạy con, giúp con có thể sớm tự lập và đảm đương công việc gia đình. Tuy vậy, bạn phải sớm khiến cho con trẻ hiểu rằng, tiền của bạn dẫu một đồng cũng không thật dễ kiếm.

Hãy để trẻ trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn trong các kỳ nghỉ đông hay nghỉ hè. Từ đó trẻ biết chia sẻ công việc gia đình với cha mẹ, biết phẩm đức và nhân cách mới là tài phú đích thực trên con đường nhân sinh. Chỉ có như vậy, đứa trẻ mới có có thể dụng công học tập, không kết bè kết phái và tránh xa những thói hư tật xấu hàng ngày.

Nếu cả ngày bạn chỉ chăm chăm nắm lấy tay con, biến cậu ta thành những hoàng đế nhỏ trong vòng tay bao bọc của cha mẹ, chính là bạn đang ăn mòn phúc báo của con trẻ rồi! Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh.

Lễ nghi là gì?

Ví dụ: Đến trường thì kính trọng và lễ phép chào hỏi thầy cô giáo. Ở nhà và ra đường đều biết kính trên nhường dưới, ăn uống có chừng mực, không đòi hỏi, không lãng phí v.v... Những điều này phải được giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. 

Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh.
Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh. (Ảnh: Shutterstock).

Đức hạnh của một người, cách đối nhân xử thế, lễ nghi giao tiếp... sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của cả cuộc đời. Tại thời điểm này, thay vì chăm chăm dạy trẻ tri thức, hãy dạy trẻ những phép tắc lễ nghi ấy, ngay từ điều nhỏ nhặt nhất. 

Nếu một đứa trẻ từ 1-8 tuổi bị ép học quá nhiều tri thức văn hóa, sẽ khiến nó thiếu năng lượng và tinh thần, học hành cũng không cảm thấy hứng thú, càng lớn lên càng hao mòn kiệt quệ. Nếu một người giàu có xa hoa, nhưng thân thể yếu đuối nhiều bệnh tật, làm thế nào họ có thể mang lại lợi ích cho xã hội?

Đợi đứa trẻ sau 8 tuổi rồi mới cho con học những kiến thức cơ bản về thế giới. Sau 16 tuổi, tinh thần cứng cỏi, thể trạng an khang, xương cốt sung mãn, khi này không quá muộn để học tập hàng vạn những nghiên cứu và tri thức trên thế giới. 

Nếu trẻ ngay từ nhỏ đã được nuông chiều, cơm bưng nước rót tận nơi, không đổ dẫu một chút mồ hôi, cũng không biết đến ánh nắng mặt trời… đó chính là đang hao tổn phúc báo. Cha mẹ nếu yêu con, phải học cách biết “buông tay” đúng lúc. 

Hy vọng tất cả các bậc cha mẹ đều biết sự thật này!

Hòa An
Theo tw.aboluowang.com

Văn hóa của một dân tộc hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc tính của địa lý NƯỚC NAM >#< BẮC QUỐC



Như hầu hết mọi người đều đã biết: từ thời thượng cổ (8 ngàn năm trước), người Việt Nam đóng đô ở Phong Châu (nay là tỉnh Phú Thọ).

Những di tích khảo cổ rất xưa và đặc thù nhất của người Việt Nam (phương Bắc không có) là trống đồng, được tìm thấy ở các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa. Ở đây cho thấy, Trống đồng được tìm thấy ở các vùng đất cao. Nơi thấp như Ninh Bình và Hà Nội cũng có nhưng không nhiều, đặc biệt như các tỉnh Thái Bình và Hải Phòng đều không có.

Vậy có thể đoán là thời kỳ văn hóa TRỐNG ĐỒNG thì ở Thái Bình Hải Phòng không có người ở. Vì sao vậy?

Người ta tìm thấy vỏ sò vỏ ốc trong các vỉa núi đá ở Ninh Bình. Vậy rằng: xưa kia, Vịnh Hạ Long trên cạn đó vốn là biển!

Phạm Đình Hổ (1768 ~ 1839) quê làng Đan Loan, huyện Dường An, phủ Bình Giang trấn Hải Dương (tỉnh Hải Dương bây giờ) viết trong thiên “Xứ Hải Dương” trong "Vũ Trung Tùy Bút": "Xứ Hải Dương đời cổ là Hồng Lộ và Sách Giang lộ. Thuộc Minh mới đặt ra bốn phủ: Thương Hồng, Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam sách,… Đời Trần, đời Lý gọi là Uy Lộ. Thế thì xứ Hải Dương ta khi xưa chỉ là hai lộ với một phủ. Phủ Kinh Môn là những nơi đất liền với bể Đông,… Cổ nhân cho rằng phía Nam có núi, phía Bắc có sông bể thì gọi là Dương. Sách Cổ chí mới biết địa thế nước ta,… đời xưa cửa bể còn ở cuối sông Hoàng Giang" Như vậy thời cuối thế kỷ 18 địa giới Hải Dương vẫn có chỗ liền với biển.

Lê Văn Siêu tác giả "Nguồn gốc văn học Việt Nam (1956)" khẳng định rằng: "Sông Hồng, từ xưa đã bào đất phù sa trên thượng nguồn để đem về bồi đắp lên Châu Thổ Sông Hồng, tốc độ bồi đắp mỗi một trăm năm thêm được 1km".

Với những gì phân tích ở trên, chẳng qua người viết muốn khẳng định rằng thủa 4000 năm trước hoặc 6000 năm trước, các vua Hùng phải định đô ở Phong Châu là một phần cũng bởi vì lúc đó các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng đều còn ở dưới mực nước biển.

Thời điểm đó ngã ba sông Bạch Hạc đã là cửa biển rồi. Một điểm thú vị là địa danh Bạch Hạc đã có từ thời các vua Hùng và nó duy trì cái tên đó đến tận hôm nay.

Rồi, với việc kinh đô xưa xửa xừa xưa của người Việt ở ngay cửa biển thì chúng ta có cái gì?

Đó là cái biểu tượng này được tìm thấy trên hoa văn trống đồng, thạp đồng và rất nhiều loại dụng cụ cổ xưa khác.

Tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ ràng văn hoa đó là một cái thuyền. Vậy hẳn ngày xưa người Việt sử dụng thuyền là rất phổ biến. Điều này hợp với giả thuyết biển lấn vào đến tận tỉnh Phú Thọ ngày nay.

Người Việt xưa ở sát mép nước, cuộc sống hàng ngày gắn liền với nước, đi lại kiếm ăn trên nước và cũng bị nước đe dọa mạng sống mỗi khi biển nổi cơn thịnh nộ. Chính vì lẽ đó mà người Việt chúng ta mấy ngàn năm qua gọi quốc gia của mình là "nước". Nó khác hoàn toàn với chữ "quốc" trong cách gọi của người phương bắc và nhiều nơi khác trên thế giới. Chữ "quốc" 国 do người phướng bắc sử dụng nó gồm chữ "ngọc" (đá) bên trong bộ "vi" (bao quanh). Nó khác hoàn toàn với chữ "nước" của chúng ta.

Người Nước Việt sống ở trong nước, vui chơi với nước và nguy hiểm cũng vì nước. Bởi vậy con người Nước Việt có tinh thần vị tha. Nếu gặp kẻ bị nạn ở trên nước, thì việc đầu tiên mang tính "phản xạ tự nhiên" là cứu người trước.

Người Bắc Quốc (Tàu Chệt ngày nay) sống sâu trong lục địa nên luôn vỗ ngực với hai chữ "đại lục", và họ có đặc điểm là luôn chém giết lẫn nhau, giống như tướng Lưu Á Châu viết dưới đây:

   


Với đặc điểm thích chém giết và coi thường sanh mạng người khác, nên ngày nay dù đã vươn ra ngoài biển, nhưng người Hoa vẫn không bỏ được dân tộc tính của họ là đâm chém nên họ sẵn sàng đâm chìm tàu đánh cá của các nước khác, rồi để mặc kệ nạn nhân vẫy vùng trên biển nước.

Nước Nam chúng ta trải qua nhiều thời bị đô hộ, rồi tầng lớp thượng lưu ưu tú hèn hạ thần phục Bắc Quốc tự "quốc hóa". Mặc dù một thời gian quá dài 2000 năm bị bắt ép phải dùng chữ viết của Bắc Quốc, nên trong văn tự chính thống đã phải sử dụng rất nhiều chữ "quốc" như bài thơ Thần "Nam Quốc Sơn Hà". Nhưng khi bước ra khỏi những trang văn bản, thì mọi người dân bình thường vẫn nói với nhau bằng tiếng phát âm "NƯỚC".
Bị đô hộ cai trị quá lâu khiến cho máu trong huyết quản của chúng ta bây giờ đã pha trộn rất nhiều. Nhưng cái dân tộc tính thì vẫn khác ngược với người Bắc Quốc, rằng: chúng ta tự gọi mình là Nước Việt Nam! Và chúng ta sẽ cứu người trên NƯỚC chứ không giết người trên nước như bọn kia.  


Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Nước Mỹ đã trở thành học trò giỏi của Tàu Chệt và chính quyền Trong Sông về thủ đoạn ngăn cấm tự do ngôn luận.

Thế giới giả tưởng của George Orwell, nơi Big Brother ngự trị tối cao không còn là một mảnh vỡ của trí tưởng tượng, mà là một tầm nhìn tiên tri về các mối đe dọa ngày nay. Brent Bozell, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, giải thích cách thức và lý do Big Tech biến truyện giả tưởng "1984" của Orwell trở thành hiện thực của thế kỷ 21.

George Orwell's fictionalized world where Big Brother reigns supreme is no longer a figment of the imagination, but a prophetic vision of present-day threats. Brent Bozell, founder of the Media Research Center, explains how and why Big Tech is making Orwell’s 1984 a 21st century reality.








KẺ QUỲ GỐI DƯỚI CHÂN TỘI PHẠM LÊN LÀM TỔNG THỐNG MỸ?


Tổng thống Donald J Trump vì sao lại bị lật đổ bởi gian lận bầu cử? - Vì ông ấy, trong vòng 4 năm đã cho cả thế giới thấy rõ ràng sự vô dụng của đám chánh trụy gia! Không! Nói chúng nó vô dụng hình như không xứng. Chúng nó GIAN. Rõ ràng chúng nó có đủ khả năng làm được như tổng thống Trump, nhưng chúng nó không muốn làm.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Cuộc sống thời nay quá bất ổn!

Sáng nay đang làm việc ở vp, chợt giật mình vì cái màn hình máy tính của công ty trang bị cho tôi nó hiện lên thế này:


Oạch! Ai đã làm gì cái máy tính này đêm qua chăng? Không? Nhưng phải có ai đó đã làm gì?

Nghĩ một lúc, đoán ra là do hôm qua vô tình tôi đã làm theo sự CHỈ ĐẠO của thằng khốn nạn MICROSOFT!
Hôm qua, thằng khốn nạn Microsoft nó đã yêu cầu tôi "log in" vào "Microsoft account" - vậy là "log in" theo sự chỉ đạo của nó. Do vậy mà sáng nay nó đồng bộ luôn cái ảnh nền từ cái máy ở nhà vào cái máy ở công ty.

Tôi tự hỏi: Vậy còn bao nhiêu thứ nữa bọn chúng (Big Tech) đã can thiệp vào cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không biết?

Trên máy tính hoặc điện thoại, nếu chỉ cần bạn tìm kiếm từ gì đó, thì đồng loạt tất cả những quảng cáo liên quan đến thứ đó nó hiện luôn ra ở mọi nơi.
Tôi là đàn ông mà, tôi ghét các trò ăn sẵn. Tôi phải bỏ công tìm được cái tôi muốn, chứ lại mang đến dâng tận mồm là tôi không thèm.
Cái ban quản lý nhà nơi tôi ở, thỉnh thoảng cứ nhắn tin vào "mail" là "có quà tặng, 20 xuất thôi, hãy đăng ký sớm để nhận"
Bất cứ quà tặng đó là gì, tôi đều xóa "mail".
Tôi không ưa những thứ mà mình không mất công lại tự dưng được. Hơn nữa quà tặng ấy mà, chắc hẳn 100% là "made in china".

Hôm nọ có người nói với tôi: Nếu nói chuyện trên "messenger" của bọn khốn nạn FACEBOOK thì cũng được nhận quảng cáo rất nhiều khi chúng ta nhắc đến một cái từ khóa nào đó nhiều lần. Tôi đoán là thằng khốn nạn Mark Dái-dơ-bớt đó nó chế ra một cái "engine". Cái "engine" đó làm nhiệm vụ chuyển âm thanh giữa những người nói chuyện, nhưng đồng thời cũng làm nhiệm vụ nhận dạng các từ mà chúng ta phát âm. Rồi khi nó (engine) nhận thấy một từ nào nó được nhắc lại nhiều lần, thì nó giao cho cái thằng "search engine" tìm xem trong cái đống đối tác quảng cáo có cái gì tương tự, và nó bê đến dâng tận mồm.

Hôm nọ con gái đi mua kính "sun glass", cầm một cái kính trông khá đẹp và hỏi tôi "PRC là ở đâu ba?" - Tôi trả lời: "đặt xuống! đừng động vào! có độc!"

Hôm nọ đang chạy xe trên đường, con gái lại hỏi: "Ba à? liệu có thể nào bọn trí tuệ nhân tạo sẽ mạnh hơn con người và phản lại con người không?"
Lúc ấy tôi trả lời: "Trí tuệ nhân tạo hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ "electronic" chứ chưa đạt được mức "biological electronic" nên chúng nó chưa thể tự vượt qua được những cái gì mà con người cho phép chúng làm".

Nhưng hôm nay tôi nghĩ lại, và nhớ lại cái "clip" của ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói về "Khởi động lại toàn cầu hóa" https://youtu.be/xPjdZQmXkgs "Âm mưu bật lại (khởi động lại) toàn cầu" thì tôi nghĩ: Cái trí tuệ nhân tạo hiện nay thậm trí còn đang khốn khiếp và khốn nạn hơn ngay cả khi nó có khả năng "biological electronic".

CHÚNG TA ĐANG THỰC SỰ LÀ NHỮNG CON SÂU CÁI KIẾN nằm dưới sự điều chỉnh của bọn: CÁNH TẢ + CỘNG SẢN (PHÁT XÍT) + TÀI PHIỆT + BIG TECH + BIG MEDIA + BIG EDUCATION + TOÀN CẦU HÓA.

Muốn thoát khỏi sự kiềm tỏa này, chỉ có một cách vứt bỏ hết mọi phương tiện hiện đại để sống một cuộc đời ẩn dật.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Lê Văn Siêu - Quán cháo lú



Vua Tề bị quân Sở phản công đánh thua một trận, khi đường rút binh chạy về, vua chém gẫy hết những cây mọc hai bên, và bao nhiêu lương dân của Sở không kịp tránh cũng đều bị quân sĩ của vua giết cả.

Giết như vậy đã chân tay, về đến gần ranh giới hai nước, vua ra lệnh cho quân sĩ gặp kẻ nào trên đường thì bắt hết về làm tù binh để dân chúng trong nước khỏi dị nghị về trận ra quân ấy.

Hàng muôn vạn tù binh, khóc mếu lũ lượt đi giữa những ngọn giáo mác của đoàn quân hùng hổ như một đoàn quân đại thắng.

Về đến triều đường, vua ngồi trên ngai truyền lệnh cho hỏi khẩu cung của từng tên tù binh một. Hỏi tới đâu lại xử luôn tới đó. Kẻ bị giết, kẻ bị khổ sai, kẻ bị giam, nhiều không xiết kể.

Cuối cùng đến một trang thanh niên hiền hậu, trạc ba mươi tuổi. Thanh niên ấy thưa:

-          Muôn tâu Bệ hạ, tên con là Lú. Con không phải dân của nước Sở, cũng không phải nước Tề, mà là dân nước Giao Chỉ lưu lạc tới vùng biên giới hai nước để kiếm ăn. Cha mẹ chết cả, con chưa có vợ có con. Con chỉ có mỗi một nghề mọn để sinh nhai qua ngày là nghề nấu cháo.

Vua hỏi:

-          Nghề nấu cháo là nghề khó khăn gì đâu mà ngươi khai đời nọ truyền cho đời kia một cách bí mật đến thế?

-          Bẩm, bất cứ nghề gì, hễ tinh luyện lâu năm, cũng đều đạt đến nghệ thuật siêu đẳng. Như nghề nấu cháo của con từ mười đời nay, không phải nấu với gạo củi như người thường, mà nấu bằng một thứ ngọc của gạo. Không cần ăn cháo, mà chỉ cần ngửi hơi cháo người ta cũng đã đủ no. No đây lại là cái no vui sướng, quên hết ưu phiền, cái no thảnh thơi trong người, thoải mái trong tinh thần, không thù oán căm hờn, không ganh tị hằn học vì danh hay vì lợi.

-          Ngươi hãy nấu thử tại đây cho trẫm coi!

Lú tuân lệnh, nấu thử. Một lát hơi cháo bốc ra khiến cả triều đình, vua và văn võ bá quan, người nào cũng đều thấy như lời đã khai của Lú.

Một vị quan ghé tai vua bàn chuyện cơ mật. Vua gật đầu mà truyền cho Lú:

-          Ngươi hãy dạy lại nghề ấy cho Thái tử.

-          Tổ tiên con đã có lời di chúc không được truyền dậy nghề này.

-          Trẫm sẽ phong tước cho ngươi.

-          …

-          Trẫm sẽ ban cho ngươi mười muôn dặm đất.

-          …

-          Trẫm sẽ gả Công chúa cho ngươi.

-          Tất cả, con đều không dám bái lĩnh.

-          Nếu không chịu, trẫm sẽ lấy đầu ngươi. Bây giờ cho ngươi được suy nghĩ. Hẹn hai năm nữa tới đây, một là chịu truyền nghề thì vinh hoa phú quí, mà hai là mất đầu.

Lú ra về, và hai năm sau thì sửa soạn tới triều đường để chịu tội chết.

Đêm hôm trước, Lú nằm ở nhà trọ tại kinh đô với vợ và một đứa con nhỏ, để chờ phiên chầu sáng mai, cụ tổ mười đời nhà Lú hiện về, cho Lú một viên thuốc để nuốt đi và dặn dò mấy câu.

Sáng ngày, Lú vào triều, vua thấy mặt thì hỏi:

-          Khá khen ngươi đã giữ được chữ tín. Nhưng ngươi đã suy nghĩ kỹ chưa?

-          Muôn tâu Bệ hạ, con đã suy nghĩ kỹ, nên nay xin đến để Bệ hạ lấy đầu.

-          Được lắm. Đao phủ hãy sẵn sàng: Ngươi còn muối trối trăng điều gì nữa chăng?

-          Con chỉ xin Bệ hạ một điều là khi đã mất cái đầu rồi thì Bệ hạ cho phép con được tự ý đi ra khỏi nước này của Bệ hạ để sinh nhai.

Vua y cho.

Một hồi trống giục giã vang lên. Thanh đao của đao phủ bập xuống và đầu thằng Lú rời khỏi xác lăn lông lốc.

Ở nơi cổ họng nó sùi lên một cái bọt và lớn dần thành một cái đầu khác mà mắt thường của vua quan và mọi người không trông thấy.

Lú đứng dậy, cúi lạy nhà vua mấy lạy cám ơn, rồi đi ra khỏi triều đường lần về nơi quán cháo cũ để lại tiếp tục nghề cũ của mình.

Lần này, vì không còn cái đầu phàm tục cũ, Lú săn sóc việc nấu cháo bằng lòng chân thành của mình, nên nghệ thuật càng tinh vi hơn. Trước hơi cháo chỉ bay xa một dặm, thì bây giờ bay xa muôn vạn dặm. Trước hơi cháo chỉ khiến người ta quên căm hờn buồn não cũ, bây giờ hơi cháo làm người ta vui vẻ, thương yêu nhau.

***

Sau đó ít lâu, vua Tề lại đem đại binh mã qua đánh Sở để trả thù.

Khi quân sĩ ra khỏi địa phận nước nhà đi ngang qua quán cháo của thằng Lú thì ngửi phải hơi cháo bốc từ nồi cháo ra, người nào cũng quên hết mối hận thù nước Sở, quăng bỏ cả gươm giáo rồi nhảy múa, ca hát như trong một cảnh thái bình thịnh trị vậy.

Vua Tề thấy tinh thần quân sĩ như thế thì lấy làm lạ và vô cùng sợ hãi. Sau cho người thám thính mới biết là tại nồi cháo của thằng Lú. Ngài bực mình sai quan đi đòi thằng Lú tới. Nhưng khi quan khâm sai tới quần quán cháo, ngửi phải hơi cháo cũng lại đâm ra quên cả lệnh vua rồi vui chơi với mọi người, không trở về phục mệnh nữa.

Bất đắc dĩ ngài phải thân hành đi tới. Nhưng chính ngài cũng không dám đến gần quán cháo. Còn sai ai thì cũng lại không dám vì sợ người ấy lại đi mất hút.

Cả bộ tham mưu đành ngồi khoanh tay đứng cạnh ngài ở xa xa để ngó vào nồi cháo.

Ngài chợt nẩy ra một ý kiến. Ngài rút mũi tên lắp vào cây cung lớn và giương cung bắn vào nồi cháo, mục đích để làm nó vỡ ra thì sẽ hết hơi.

Nhưng khi mũi tên bay đến gần nồi cháo, gặp hơi cháo tỏa ra, cũng lại đâm ra ngơ ngác, quay lộn mấy vòng rồi rơi xuống đất.

Ngài bắn bao nhiêu mũi tên ra cũng đều bị như vậy cả.

Trong khi vô cùng bối rối, có người mưu sĩ bày kế:

-          Hơi cháo chỉ theo gió bốc lên được trên không mà không thể xuyên qua được mặt đất để xuống dưới. Nếu bây giờ đào hầm từ nơi này đến tận bếp lửa rồi cho người thọc gươm lên chọc thủng nồi cháo, ắt là thành công.

Kế ấy hay, lập tức được thi hành.

Và mười ngày sau, khi hầm đã đào xong, một vị thượng tướng đai giáp chỉnh tề được lệnh của vua, chui xuống hầm để đi chọc thủng nồi cháo của thằng Lú.

Quả nhiên nồi cháo thủng, bếp tắt và hơi cháo không bốc lên nữa. Tinh thần quân sĩ lại hăng hái như trước. Vua quan bây giờ mới dám tiến lại gần thằng Lú.

Lú đứng dậy lạy chào.

Vua tuy giận, nhưng bởi đã có lời hứa hôm trước nên không biết làm sao. Ngài đành dùng giọng ôn tồn để nói với nó:

-          Đường này là đường của quân đội ta đi qua. Ngươi hãy vui lòng dẹp quán tạm tránh đi lối khác làm ăn. Đó là một cách ngươi giúp ta nhiều lắm vậy.

-          Nhưng con sợ đi đến đâu người ta cũng lại đuổi con đi như thế này thì tội nghiệp quá.

-          Không ngại, ta có một đường hầm dưới này, ngươi hãy tạm xuống đó làm ăn, đợi khi dẹp xong nước Sở thì ngươi lại trở lên. Khi đó, ngươi muốn gì ta sẽ cho ngươi vừa ý.

Lú vâng lời, dắt vợ và đứa con ba tuổi đi xuống hầm ấy.

Không dè đường hầm quanh co, Lú lạc cả vợ con, lại đi lạc luôn xuống Âm phủ. Đến một chỗ cảnh vật xinh tươi, nhiều bóng người qua lại, Lú dừng lại, dựng quán và nấu cháo như cũ.

Các hồn ma khi bị quỷ xứ áp giải ngang qua đường ấy để vào cung điện Diêm Vương, trước khi chưa có quán cháo, thì kẻ nào cũng khóc mếu, nào nhớ vợ thương con trên trần, nào tiếc sự nghiệp công danh đã dày công vun đắp, nào lo sợ tội lỗi đã lỡ phạm rồi… Cảnh Âm cung toàn là những khóc than, buồn lắm!

Đến khi có quán cháo của thằng Lú, các hồn ma đi ngang qua, ngửi được hơi cháo ấy thì quên hết những việc cũ trên trần và vui vẻ một cách kỳ lạ.

Diêm vương thấy thế cho người điều tra, thì phán quan giở sổ ra đọc, quả có thấy chép: Ngày ấy, tháng ấy có thằng Lú tới đặt quán cháo để các linh hồn quên những đau buồn ham muốn cũ mà vui sống với nhau.

Diêm vương gật đầu, cho là số Trời phải thế.

***

Trải hai ngàn năm qua, từ đời Xuân Thu cũ đến thời mới, Lú cứ vui vẻ ngồi nấu cháo, không thiết đến việc trở lại dương gian.

Một hôm, người ta bắt về trình với Diêm Vương một lũ người, cũng khai là nghề nấu cháo Lú ở trên trần, nấu bằng giấy mực, mục đích để người ta quên cha, quên mẹ, quên vợ, quên chồng, quên cả thầy trò bạn bè, để chỉ còn có một vọng tâm về quyền lợi và địa vị trong sự tranh bá đồ vương.

Ngài sực nhớ thằng Lú và lo sự thay cho loài người. Nhân lại sợ mang tội với bề trên là hai ngàn năm qua, bao nhiêu linh hồn đã được đi đầu thai cả, duy có thằng Lú thì bị ngài bỏ quên. Ngài vội vã cho đòi Lú tới mà phán:

-          Ngươi xuống đây đã lâu. Nay đã mãn hạn vậy cho ngươi được đi đầu thai mà trở về dương thế.

Lú sợ hãi, quỳ tâu:

-          Muôn tâu Bệ hạ, đời con chỉ có một nghề nấu cháo này cho người ta quên hận thù mà trở lại thương yêu vui vẻ với nhau trong lễ nghĩa và liêm sỉ. Nghề ấy con không làm thì không sống được. Cũng như con ong phải gây mật, con tầm phải nhả tơ. Nay Bệ hạ thương đến mà cho con được đi đầu thai, con rất cám ơn, nhưng con không biết phải làm kiếp gì, sợ thiên hạ bây giờ không ưng món cháo ấy, cho là có hại cho họ, rồi lại đuổi con đi như vua Tề thuở nọ.

Diêm Vương phán:

-          Số là con chưa rõ, trên trần hiện giờ đang có một lũ nấu cháo lú giả, bắt chước theo nghệ thuật của người Tề từ phương Bắc lan xuống, khiến cho người ta say mê chém giết và làm hại lẫn nhau, không còn tình nghĩa vợ chồng, cha con, anh em, bè bạn gì hết. Cảnh dương thế bây giờ đương là một cảnh đọa đày. Muôn triệu chúng sinh đương hụp lặn trong bể nước mắt. Phải có thứ cháo Lú thực mới khiến được người ta đừng ngửi phải hơi của thứ giả. Bổn phận con là phải trở lên trên trần, dầu tủi nhục mấy cũng nên cam chịu. Con cũng sẽ được giữ nghề cũ, nhưng lần này, nấu bằng giấy mực. Nếu như cả mặt đất quả thực sẽ không đâu dung được nghề của con, thì con lại xuống đây với ta, con vẫn luôn luôn là một kẻ rất cần cho mọi linh hồn.

Thấy thằng Lú vẫn còn ngần ngừ chưa quyết, Diêm Vương lại phán:

-          Con nên can đảm mà nhận cái nghiệp ấy. Các cụ tổ của con chắc cũng sẽ đồng ý với ta. Đây, ta cho đi mời hết thẩy các cụ lại.

Lệnh của Diêm Vương truyền đi. Một lát các cụ tổ nhà Lú lục tục đến ngồi cả xung quanh.

Khi đã đông đủ. Diêm Vương trình bầy lại những việc vừa qua và nói lại những lời vừa nói.

Tất cả các cụ tổ nhà Lú đều gật đầu khuyên cháu ra đi:

-          Chúng ta biết lần này sứ mạng của con sẽ khó khăn gấp muôn ngàn lần trước. Vậy chúng ta cho thêm con một lá bùa nữa để con cho thêm vào nồi cháo. Đó là cái bùa Thương Yêu, mà không có nó thì loài người sẽ không thành được loài người.

***

Vậy, hồn thằng Lú đầu thai làm một nhà văn hóa.