Thứ Hai, 26 tháng 1, 2009

Lại chuyện lá cờ




Trong khi thảo luận với bạn bè trên khắp nẻo cuộc đời, lão gặp một số câu phát biểu có phần hơi chính trị, nhưng lại thiếu tấm lòng của những người vốn là cùng con cháu lạc hồng:

1. Hoa Kỳ là nước công nhận cờ vàng ba sọc đỏ tại 1 số tiểu bang. Vậy lá cờ nào đại diện cho nước Việt Nam tại đại sứ quán Việt Nam ở Hoa Kỳ?

2. Cờ 3 que giờ chỉ là phế tích của chính quyền Sài gòn ngày xưa, bây giờ họ mang đi phe phẩy để tự lừa dối mình, họ ảo tưởng sẽ có một ngày thành lập trở lại nước VNCH trước kia.


3. Hiện tại những người sống lưu vong ở Hoa Kỳ từ sau 75, chỉ qua là Hoa Kỳ thực hiện chính sách nhân đạo và không bỏ rơi mà thôi, chứ thật ra Hoa Kỳ chẳng mặn mà gì với một đám người của chế độ cũ đâu nhé. Sống chỉ chật đất Hoa Kỳ và ăn bám xã hội Hoa Kỳ.



4. Nước Việt Nam chúng ta có quan hệ hợp tác với 186 nước trên khắp thế giới, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam hiện đang bay phất phới cùng hàng trăm quốc kỳ khác của các nước trên thế giới (UN, UNDP, UNFPA, UPU, ASEM, ASEAN, WTO), hay tại các nước mà Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao trong đó có cả Mỹ. Thì việc cái lá cờ 3 soọoc gì đó chẳng qua chỉ là 1 thứ vứt đi và không còn ý nghĩa đối với cộng đồng quốc tế và người dân Việt Nam nữa.


5. Những tiểu bang công nhận cờ vàng ba sọc đỏ của người VN chỉ đơn thuần công nhận một biểu tượng di sản văn hóa của một nhóm người mà trước đây họ đã sống dưới bóng lá cờ này. Nay họ đến đây và đã có nhiều đóng góp to lớn cho địa phương nơi họ cự ngụ.

Lão nhận thấy khá nhiều bạn phát biểu thiếu trung lập, đôi khi thể hiện trình độ hiểu biết thấp kém trong những lời phát biểu. Và một vài phát biểu có tính miệt thị.
Những người có nhân tâm thông thường sẽ không có những lời lẽ kì thị, hay miệt thị như vậy.

Trước tiên chúng ta nói về lịch sử quốc kỳ:

Đất nước chúng ta bắt đầu thời kỳ độc lập lâu dài từ năm 938 sau khi Ngô Vương Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Từ đó nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam rồi Việt Nam như ngày nay.
Tuy nhiên về quốc kỳ thì lại không có qui định rõ ràng lắm, hoặc là có mà lão chưa được biết.
Các triều đại của VN từ năm 938 đến nay là Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, và sau đó là thời cận đại.
Lão chưa được biết về một công trình nghiên cứu nào về lá quốc kì xưa, lão chỉ một lần vô tình nhìn thấy quốc kỳ của triều Lý (hình ở đây http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100091
 ). Nó giống như bất kì một lá cờ cổ điển nào và có chữ "Lý" ở giữa cờ.

Bắt đầu từ triều đại Nguyễn, năm 1802, thời vua Gia Long bắt đầu có qui định về quốc kì (trước đó có hay không lão chưa được biết). Xem hình các lá cờ của Việt Nam từ thời 1802 đến nay trong link
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Vi%E1%BB%87t_Nam
Có thể nhận thấy ngay lá cờ vàng 3 sọc đỏ là có từ khi nào.

Tại sao những người VN ở xa tổ quốc lại có đền thờ quốc tổ Hùng Vương, thiết lễ Phật Đản Sinh vào ngày 8 tháng Tư Âm lịch, tôn vinh phụ nữ vào ngày giỗ Trưng Nữ Vương, cúng lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng Bảy giống như người Việt trong nước, chỉ khác là họ không thờ lá cờ đỏ sao vàng?
Những người ấy là ai? Và vì sao họ không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng? Chúng ta nên tìm đọc nhiều hơn về lịch sử.
Nhưng có một điều chắc chắn là lá cờ đỏ sao vàng ngày nay chỉ mới trở thành hiệu lực trên toàn cõi VN từ năm 1976.
Vậy không có lý do gì bắt những người Việt không sống ở VN từ 1976 đến nay phải thờ nó.
Và một số đông người Việt khác mà người ta vẫn gọi là "thuyền nhân" cũng không thờ lá cờ đó. Câu chuyện về "thuyền nhân" là một trong những câu chuyện nhiều máu và nước mắt nhất trong lịch sử.

Các đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam tất nhiên là phải treo cờ đỏ sao vàng, vì họ đại diện hợp pháp cho chính quyền VN hiện nay.

Việc một số chính quyền ở các tiểu bang ở Mẽo, hay Úc chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng dễ hiểu, vì ở đó là những nước dân chủ, họ là chính quyền do dân bầu lên, bởi vậy họ phải chấp nhận những "yêu cầu hợp pháp" của dân. Những chính quyền đó họ không phủ nhận chính quyền VN đương đại, nhưng họ cũng không thể phủ nhận cộng đồng người Việt nước sở tại.

Ai nói người Việt ở nước ngoài "ăn bám" chính quyền nước sở tại là hoàn toàn thiếu kiến thức.
Lão chưa thấy ở đâu lại có nhiều người không phải làm mà cũng có ăn như ở nước ta vậy.
Ở VN chỉ cần tên là quan thì người ta xếp hàng đến biếu tiền. Còn ở những nơi như Mẽo, Úc, Anh, Đức, Pháp... làm đến tổng thống như Sarkozy mà đôi khi chào người dân còn không được người ta chào lại.