Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Ngụy biện: Năng lực kinh tế kém - Năng lực y tế kém - Ý thức người dân kém

 


Khi đặt ra câu hỏi: Tại sao ngay từ đầu chúng ta không làm đúng?

Thì đa số mọi người lâm vào ngụy biện:

1) Năng lực kinh tế kém

2) Năng lực y tế kém

3) Ý thức người dân kém


Thứ nhất: Ý thức người dân là do giáo dục. Tại sao bọn chúng có thể lải ra rả cả ngày để nhồi sọ dân yêu đảng, yêu bác, yêu nhà nước, mà lại không thể làm cái việc tương tự để giáo dục người dân về lợi ích của việc đeo khẩu trang, rửa tay bằng cồn, tránh tụ tập đông người, giãn cách, và tránh nói chuyện nơi công cộng?

Giải thích cho người ta hiểu rằng: Nếu đeo khẩu trang là để bảo vệ người đối diện và người xung quanh, hẳn là với bản tính yêu thương con người, thì người ta sẽ sẵn sàng đeo khẩu trang.

Chắc hẳn đối với mọi người, việc đeo khẩu trang và liên tục sát khuẩn bằng cồn sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc bị cấm đi lại sách nhiễu.

Khổ nỗi, ở nước Vệ, nếu ăn cắp 1 cái bánh mì thì ngồi tù mọt gông, nhưng ăn cắp cả ngàn tỉ đồng thì chỉ cần "xin lỗi Bác" là okie! Bảo sao dân người ta không muốn tuân thủ nữa.

Nhưng phải công nhận, sức chịu đựng của dân nước Vệ phải nói là khủng khiếp! Bắt ne bắt nét, bao nhiêu tầng áp bức, thậm chí chỉ là hội trưởng phụ nữ thôn thôi mà gào lên là dân cũng im bặt! Dân dễ bảo như vậy mà tại sao không hướng dẫn người ta cách phòng dịch hiệu quả?


Thứ nhì: Hệ thống y tế kém: Số người bị bệnh nặng cần chăm sóc y tế đâu có nhiều đâu so với số người dương tính. Hệ thống y tế của ta quá tải vì chúng ta đem nhốt hết cả những người dương tính đấy chứ!

Chẳng hạn những người này trông họ hoàn toàn bình thường - chỉ dương tính thôi mà - đâu cần phải vào viện để rồi quá tải bệnh viện!

Cứ cho là số lượng người bệnh nặng cần chăm sóc nhiều, thì bệnh viện dã chiến cũng làm được đấy thôi.

Thiết bị quan trọng cho việc chăm sóc bệnh nhân là máy tập trung ô-xy. Loại máy này giá sản xuất xuất xưởng ở Mỹ là từ 300~400USD, về đến VN cứ cho là bị tăng gấp đôi do vận tải đường xa thì cũng cùng lắm là 15 triệu/cái. Đâu có quá sức so với ngân sách nước nhà. Vậy mà sao Y Tế VN lại bán tới giá 32 triệu?


Thứ 3: Kinh tế kém:

Lấy lý do là kinh tế kém nên không để xảy ra bùng dịch, nên ngay từ đầu đã giam cầm cả mấy chục ngàn người nhập cảnh trong các trại cách ly, mà tất cả bọn họ không có ai dương tính.

Thử tính một bài toán kinh tế:

Giam cầm 1 người trong trại cách ly 14 ngày liền hết bao nhiêu tiền.

Nếu để người đó nhập cảnh, lấy mẫu để xét nghiệm rồi yêu cầu người ta tự cách ly ở nhà 14 ngày.

Thì chi phí cho việc nào sẽ rẻ hơn?


RÕ RÀNG ngay từ đầu đã làm sai, nhưng không ai dám phân tích đúng sai.

Ngay từ đầu đã bắt bệnh nhân chỉ uống thuốc không ăn cơm, nên đến giờ thì kiệt sức, có uống thuốc cũng không chữa được bệnh!


Đại dịch - Giãn cách xã hội hay Giam cầm xã hội - Trò đánh tráo khái niệm của bọn cộng sản - Trò này diễn đi diễn lại mà vẫn lừa được mới đau

 


Từ khi bắt đầu dịch bệnh cho đến nay là gần 2 năm, bọn chúng nó luôn thực hiện trò "giam cầm xã hội" bằng chứng dễ thấy nhất là suốt từ cuối tháng 3 năm 2020 đến nay, toàn bộ các chuyến bay quốc tế của mấy cái hãng hàng không ở xứ Vệ là đắp chiếu hết. Từ VN mà muốn ra đi thì dễ. Nhưng người VN mà muốn về nước thì không hề đơn giản. Phải đăng ký, và chờ đợi được cấp phép. Trong khi đó người nước ngoài vẫn vào được VN theo một quy trình dễ dàng hơn nhiều.

Nếu bạn là chủ nhà, khi bạn thấy 2 thằng đứng ở cổng, một thằng là con bạn, một thằng là người nước ngoài bạn sẽ làm gì?

- Đuổi cổ thằng con đi và rước thằng người nước ngoài vào!


Cụm từ "Giãn cách xã hội" được sử dụng, và không có sử dụng cụm từ khác!


Chúng nó cố tình dùng từ sai để đánh lận con đen, mập mờ, để giăng bẫy.


1) "Giãn cách xã hội" ở Nhật Bản họ bắt đầu khuyến cáo từ tháng 2 năm ngoái (2020) cho đến nay, chưa một giây phút nào ngừng nghỉ, ở mọi ngóc ngách kể cả chỗ người đông tấp nập đến những nơi hoang vu hẻo lánh.

Họ dùng mọi phương tiện để truyền tải thông tin đến mọi người về những phương cách giãn cách xã hội:

- Ở những nơi có ghế ngồi công cộng thì họ cứ cách 1 ghế họ dán một ghế cái thông báo "vì giãn cách xã hội nên đề nghị không ngồi ghế này".

- Trên xe bus, tàu điện thì mọi người tự động tránh ngồi gần nhau và tuyệt nhiên không nói chuyện.

- Máy bay chỉ bán 50% vé, và hệ thống phần mềm tự động vô hiệu hóa những ghế giãn cách khi bạn "check in" chọn chỗ ngồi".

- Ở những nơi công cộng, như siêu thị chẳng hạn họ lập trình sẵn thời gian để phát thông báo yêu cầu giãn cách xã hội, nào là đứng cách 2m, đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, rửa tay bằng cồn...

Mọi người ở Nhật đều đã thuộc lòng những cái đó, nhưng những bản thông báo đó vẫn luôn liên tục, liên tục nhắc nhở.


2) Khi những địa phương có số ca dương tính tăng cao, thì chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét việc tuyên bố "Tình Trạng Khẩn Cấp". Khi một nơi nào đó đặt vào tình trạng khẩn cấp, thì ngoài cách biện pháp giãn cách xã hội thông thường ra thì sẽ có một số biện pháp tăng cường như:

- Sếp của cơ quan cho phép nhân viên làm việc từ xa, nếu muốn. 

- Sếp cho phép nhân viên tự đăng ký giờ đến văn phòng và giờ rời văn phòng, để làm gì? Để mọi người không phải đổ lên phương tiện giao thông công cộng cùng một lúc.

- Các nơi phục vụ cho việc rèn luyện sức khỏe như phòng tập "gym" thì không bị hạn chế gì.

- Các nơi phụ vụ cho việc giải trí như quán nhậu, nhà hàng, karaoke,... thì phải đóng cửa lúc 8 giờ tối, không được đón khách quá 80% năng lực của quán (ví dụ quán có 100 chỗ ngồi thì không được đón quá 80 khách). Và không được bán đồ uống có cồn cho khách.


Đó là cách mà Nhật Bản họ làm từ đầu cho đến giờ, và bản thân tôi đang ở Nhật Bản, tôi thấy rất ổn.

Sự tự do vốn có không bị xâm phạm.

Nhưng mọi người tự mình cắt giảm những việc không cần thiết.

Chẳng hạn như trước đây thường cứ tối Thứ Sáu là rủ nhau làm vài ly bia. Nhưng hơn 1 năm nay không uống. Cũng vì thế mà rất nhiều quán nhậu đã tự đóng cửa vì vắng khách.

Không di chuyển khi không cần thiết. Hoặc thấy xe bus đã đông rồi thì chờ xe bus khác. Cuộc sống nó cứ nhẹ nhàng như vậy.

Từ Tháng Một năm ngoái (2020) đến nay, ở Nhật Bản chưa bao giờ có ngày nào không có ca dương tính. Ngày nào cũng có. Nhưng dương tính mà không ốm đau gì thì cũng tự ở nhà tự theo dõi. Chỉ có ốm mệt mới vào viện.

Mặc dù ngày nào cũng có ca dương tính, nhưng số ca cần nằm viện cũng không quá cao, hệ thống y tế vẫn chịu được tốt.

Ở Nhật cũng không có cái gọi là phân loại F0 hay F1 gì cả, cũng không truy tìm dấu vết của ai.

Có một phần mềm cài trên điện thoại, nếu ai dương tính thì tự khai báo trên cái app đó. Danh tính được giữ kín. Khi một người xem cái app của mình mà thấy có thông báo là "ghi nhận tiếp xúc gần với dương tính", thì có thể đăng ký đi xét nghiệm.

Ngoài ra ai có triệu chứng cảm cúm, ghi mình nhiễm, cũng có quyền đăng ký xét nghiệm.

Ngoài ra còn có cái bộ "test" nhanh bán ra thị trường, nếu ai nghi ngờ, có thể tự "test", nếu thấy 2 vạch thì có thể tự nguyện đăng ký đi xét nghiệm.


Bản thân tôi cảm nhận xã hội Nhật Bản vẫn cứ bình thường như lúc chưa dịch, mọi thứ cần thiết cho cuộc sống và công việc vẫn cứ bình thản từ từ diễn ra. Chỉ có điều là mọi người đều đeo khẩu trang và không hề quan tâm chỗ mình ở có ca dương tính hay không.


Thời gian gần đây, số ca có bệnh nặng tăng cao, khu vực Tokyo dường như đã quá tải cho bệnh viện. Nhưng họ không hề tiến hành việc giam cầm 15 triệu dân Tokyo trong nhà.

Bản tin ngày hôm nay (30/8/2021) trên NHK:





Với những gì đang diễn ra ở Vẹm, dùng từ "giãn cách xã hội" là một sự đánh tráo khái niệm trắng trợn. Phải gọi là "giam cầm xã hội" mới đúng.


Khi mà những việc cần thiết bị ngăn cản không cho làm thì không phải là chống dịch, mà là làm cho dịch trầm trọng hơn.

Một người bệnh, đến bệnh viện, bác sĩ khám xong cho thuốc, hoặc phác đồ điều trị.

Rồi bác sĩ phải bổ sung thêm: "phấn chấn lên, bệnh sẽ khỏi, nhớ là ăn nhiều vào, chán ăn cũng phải ăn, để lấy sức mà đấu chọi với bệnh".

Chưa bao giờ thấy bác sĩ nào nói "cấm ăn gì, chỉ được uống thuốc"

 

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Vô gia cư - Đại dịch và thuyết âm mưu

 

Ở Sài Gòn, có khoảng 15 triệu người sống ở đó, trong số đó có rất nhiều người sống vô gia cư, không nhà cửa, và có đến vài triệu người sống ở khu ổ chuột...

Những người vô gia cư và những người sống ở khu ổ chuột, họ kiếm ăn theo bữa và không hề có tích lũy.

Khi thành phố "lockdown", họ bị buộc ngừng kiếm ăn, và họ chết không rõ lý do: có thể vì cúm tàu chệt, có thể vì huyết áp cao, có thể vì đói ăn, có thể vì ung thư, có thể vì tiểu đường,... 

Nhưng cứ khi nào có người chết, thì bọn làm nhiệm vụ lại phun cồn khử trùng rồi bọc ni-lông và đếm vào số người chết vì cúm tàu (trực tiếp), trong khi có khi họ gián tiếp chết vì cúm tàu.








Một lý do thứ 2 nữa là:

Giống như Italia vậy, số người nhiễm cúm tàu lại đa số là những người có nguy cơ tử vong cao, do đó họ tử vong nhiều.

Ở VN, cũng có khám sức khỏe hàng năm, nhưng gần như việc khám đó chỉ là để khám cho có vẻ thôi, chứ không "clear" được là người ta có bệnh gì hay không, thậm chí ở Hà Lội, khi mà người ta lấy một mẫu xét nghiệm máu phô-tô ra cho cả vài trăm người. Vậy thì làm sao ai biết là mình có bệnh nền hay không?

Thế nên ở VN cứ bảo là "ai cũng chết, chứ không chỉ người già và người có bệnh nền". Khổ cái là một số người trẻ nhiễm cúm tàu chệt và chết, nhưng lại không hề biết là trước đó mình có bệnh nền hay không.


Có một thuyết âm mưu như này: 

Cuối năm 2002, ở Quảng Đông xuất hiện con vi khuẩn SARS và nó tấn công mạnh nhất ở Hồng Kông năm 2003. Con virus SARS tạo ra triệu chứng giống bệnh cúm và giống cúm tàu chệt covid lần này. 

Con vi khuẩn SARS này gây ra một dấu ấn kinh hoàng cho toàn thế giới vì độc tính của nó quá cao, tỉ lệ chết là 11%. Nhưng số người chết lại không nhiều vì khả năng lây nhiễm của nó lại quá thấp.

Rồi nó đột ngột biến mất. = Bởi vì khả năng lây nhiễm thấp nên nó biến mất. Khi chưa có thuốc chữa và chưa có "vaccine" phòng ngừa.

Thế nên thuyết âm mưu là: SARS cũng là sản phẩm version 1 của phòng thí nghiệm. Nhưng nhược điểm là độc tính cao và khả năng lây nhiễm kém. Do đó, bọn lãnh đạo Nước Lạ mới lệnh cho phòng thí nghiệm phải cải tiến con SARS 1 đó lên version mới với độc tính giảm đi 10 lần, nhưng khả năng tồn tại trong môi trường bình thường lại tăng 10 lần.

Thế nên bọn WHO đặt tên cho nó là SARS 2.

Tại sao lại phải giảm độc tính: Vì độc tính mà cao thì có thể nó cũng sẽ giết nhầm phải quân đội của Nước Lạ.

Nâng cao khả năng tồn tại để nâng cao khả năng lây nhiễm và sẽ kéo dài sự tồn tại của đại dịch, và vì vậy sẽ làm cho cả thế giới điêu đứng.

Vụ đại dịch lần này bọn lãnh đạo Nước Lạ còn được may mắn nữa là nhờ cái nhân loại này quá xàm xì, cộng với mạng xã hội phát triển tột bậc, khiến cho vài cô gái chỉ cần khoe 3 vòng là có thể kiếm bội tiền và dẫn dắt dư luận, hoặc vài chàng trai chỉ cần biết diễn hài thôi cũng trở thành biểu tượng để họ "follow".

Thế là, với nhân loại xàm xì và mạng xã hội đó, toàn những kẻ chẳng biết gì về bệnh dịch thì lại ngồi tưởng tượng ra đủ thứ để rung cây dọa khỉ, rồi tin tức "fake" cứ thế tràn lan, vì vậy mà đâu đâu cũng sốt lên xình xịch.

Chống dịch trên "internet" là chính đó chứ!

Người ta hù dọa nhau đủ trò!

Người ta cũng nghĩ ra đủ trò chống dịch, thậm chí mấy tay thày phù thủy còn tuyên bố rằng "thày sẽ bắt được con cúm này cho mọi người xem"!


BÌNH THẢN mà nhìn thì sẽ hiểu được chân tướng! Người ta sanh ra vì có lý do, và người ta chết đi cũng có lý do. Sự chết cũng là một diễn tiến của một quá trình tự nhiên!

Không ai biết đằng sau cánh cửa đó là hạnh phúc hay bất hạnh! Vậy nên chăng bình thản đón nhận nó thay vì cứ hù dọa lẫn nhau?



Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Bọn nó định dọa ai? Chúng nó muốn thị uy cái gì?

Khi tập hợp chuẩn bị đi chống dịch thì không tay nào có súng.

Khi ra trước mặt dân thì có súng.

Vậy rõ ràng là chúng nó cố tình khoe vũ khí nóng trước bàn dân thiên hạ.

Chúng nó thị uy cái gì? Chúng nó muốn đe dọa ai?


 

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Thế giới công nghệ: Bạn đang hưởng thụ hay bạn LO LẮNG? - TÔI đang đơn độc cố gắng CHỐNG LẠI nó



Bạn hãy xem lại phim Wall-E!

Tôi xóa trương mục Zalo cách đây vài năm.

Tôi xóa trương mục Facebook đúng ngày 4/7 - quốc khánh Mỹ - một đất nước đã từng là biểu tượng của TỰ DO!

Tôi không mua sắm trên Amazon, nhưng vẫn có mua sắm trên Lạc Thiên và một vài trang web lẻ tẻ khác.

Tôi đang chuyển dần trương mục email của mình rời khỏi google mail.

Tôi đang gắng chuyển việc tìm kiếm bằng các công cụ khác google, như 楽天ウェブ検索|検索で楽天ポイントを貯めよう! (rakuten.co.jp) hoặc DuckDuckGo — Privacy, simplified. nhưng phải nói thật là khi không tìm thấy cái mình muốn thì tôi lại dùng google, mặc dù khi dùng google thì kết quả tìm kiếm không hề tốt hơn.

Tôi gắng bỏ việc đọc tin tức trên internet, tôi cũng gắng bỏ việc xem youtube, vì những tin tức trên internet hay youtube cũng không hơn gì mấy tờ báo lá cải chấm đuôi VN hoặc thời sự của VTV - đều là "fakenews" nhằm định hướng não trạng của mình.

Tôi đã rời những clip của tôi sang một serve mới có tên là rumble.

Tôi muốn chống lại thế giới công nghệ, nhưng tôi không thể nào thoát hẳn được ra ngoài. Chỉ là rời bỏ "big tech" để xài những thứ không tên tuổi mà thôi.

Thực sự đáng sợ!

Quay lại phim Wall-E! Bạn nghĩ phim đó là giả tưởng ư? Không phim đó đang phản ánh thực trạng hiện tại của loài người chúng ta. Loài người đã trở nên yếu ớt và què quặt và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới công nghệ!

Có thể nào quay lại cái thời lao động chân tay và mọi trò chơi cũng là chân tay không?

Câu trả lời là KHÔNG ai muốn vậy! Thế giới hiện tại tiện lợi quá mà! Nhưng càng tiện lợi thì chúng ta càng chỉ như "con sâu cái kiến"

THỰC TẾ KHÔNG NHƯ TA TƯỞNG!



Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Bão -> Không bão -> Bão

Một hiện tượng thời tiết được gọi là "tropical cyclone" thường được dịch sang tiếng Việt là "bão nhiệt đới".

Hiện tượng thời tiết này tùy vào mức độ mà có cách gọi khác nhau, "tropical depression = áp thấp nhiệt đới"; hay "tropical storm = bão nhiệt đới"; hay "typhoon/ hurricane/ cyclone = siêu bão nhiệt đới".

Đặc điểm chung là nó có mắt bão: nơi áp suất không khí thấp nhất.

Các vòng đẳng áp là những vòng tròn đồng tâm. Đây là đặc điểm riêng biệt! Nếu các vòng đẳng áp không tròn không đồng tâm thì không tính là "tropical cyclone".

Cơn bão có tên là OMAIS hình thành ở giữa Thái Bình Dương, di chuyển dần về phía Tây (hướng về Phillipine, được vài hôm thì nó tự phá vỡ những vòng tròn đẳng áp đồng tâm và không được tính là bão nữa. Cái tâm áp của nó tiếp tục di chuyển về phía Tây và đến gần Philippine nó lại tái lập những vòng tròn đẳng áp đồng tâm. Lại thành bão. Và nó đổi hướng lên phía Bắc. Dưới đây là hình đánh dấu sự di chuyển của nó.



Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Người Việt nghĩ không tốt về tổ tiên của mình?

Phải chăng người nước Vệ nói riêng và người phương Đông nói chung (Tàu Chệt, Đài Loan, Hồng Kông) luôn nghĩ không tốt về tổ tiên của mình?

Nếu chúng ta xem phim của bọn giãy chết Tây lông, chúng ta sẽ đều thấy khi một ai đó qua đời thì họ làm lễ rửa tội và sau đó người chết sẽ đi LÊN. Sau đó nếu bọn họ có kể chuyện về những người đã chết thì họ đều nói rằng ở TRÊN đó họ vẫn dõi theo chúng ta xuyên qua những ĐÁM MÂY.

Ấy thế nhưng ngược lại, ở xứ Thiên Đường Đông Lào thì dường như luôn nghĩ là mọi người chết đều đi XUỐNG. Bằng chứng một cách mạnh mẽ và rõ ràng là người xứ Thiên Đường Tây Phi Luật Tân đốt vàng mã rất nhiều, và họ bàn tán với nhau rằng "Vàng Tiền là để các cụ hối lộ quan CAI NGỤC, rồi đi qua các cửa ải cũng phải hối lộ lính canh". Rồi rằng là vì ở DƯỚI đó các cụ thiếu cái nọ cái kia nên phải đốt để biếu các cụ.

Từ đó mới suy ra cái cách nghĩ như sau:

1) Bọn Tây lông họ nghĩ họ đang sống ở DƯỚI NGỤC, và người đã chết thì đi LÊN. Mà đã đi LÊN rồi thì không cần gì cúng tiến từ bọn ở DƯỚI. Nên vì thế họ (bọn Tây lông) không có biếu vàng tiền hay đốt mã gì cả.

2) Người xứ Thiên Đường Đông Lào thì nghĩ rằng họ đang ở TRÊN THIÊN ĐƯỜNG, và những người đã chết là đi XUỐNG NGỤC, nên mỗi dịp cúng họ đốt rất nhiều vàng mã. Đặc biệt điển hình là dịp đốt mã RẰM tháng Bảy.

Khi chúng ta nghĩ chúng ta Sẽ Đi Xuống, thì xã hội chúng ta sẽ không bao giờ tốt đẹp được cả!

Khi nào cái nghề kinh doanh những thứ đem ĐỐT còn kiếm BỘI TIỀN thì xã hội còn ÂM U!




Hình ảnh hiếm hoi của nước Nhật thời nay!

Hơn 10 năm trước, mỗi khi lên tàu điện ở Nhật, tôi luôn thấy mọi người lôi từ trong túi ra một quyển sách và đọc. Nhưng thời nay thì thấy người ta phẩy phẩy sờ sờ ở khắp mọi nơi. Và đương nhiên trên tàu điện thì gần như già trẻ, lớn bé, gái trai gì đều sờ sờ phẩy phẩy.

Quan sát cái cảnh sờ sờ phẩy phẩy đó tôi đã có lần thốt lên rằng: "Nhật Bản hỏng rồi!"

Hôm nay trên tàu điện bỗng thấy một cậu thanh niên "nhà quê" (đoán vậy qua cách trang phục của cậu), một mình cậu ta ngồi đọc sách.



Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Pfizer - Ông ngoại - Cháu ngoại đang là "keyword nóng" mới kinh chứ!

Chẳng là có mấy ông bạn thấy mình chọn Pfizer để tiêm thì bảo mình là: Tiêu chuẩn của mày là "ông ngoại" hay "cháu ngoại".

Làm mình chẳng hiểu quáy gỳ cả. Con gái thì chưa lấy chồng, làm sao lên chức "ông ngoại". Còn cụ ngoại của mình đã về với Trời lâu rồi, vậy thì mình cũng không có suất cháu ngoại.

Mình hoang mang quá mới hỏi lại mấy gã đó, thì bọn họ gửi cho bài báo về cái cô Vũ Phương Anh nào đó. Trong bài báo đó nó nói rằng: "Bộ tuyên bố là cô Phương Anh này nói láo"

Cám ơn ông Bộ, may quá chứ không thì tôi lại phải tìm cách làm ông ngoại... ke ke...

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-mininstry-of-health-beauty-queen-who-had-grandpa-help-with-non-registration-pfizer-covid-19-vaccination-spreads-fake-news-07232021081450.html


Bộ Y tế: Hoa khôi có ‘ông ngoại’ nhờ tiêm vắc-xin Pfizer đưa tin sai

Trong vụ việc hoa khôi báo chí Vũ Phương Anh khoe được chọn tiêm vắc-xin Pfizer mà không cần đăng ký mà chỉ cần "ông ngoại" đã có nhân viên y tế bị chuyển công tác, sắp đến có thể bà này cũng sẽ bị xử lý khi thanh tra Bộ Y tế kết luận bà đưa tin sai sự thật.

Hôm 23-7, mạng báo Sức khỏe đời sống dẫn văn bản của Thanh tra Bộ Y tế gửi Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kết quả làm việc với Bệnh viện Hữu Nghị xác định bà V.P.A đã được người thân nhờ một bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 từ ngày 12-7 và đã được Giám đốc Bệnh viện đồng ý giải quyết cho tiêm nếu có dư liều vắc-xin.

Đây là việc làm theo Bộ Y tế là để giải quyết tình huống vào cuối mỗi buổi tiêm trong trường hợp có người thuộc diện được mời đến tiêm nhưng không đến hoặc có người thuộc diện được mời đến tiêm nhưng qua khám sàng lọc không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm nhằm tránh lãng phí.

Theo Thanh tra, việc bà Phương Anh được tiêm vắc-xin COVID-19 vào ngày 19-7 thuộc diện này và được Bệnh viện thông báo đến để tiêm.

Bộ Y tế không cho biết danh sách chờ tiêm vắc-xin dư này có mở cho người dân bình thường đăng ký hay không, hay phải quen biết như cô Phương Anh và được tiêm chỉ sau bảy ngày đăng ký.

Hôm 19-7, Bệnh viện Hữu Nghị chỉ còn hai loại vắc-xin mới nhận là Pfizer và Moderna (vắc xin AstraZeneca đã hết từ trước đó) và việc tiêm vắc-xin nào cho người đến tiêm do Bệnh viện điều hành, không có sự ưu ái cho bất kỳ ai.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Bộ Y tế bà Phương Anh đưa tin trên Facebook cá nhân là sai sự thật, do vậy Thanh tra Bộ Y tế chuyển hồ sơ vụ việc đến Thanh tra Bộ Thông tin truyền thông để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Game hại đời lũ trẻ! Bởi vậy tôi thực sự rất ghét những kẻ tạo ra game, kể cả game show truyền hình.

 









Báo Tuổi Trẻ: Con nghiện game online thì nói gì cũng 'nước đổ lá môn' - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Con nghiện game online thì nói gì cũng 'nước đổ lá môn'

16/06/2020 16:05 GMT+7

TTO - Đó là chia sẻ của ông Đặng Lê Anh, chuyên gia giáo dục trị liệu nghiện game tại buổi tọa đàm 'Nghiện game online - Hậu quả khôn lường' do Báo Tiền Phong tổ chức tại Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM sáng 16-6.











Chơi game để kiếm tiền?

Ông Lê Anh kể: "Tôi cùng ăn, ngủ với người nghiện game. Tôi thấy rằng khi một ai đó chơi game online thì rất khó để nghỉ chơi. Khi đứa con nghiện game thì ông bà, cha mẹ có nói gì cũng như 'nước đổ lá môn'. Thầy cô giáo có dùng các hình phạt thật nặng chỉ càng làm cho học sinh chán nản, nghỉ học. Bởi vì một người đã nghiện game online mà không biết cách chữa trị thì rất khó xử lý". 

Tại buổi toạ đàm, B.N, học sinh Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS) kể lại câu chuyện nghiện game của mình: "Ngày trước em nghe trên mạng xã hội nói có nhiều game thủ chơi và trở thành cao thủ, kiếm được tiền từ game online nên em và một số bạn nói với gia đình sẽ chơi game để kiếm tiền".

N bắt đầu chơi game rồi nghiện: "Em chơi 8 tiếng/ngày, chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Sau đó em bỏ nhà đi, bố mẹ tìm về nhốt trong nhà thì em tìm cách trốn ra ngoài. Lúc ấy trong người em chỉ có 50.000 đồng, chơi được một buổi thì hết tiền. Làm gì để có tiền chơi game tiếp đây, chả lẽ đi cướp giật? Trong đầu em cứ xoáy vào câu hỏi đó". 

Rất may sau đó gia đình N. đã tìm được em và đưa vào trường cai nghiện game. 

Gia đình có lỗi lớn nhất

TS.Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Trường Đại học An ninh Nhân dân, phát biểu tại toạ đàm: "Dưới góc nhìn xã hội học, tôi cho rằng nghiện game là một hiện tượng xã hội 'gần gũi' với hiện tượng tội phạm. Bởi lẽ nếu nghiện game sẽ có thể phát sinh vô vàn những tình huống: Không có tiền chơi game sẽ nghĩ ra cách để có tiền (như trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người). 

Bố mẹ không cho chơi có thể dẫn đến cáu gắt, khó chịu, chửi bới. Khi mua bán các vật dụng liên quan đến các trò chơi có thể dẫn đến những bất đồng, xung đột giữa các cá nhân, nhóm…dẫn đến những hậu quả khó lường".

TS Lâm nói thêm: "Hệ lụy của việc nghiện game chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, song theo tôi, gia đình có lỗi lớn nhất trong chuyện này. Bởi lẽ mỗi cá nhân luôn sống trong một gia đình và họ luôn có bước khởi đầu của việc nghiện game. Bước khởi đầu đó đều do gia đình. 

Chẳng hạn, con cái không ăn, cách mà nhiều gia đình thường áp dụng là cho trẻ chơi game để ăn. Hoặc cách để bố mẹ thư thái khi ngồi uống cà phê mà không bị trẻ quấy chính là việc giao hẳn điện thoại cho lũ trẻ; khi trẻ khóc, cách nhiều bố mẹ hay dùng là để bố/mẹ cho con chơi game nhé...". 

TS Lâm đưa ra lời khuyên: "Cách tốt nhất là mỗi thành viên trong gia đình, nhất là bố mẹ phải có cách giáo dục, dạy con khoa học, kiểm soát hợp lý và hiệu quả khi con sử dụng điện thoại, chơi trò chơi trực tuyến như: Đặt giới hạn thời gian khi cho con chơi game (nếu con vi phạm cần có hướng xử lý thích hợp). Cho con đọc những bài báo, xem những clip nói về tác hại của nghiện game. 

Tuyệt đối không sử dụng những hình thức 'khen thưởng' bằng việc cho chơi game. Sắp xếp thời gian đưa con đi chơi những địa điểm, trò chơi bổ ích. Sớm nhận diện những dấu hiệu nghiện game của con cái để có cách xử lý thích hợp; bản thân cha, mẹ không chơi game hoặc chơi game trong thời gian phù hợp để nêu gương cho con cái…" – TS Lâm tư vấn. 

Game online nguy hiểm vô cùng nên chúng ta phải tuyệt đối tránh xa. Một người nghiện game chẳng khác gì nghiện ma túy. Tôi mong các em học sinh nếu có chơi game thì chỉ chơi ở mức giải trí, rơi vào khoảng thời gian tối đa 30 phút với những trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn khai thông trí lực. Đặc biệt tránh xa những game bạo lực

Đặng Lê Anh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Vivonam và thể thao (IVS)


Các cháu trẻ tuổi bị media nó lừa - lại thấy là bài của bọn cộng nô rằng "cứ cái gì mà nói láo miết người ta cũng tin"