Từ khi bắt đầu dịch bệnh cho đến nay là gần 2 năm, bọn chúng nó luôn thực hiện trò "giam cầm xã hội" bằng chứng dễ thấy nhất là suốt từ cuối tháng 3 năm 2020 đến nay, toàn bộ các chuyến bay quốc tế của mấy cái hãng hàng không ở xứ Vệ là đắp chiếu hết. Từ VN mà muốn ra đi thì dễ. Nhưng người VN mà muốn về nước thì không hề đơn giản. Phải đăng ký, và chờ đợi được cấp phép. Trong khi đó người nước ngoài vẫn vào được VN theo một quy trình dễ dàng hơn nhiều.
Nếu bạn là chủ nhà, khi bạn thấy 2 thằng đứng ở cổng, một thằng là con bạn, một thằng là người nước ngoài bạn sẽ làm gì?
- Đuổi cổ thằng con đi và rước thằng người nước ngoài vào!
Cụm từ "Giãn cách xã hội" được sử dụng, và không có sử dụng cụm từ khác!
Chúng nó cố tình dùng từ sai để đánh lận con đen, mập mờ, để giăng bẫy.
1) "Giãn cách xã hội" ở Nhật Bản họ bắt đầu khuyến cáo từ tháng 2 năm ngoái (2020) cho đến nay, chưa một giây phút nào ngừng nghỉ, ở mọi ngóc ngách kể cả chỗ người đông tấp nập đến những nơi hoang vu hẻo lánh.
Họ dùng mọi phương tiện để truyền tải thông tin đến mọi người về những phương cách giãn cách xã hội:
- Ở những nơi có ghế ngồi công cộng thì họ cứ cách 1 ghế họ dán một ghế cái thông báo "vì giãn cách xã hội nên đề nghị không ngồi ghế này".
- Trên xe bus, tàu điện thì mọi người tự động tránh ngồi gần nhau và tuyệt nhiên không nói chuyện.
- Máy bay chỉ bán 50% vé, và hệ thống phần mềm tự động vô hiệu hóa những ghế giãn cách khi bạn "check in" chọn chỗ ngồi".
- Ở những nơi công cộng, như siêu thị chẳng hạn họ lập trình sẵn thời gian để phát thông báo yêu cầu giãn cách xã hội, nào là đứng cách 2m, đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, rửa tay bằng cồn...
Mọi người ở Nhật đều đã thuộc lòng những cái đó, nhưng những bản thông báo đó vẫn luôn liên tục, liên tục nhắc nhở.
2) Khi những địa phương có số ca dương tính tăng cao, thì chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét việc tuyên bố "Tình Trạng Khẩn Cấp". Khi một nơi nào đó đặt vào tình trạng khẩn cấp, thì ngoài cách biện pháp giãn cách xã hội thông thường ra thì sẽ có một số biện pháp tăng cường như:
- Sếp của cơ quan cho phép nhân viên làm việc từ xa, nếu muốn.
- Sếp cho phép nhân viên tự đăng ký giờ đến văn phòng và giờ rời văn phòng, để làm gì? Để mọi người không phải đổ lên phương tiện giao thông công cộng cùng một lúc.
- Các nơi phục vụ cho việc rèn luyện sức khỏe như phòng tập "gym" thì không bị hạn chế gì.
- Các nơi phụ vụ cho việc giải trí như quán nhậu, nhà hàng, karaoke,... thì phải đóng cửa lúc 8 giờ tối, không được đón khách quá 80% năng lực của quán (ví dụ quán có 100 chỗ ngồi thì không được đón quá 80 khách). Và không được bán đồ uống có cồn cho khách.
Đó là cách mà Nhật Bản họ làm từ đầu cho đến giờ, và bản thân tôi đang ở Nhật Bản, tôi thấy rất ổn.
Sự tự do vốn có không bị xâm phạm.
Nhưng mọi người tự mình cắt giảm những việc không cần thiết.
Chẳng hạn như trước đây thường cứ tối Thứ Sáu là rủ nhau làm vài ly bia. Nhưng hơn 1 năm nay không uống. Cũng vì thế mà rất nhiều quán nhậu đã tự đóng cửa vì vắng khách.
Không di chuyển khi không cần thiết. Hoặc thấy xe bus đã đông rồi thì chờ xe bus khác. Cuộc sống nó cứ nhẹ nhàng như vậy.
Từ Tháng Một năm ngoái (2020) đến nay, ở Nhật Bản chưa bao giờ có ngày nào không có ca dương tính. Ngày nào cũng có. Nhưng dương tính mà không ốm đau gì thì cũng tự ở nhà tự theo dõi. Chỉ có ốm mệt mới vào viện.
Mặc dù ngày nào cũng có ca dương tính, nhưng số ca cần nằm viện cũng không quá cao, hệ thống y tế vẫn chịu được tốt.
Ở Nhật cũng không có cái gọi là phân loại F0 hay F1 gì cả, cũng không truy tìm dấu vết của ai.
Có một phần mềm cài trên điện thoại, nếu ai dương tính thì tự khai báo trên cái app đó. Danh tính được giữ kín. Khi một người xem cái app của mình mà thấy có thông báo là "ghi nhận tiếp xúc gần với dương tính", thì có thể đăng ký đi xét nghiệm.
Ngoài ra ai có triệu chứng cảm cúm, ghi mình nhiễm, cũng có quyền đăng ký xét nghiệm.
Ngoài ra còn có cái bộ "test" nhanh bán ra thị trường, nếu ai nghi ngờ, có thể tự "test", nếu thấy 2 vạch thì có thể tự nguyện đăng ký đi xét nghiệm.
Bản thân tôi cảm nhận xã hội Nhật Bản vẫn cứ bình thường như lúc chưa dịch, mọi thứ cần thiết cho cuộc sống và công việc vẫn cứ bình thản từ từ diễn ra. Chỉ có điều là mọi người đều đeo khẩu trang và không hề quan tâm chỗ mình ở có ca dương tính hay không.
Thời gian gần đây, số ca có bệnh nặng tăng cao, khu vực Tokyo dường như đã quá tải cho bệnh viện. Nhưng họ không hề tiến hành việc giam cầm 15 triệu dân Tokyo trong nhà.
Bản tin ngày hôm nay (30/8/2021) trên NHK:
Với những gì đang diễn ra ở Vẹm, dùng từ "giãn cách xã hội" là một sự đánh tráo khái niệm trắng trợn. Phải gọi là "giam cầm xã hội" mới đúng.
Khi mà những việc cần thiết bị ngăn cản không cho làm thì không phải là chống dịch, mà là làm cho dịch trầm trọng hơn.
Một người bệnh, đến bệnh viện, bác sĩ khám xong cho thuốc, hoặc phác đồ điều trị.
Rồi bác sĩ phải bổ sung thêm: "phấn chấn lên, bệnh sẽ khỏi, nhớ là ăn nhiều vào, chán ăn cũng phải ăn, để lấy sức mà đấu chọi với bệnh".
Chưa bao giờ thấy bác sĩ nào nói "cấm ăn gì, chỉ được uống thuốc"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét