Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007

Hiện đại hóa và văn hóa



http://hoaphonglan.vnweblogs.com/category/9171/16689/page/2

Dường như có sự thay đổi quá lớn trong văn hóa của người Việt trong mấy chục năm qua. Dường như sức mạnh của đồng tiền đã lấn lướt tất cả. Dường như câu "tiền có thể mua được tất cả" đã trở thành một "tiên đề bất di bất dịch".
Tội phạm cướp giật ngang nhiên giữa ban ngày.
Nạn nghiện hút nghiện chích tràn lan.
Thanh niên sống không có ý nghĩa, chỉ ăn chơi thác loạn qua ngày.
Giá trị đạo đức xuống thấp tới mức gần như không thể thấp hơn nữa.
Đó là những người của công chúng như Yến Vi, Hồng Nhung, Thùy Linh... không tôn trọng chính mình và khán giả.
Đó là học trò đánh thầy, gài bẫy cô giáo...
Đó là thầy gạ tình lấy điểm. Bảo mẫu thì đánh trẻ thơ. Chủ hành hạ người làm. Mẹ giết con. Vợ chửi chồng...
Đó là "công, dung, ngôn, hạnh" bị xem nhẹ.
Đó là sự chung thủy là lạc hậu, mốt ở văn phòng là phải cặp bồ.
Mấy năm trước các báo rộ lên chuyện KTX ri-đô... bây giờ không còn nói đến nữa bởi nó đã thành chuyện "ngày thường ở huyện".
Các cô gái trẻ thì buông thả. Các chàng trai trẻ thì vô trách nhiệm, cua được càng nhiều gái thì càng nhiều thành tích. Không tôn trọng bất cứ một thứ giá trị nào, vô cảm và vô lương tâm, khiến hiện tượng nạo phá thai xảy ra như cơm bữa.
Quan chức thì tham nhũng tràn lan.
Pháp luật thì bất nghiêm minh, nhà nhà vi phạm pháp luật, người người vi phạm pháp luật.
Vì sao vậy?
Vì chạy án dễ quá!
Vượt đèn đỏ ư? 50k là xong.
Cướp giật ư, vài tháng ngồi bóc lịch + vài tê là xong.
Tham nhũng thì có cả tập đoàn, đâu phải mình tôi tham, xử nhè nhẹ thôi, kẻo xử nặng quá là ảnh hưởng đến nhiều người đó!
Trẻ con thì thích chơi "game online" hơn đọc sách.
Khiến cho mọi kiến thức văn hóa truyền thống đều bị thủ tiêu.

Một đất nước có cần phát triển không?
Vâng, xin trả lời là có.

Nhưng nhiều người nói: "vì phát triển thì phải trả giá, đó là sự mai một về văn hóa!"

Không! nhầm hoàn toàn!
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Những những gì là truyền thống thì cả ngàn năm qua không hề mai một. Thật đáng quí biết bao. Pháp cũng thế, Anh cũng vậy.
Mọi người sẽ hỏi còn nền kinh tế số 1 thế giới là Hoa Kỳ thì sao?
Vâng Hoa Kỳ là quốc gia non trẻ. Văn hóa truyền thống của Hoa Kỳ chính là văn hóa truyền thống của các sắc tộc người định cư tại đó.
Ví dụ người VN thì vẫn giữ truyền thống Việt,
hàng năm vẫn ăn tết Việt,
vẫn giỗ Tổ vào ngày 10 tháng Ba,
vẫn làm lễ Phật Đản sinh ngày 8 tháng Tư,
vẫn cúng Vu Lan rằm tháng Bảy,
vẫn tôn vinh phụ nữ vào ngày giỗ Trưng Nữ Vương...

Vậy rõ ràng chuyện "phát triển kinh tế phải đi đôi với suy đồi văn hóa" là kết luận cực kì tiêu cực và không thể chấp nhận được.

Trung Quốc đã phát triển cực nhanh trong 30 năm qua. Năm 2007 tổng GDP của TQ đang đứng thứ tư, nhưng năm 2008 đã là đứng thứ 2 sau Mỹ. Thế nhưng đạo đức xã của TQ thì lại xuống thấp đến mức không chấp nhận được. Giáo sư sử học nổi tiếng thế giới Jonathan Spence nói: “đây là một xã hội khá mất gốc. Không có một công thức đạo đức giản dị nào mà nhà trường có thể chuyển tải.” (tham khảo http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/06/080603_spence_modern_china.shtml )
Tây Tạng - nóc nhà thế giới - là một vùng đất có nền văn hóa đạo Phật Tây Vực rất đặc trưng. Từ những năm 50s của thế kỉ trước, Tây Tạng tự do bị xâm lược bởi chính quyền CSTQ và bị cai trị từ đó đến nay. Những người Tây Tạng đang rất lo lắng về sự biến mất dần dần của nền văn hóa truyền thống của họ.

Kết luận: Hiện đại hóa không phải là kẻ thù của văn hóa truyền thống. Cái chính là ở chỗ chúng ta muốn học Tàu hay muốn học Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Đức mà thôi.