Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

Sống



Theo lý thuyết của đạo gia thì "sống gửi, thác về", có nghĩa là sống chỉ là tạm thời mà thôi.

Theo triết lý đạo Phật "sống kiếp này để trả nợ kiếp trước", người ta luôn luôn phải trải qua luân hồi chuyển kiếp để trả cái nghiệp đã tạo ra từ kiếp trước.

Theo Khổng giáo thì sống phải phấn đấu, không ngừng phấn đấu để thăng tiến trong sự nghiệp đồng thời nam phải "tam cương, ngũ thường" nữ phải "tam tòng, tứ đức".

Theo đạo Lão thì rất u mặc. Lão Tử không coi trọng việc phấn đấu vào quan trường như Khổng Tử, cũng không quan tâm tới sự sống sau cái chết như đạo Phật. Chỉ cần sống sao cho vui vẻ, chết sẽ thảnh thơi. Khi sống chỉ cần tu dưỡng đạo đức mà thôi.

"Thép đã tôi thế đấy" thì lại cho rằng "phải sống sao cho đến lúc chết đi thấy mình đã không sống hoài sống phí".

Với đa số mọi người thì ai ai cũng ham sống sợ chết, mặc dù biết rằng sớm muộn gì rồi ai cũng sẽ chết.
Đa số mọi người đều tham lam, cái sự tham ban đầu chỉ là để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cuộc sống. Nhưng đối với những người đã có tất cả mọi thứ rồi mà vẫn tham thì cái tham lúc ấy lại là muốn hơn thua với kẻ khác.
Mà theo đạo Phật thì lòng tham càng lớn thì cái nghiệp càng lớn. Mà cái nghiệp càng lớn thì kiếp sau càng khổ.

Có rất nhiều tài liệu về tư tưởng, triết lý của những học gia nổi tiếng về cách sống và tu dưỡng.
Cuối cùng một lý thuyết cực kì đơn giản của một người không làm thầy của ai bao giờ.

TRỊNH CÔNG SƠN nói: "sống trên đời sống, cần có một tấm lòng, dù chỉ để gió cuốn đi"

Tôi giật mình chợt nghĩ mình cứ đi tìm đâu xa cái lý thuyết sống. Thực ra nó thật bình dị trong mấy lời của TRỊNH.


TÂM http://www.thivien.net/forum_viewtopic.p...


http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100127