Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Dương Quốc Chính - CẨM NANG ĐỂ NGƯỜI MIỀN NAM RA BẮC ĐƯỢC AN TOÀN

CẨM NANG ĐỂ NGƯỜI MIỀN NAM RA BẮC ĐƯỢC AN TOÀN

Chính Quốc Dương

Người Bắc không hề kỳ thị dân Nam nhưng dân buôn bán vặt ngoài Bắc có xu hướng chặt chém người ngoại tỉnh, không cứ gì dân Nam mới bị chém, cứ lơ ngơ là dính, nhưng người miền Nam là dễ nhận biết hơn cả và lại hiền lành và hào phóng, nên dễ làm thịt. Dân miền Trung cũng dễ nhận biết qua giọng nói, nhưng đố mà thịt được họ. 

Hôm nọ có bạn miền Nam đã viết cẩm nang cho người miền Bắc vào Nam cho dễ hòa nhập, mình tuy dặt dẹo ở trỏng lâu, chả lạ gì, nhưng vẫn cảm kích muốn đáp lễ bằng cẩm nang tương tự cho dân miền Nam ra Bắc. 

Vấn đề cốt lõi là các bạn phải biết che giấu thân phận, nguồn gốc của mình và phải biết tránh những nơi lang sói trú ngụ, tránh kích động lòng tham và tính húng chó của thương gia cũng như bần nông miền Bắc. Khoản chặt chém thì kinh điển nhất là ở Thanh Hóa (Sầm Sơn) nghe đồn là đỡ nhiều rồi, HN cũng chém ác, nói chung là cứ chỗ nào có khách du lịch là có đao phủ. Có nhiều bạn dị ứng với du lịch chặt chém ở Bắc, nhưng theo mình thì du lịch mạo hiểm cũng là 1 thú vui tao nhã, nên có trải nghiệm. 

Các bạn phải cố gắng học 1 số từ miền Bắc để giao tiếp cơ bản, giống đi du lịch nước ngoài thôi, từ vựng chủ yếu để giao dịch thương mại. Cố gắng học được cả âm điệu tiếng Bắc (HN). Chẳng hạn, bạn gọi "thanh toán" chứ đừng "tứn tiềng" hay "thăn toáng". Nếu không học nổi tiếng HN thì cũng phải cố học tiếng Thanh Nghệ hay Hải Phòng nhé. Kỹ năng này rất là khó, nhưng rèn luyện thì sẽ được. Nếu trình "ngoại ngữ" kém thì bạn đừng nên nói nhiều, chỉ cần chỉ chỏ các món hàng, nói vài câu cơ bản thôi, cho đỡ lộ.

Nên chọn quán nào sang trọng chút, hoặc các chuỗi cửa hiệu có trên toàn quốc, thì sẽ có dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn, không bị chém, cũng gần như quán trong Nam thôi. Nhưng nếu không có lựa chọn đó thì khi vào quán bình dân bạn đừng "đòi hỏi", chẳng hạn như ăn uống 4 người thì đừng có đòi 2 bát nước chấm, vì người Bắc tiết kiệm, chỉ có 1 mà thôi, chấm chung cho nó đoàn kết. Bạn đòi 2 bát trở lên có thể bị ăn chửi. Nếu muốn có bát thứ 2, bạn cứ bảo chủ quán là thằng ăn cùng em bị ho lao, viêm gan B, cho em xin bát nước chấm nữa.

Người Bắc vốn dễ nổi nóng, hay chửi và dễ chửi hơn người Nam, nếu chủ quán hay người phục vụ chửi ĐMM, chưa chắc họ đang chửi bạn, họ chửi ai đó thôi và họ cũng chưa nóng lắm đâu, bạn vẫn an toàn. Khi họ nhìn thẳng vào bạn chửi ĐCMM, lúc đó cần cảnh giác hơn, tìm đường chạy nếu không muốn lĩnh chai bia vào đầu.

Từ khi cách mạng thành công, giai cấp công nông làm lãnh đạo, vào quán bạn phải kính trọng, lễ phép với người phục vụ, đừng có vẫy tay, gõ thìa, hất hàm hạch xách đòi hỏi người phục vụ, bạn tự phục vụ là tốt nhất. Chẳng hạn như tự đi lấy đũa, bát, giấy ăn, tự rót nước mắm, tự bê bát phở (thậm chí bê hộ bát phở cho khách bên cạnh), trả tiền thì tự đi ra quầy. Khi đó chủ quán sẽ có thiện cảm với bạn hơn, đỡ bị ăn chửi. Ra Bắc bạn sẽ rèn luyện được tính tự giác, không ỉ lại vào người phục vụ, rất tốt để giáo dục trẻ em!

Khi mua đồ, tuyệt đối phải mặc cả trước và tránh đi mua vào buổi sáng nếu muốn mua được rẻ, nếu bạn mặc cả vào buổi sáng mà không mua hàng, bạn sẽ bị chửi sml và đốt vía (phong long). Nếu mua đồ ở Sầm Sơn - Thanh Hóa thì cần mặc cả chi tiết hơn. Chẳng hạn, ngoài việc hỏi giá các món ăn chính thì nhớ hỏi giá cả các thứ phụ như bát nước mắm, công phục vụ, rau thơm, giấy ăn... Nếu bạn có điều kiện 1 chút thì tốt nhất là đừng mặc cả, cùng lắm chỉ bị chém gấp 3 thôi, ít khi bị chém gấp 5-10 lần lắm, người bán vẫn có lương tâm. Khi đó bạn chỉ cần nghĩ đến câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn", coi như làm từ thiện cho đồng bào ngoài Bắc, ở đây bạn không mất tiền bo mà.

Khi đi xe ôm hay taxi, cố gắng chọn Grab hay Uber, nếu phải dùng hàng truyền thống thì phải dùng Google maps đo khoảng cách và để biết đường đi. Tài xế taxi sẽ hay bảo bạn là "em mới đi làm, không biết đường, anh chỉ giúp em". Nếu bạn thật thà bảo "Anh ở SG ra, không biết đường, em chủ động đi", thì coi như bạn đã bo cho tài xế gấp 2-3 lần tiền. Trong trường hợp đó, bạn lén nhìn vào điện thoại để chỉ đường cho tài xế, khi anh ta thấy bạn biết đường thì anh ta cũng sẽ thạo đường hơn cả bạn. Đòn này bây giờ SG, Cần Thơ cũng đầy, tiếng lành đồn xa.

Khi đi du lịch, cần mua đặc sản địa phương, chưa chắc bạn đã mua được đúng đặc sản. Chẳng hạn, mua trà ở Thái Nguyên có thể gặp trà Thanh Hóa, mua bưởi Đoan Hùng thì gặp bưởi Tuyên Quang, kể cả bà con dân tộc bán hàng cũng lừa như thường. Vụ này mình cũng bị lừa, cách tốt nhất là chọn loại đắt nhất, vì đắt thì đỡ giả hơn (không chắc chắn lắm).

Khi nói chuyện với đồng bào miền Bắc, khi chưa rõ họ là ai, bạn đừng có ĐMCS, đừng xúc phạm bác Hồ, bác Giáp và ca ngợi Mỹ Ngụy, sẽ rất rủi ro. 

Ra đường chẳng may bị ai đó tông xe, nếu bạn còn chưa bất tỉnh, thì nên xin lỗi họ ngay lập tức với giọng thành khẩn nhất có thể, đền tiền luôn càng tốt. Nếu không muốn mất tiền hoặc xin lỗi thì nên giả vờ bất tỉnh giống như gặp gấu, đừng có trình bày.

Tham gia giao thông ở HN rất phức tạp, bạn sẽ gặp thiên la địa võng những biển phân làn nhỏ nhỏ, khuất khuất, tóm lại là rất dễ dính lỗi, CSGT thì toàn anh hùng núp, sẽ xuất hiện rất bất ngờ khi cần tiền. Ở SG, bạn rẽ phải khi gặp đèn đỏ vô tư, CSGT không bắt, nhưng ở HN, AE CSGT lại hay nấp ở những chỗ mà bạn thích rẽ phải khi đèn đỏ. Tốt nhất là bạn đừng nên tự lái xe ở HN, sẽ rất căng thẳng để theo dõi các biển chỉ dẫn. 

Khi bị CSGT bắt, bạn search Google hoặc hỏi giá tiền phạt rồi trả cho các đồng chí ấy 50% nếu muốn được đi ngay. Giá ngoài Bắc cao hơn giá miền Nam 1 chút đấy. CSGT HN cũng hay có thói quen chặt chém dân ngoại tỉnh đấy, giá phạt thông thường là 50% giá nhà nước, nhưng nếu bạn là người ngoại tỉnh, đặc biệt là miền Nam thì có thể bạn vẫn bị chém 100%, bởi vì họ biết là bạn không thể để bị giữ bằng, giữ giấy tờ, đến kho bạc HN nộp phạt. Vì thế, bạn nên nhanh chóng đưa 50% và xin xỏ làm thân (đại khái là em ở miền Nam ra thăm lăng bác). 

Tạm thời mình mới nhớ tới đây thôi. Tóm lại là dân Bắc không hề kỳ thị dân Nam, ngược lại là khác, họ rất yêu quý bạn. Các bạn là cừu cho thương gia làm thịt thì sao họ lại phải kỳ thị bạn? Ngoài những vấn đề liên quan đến tiền bạc và lợi ích kể trên thì dân Bắc rất hiếu khách, họ không làm hại bạn đâu, nếu điều đó không ra tiền! Đây là mình cứ cảnh báo chung vậy thôi, chứ không phải đi quán nào cũng bị vặt tiền, nhưng cảnh giác vẫn tốt hơn. 

Xin nhắc lại, du lịch mạo hiểm cũng là trải nghiệm thú vị, đừng nên bỏ qua.

Chính Quốc Dương






Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Bài trên RFA: Chuyến bay hồi hộp dành tặng các khúc dồi ngàn dặm

COPY bài mà không hỏi ý kiến người ta là không đúng. Nhưng mà thôim tôi là dạng không có tóc nên làm liều.

Chuyến bay hồi hộp dành tặng các khúc dồi ngàn dặm — Tiếng Việt (rfa.org)

Chuyến bay hồi hộp dành tặng các khúc dồi ngàn dặm

Bài bình luận của Chính Đệ
2021-10-26

Bài viết này xin dành tặng phần nhiều cho những “Việt kiều”. Nói cách khác là tất cả những người có dòng máu Việt, đang sinh sống tại nước ngoài và chợt một lúc “hoang hoải” nào đó muốn trở về Việt Nam những ngày này.

Những người mà cách đây ít năm một vị lãnh đạo cao nhất Việt Nam đã gọi một cách thiết tha là “khúc ruột ngàn dặm”.

“Khúc ruột ngàn dặm” có ý nghĩa sâu xa như thế nào?
Xin giải thích ở phần cuối cùng.

Hồi hộp hồi hương

Trong tháng 7, rồi đến tháng 10, quốc lộ 1A chứng kiến cuộc hồi hương bất đắc dĩ đầy đau đớn của hàng trăm ngàn người ở miền Bắc, miền Trung, cao nguyên, miền Tây dắt díu nhau đi bộ, chạy xe máy vượt cả ngàn cây số từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… chạy dịch.

Họ không ngờ những đồng bào của họ, những người hầu hết khá giả hơn những công nhân, người lao động tự do, nhân viên bán hàng, thợ bậc thấp kia, vậy mà nếu muốn “hồi hương” cũng phải trải qua hành trình vạn dặm uất ức, tủi nhục không kém, cho dù nhàn thân và an toàn hơn.

Trên trang chủ chính thức, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đưa ra thông tin về ba loại chuyến bay cho những người Việt ở nước ngoài đang muốn về nước trong thời gian này. Nó gồm những ba loại: chuyến bay hồi hương, chuyến bay charter và chuyến bay chuyên gia. (Bay charter có nghĩa là chuyến bay thuê, tạm gọi là chuyến bay thương mại để phân biệt với chuyến bay giải cứu. Còn tại sao Hàng không Quốc gia Việt Nam lại nửa Việt nửa tây cho nó hoạt activities thế thì xin đi hỏi Chi Pu).

Chuyến bay hồi hương ưu tiên cho người cao tuổi đi thăm thân ở Mỹ bị kẹt lại, người mất việc, hết hạn hợp đồng, hết hạn visa hay đã học xong không có việc làm… là tốt, có tính nhân đạo. Nhưng tại sao thủ tục đối với đồng bào lại rắc rối nhiêu khê và tốn kém đến thế?

Nhiều người quen biết của tôi bên Mỹ đang kêu trời vì mớ thủ tục sặc mùi cố tình vẽ ra này.
Đầu tiên, họ phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.
Ông anh họ tôi và chị dâu đều là Việt nước mắm trăm phần trăm, dân văn phòng, định cư mấy chục năm ở Mỹ nhưng hàng năm vẫn đi đi về về trốn lạnh. Anh quốc tịch Mỹ, còn chị không thích nên chỉ lấy thẻ xanh và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định kể trên, vợ chồng anh tôi sẽ phải… chia lìa ở sân bay: chàng là “quả chuối”, trong vàng nhưng ngoài (ai bảo) trắng tinh, không còn quốc tịch Việt nên đành chịu phận làm khách. Chỉ có nàng được đất mẹ giang rộng vòng tay đón về. Nhưng mà nàng cũng chớ vênh mặt vội, vì bước tiếp theo là phải được người thân ở Việt Nam đồng ý bảo lãnh. Mà người thân này phải là (một trong) cha, mẹ, anh, chị, chú, bác, ông, bà cơ! Nhưng anh chị tôi tuổi đã 70 cả rồi, cha mẹ chú bác ông bác khuất núi đã lâu, cả nhà định cư hải ngoại, ở Việt Nam chỉ còn mỗi cái nhà và mớ cháu chắt. Thế nhưng cháu chắt đâu có được bảo lãnh?

Mà, giả sử cha mẹ của anh họ tôi còn sống thì phải làm cái đơn như mẫu dưới này, rồi đến UBND phường hoặc Công an phường xin xét duyệt.

Đọc mẫu đơn này tôi muốn thét lên vì cái thái độ khúm núm lạy lục được người ta thản nhiên ấn vào những người dân. Chẳng hiểu sao các ông bà lãnh đạo, soạn thủ tục giấy tờ cho đến giờ vẫn còn mê man say đắm những từ ngữ hạ nhục người dân và đã hết thời lắm rồi như “xin, cho, xét duyệt, kính mong xác nhận cho, kính mong giúp đỡ cho, xin cam kết”? Sự di chuyển của những người gốc Việt về Việt Nam được trả hoàn toàn bằng tiền túi của họ - không phải các chuyến bay nhân đạo giải cứu - vậy tại sao họ cứ phải xin xỏ hết ông nọ đến ông kia để được… chi tiền?

Thế rồi trong đơn bảo lãnh đã xác định quan hệ nhân thân rồi, vẫn chưa đủ, lại phải làm một giấy riêng xác nhận thân nhân nữa. Xong rồi thì là vác tất cả mớ giấy đấy, cộng với bản sao hộ khẩu (mặc dù hộ khẩu đã bỏ từ 01.7/2021) + căn cước, lại lếch thếch lên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID để được xét duyệt một lần nữa.

Ngoài việc chấp hành các thủ tục nhập cảnh và phòng dịch, mắc gì họ phải kê khai tứ đại nhà mình rồi … đi xin? Ông phường, ông xã, ông Ban chống dịch nào có cái quyền ghê gớm vượt đấng Tạo hóa, vượt cả ông bà cha mẹ của người dân đến nỗi được ngồi vểnh râu xét duyệt nhu cầu trở về tổ quốc của họ? Các ông ấy căn cứ vào cơ sở gì để xét duyệt người này hay không xét duyệt người nọ? Ông Ban chống dịch mắc cái gì không đi mua vắc-xin, đi theo dõi sức khỏe người dân, đi bảo vệ những tỉnh thành đang bùng dịch sau làn sóng người về từ Sài Gòn Bình Dương, mà ngồi tít trên thượng tầng ông cũng ráng thò tay xuống tận phường xã để ăn chia cái quyền … xét duyệt? Các ông biết cái (tự kiểm duyệt ) gì mà xét?

Hay, đấy chính là thứ nghệ thuật sống sượng trơ trẽn của việc chia lợi ích, chia cái túi tiền của những con mòng Việt kiều khốn khổ tự dưng lại giở giói muốn về nơi chôn rau cắt rốn?

“Một ngày lạ thói sai nha”

Tấn hài kịch chưa hết. Đi xin đã đời rồi, trước khi lên máy bay, người về Việt Nam còn phải chuẩn bị  xác nhận của khách sạn cách ly, xác nhận của nhà xe sẽ đón tại sân bay về khách sạn cách ly (có số xe và số tài xế), xét nghiệm âm tính COVID-19 loại Real Time PCR được thực hiện 72 giờ trước giờ nhập cảnh Việt Nam, đơn cam kết thanh toán phí bảo hiểm, và… hình thẻ (chắc để dán lên hồ sơ!).

Mặc dù các thông tin nhân thân đều đã được thiết lập và cập nhật trên hệ thống, trên QRcode, nhưng mà cứ phải xài thật nhiều giấy, mỗi giấy lại phải có mộc đỏ như thế, cho các anh chúng em có việc làm và… có tí cháo!

Ấy chết tí nữa quên! Người đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin ở Mỹ, ngoài QRcode ra còn phải đi in cái giấy xác nhận, rồi lại phải hợp pháp hóa lãnh sự cái giấy xác nhận ấy nữa quý vị nhé! QR code không tốn tiền nhưng giấy xác nhận thì 70 USD/em + 35 USD gửi thư nhanh + 50 USD tiền dịch vụ. Còn tiền hợp pháp hóa lãnh sự thì tôi không biết!

Thế còn tiền khi về đến Việt Nam thì sao?
“Rẻ” lắm.
Tiền khách sạn cách ly  “có” khoảng 500.000 /phòng/người (chỉ có ăn sáng) đến trung bình 1,5 triệu/người (có ba bữa ăn) thôi!

Tiền xe chạy từ sân bay về (dù đi chung cả đoàn) cũng “có” dăm bảy trăm ngàn/người thôi!
Và trong 7-14 ngày ở đó, các vị buộc phải xét nghiệm PCR ba lần, mỗi lần 750.000 đ/em.

Kêu ca cái gì? Các vị là kiều, các vị bắt buộc phải ở khách sạn sang, cho xứng tầm nghe chửa? Chứ dân trong nước nhiễm bệnh thì cũng tự cách ly điều trị ở nhà. Gọi y tế đến thì họ cũng phát cho ít thuốc, dặn tự theo dõi, có gì gọi điện báo, thế thôi. Cơ mà các vị… ai bảo ở Mỹ về!
Rồi thì là, mặc dù người nào cũng đã tiêm chủng và âm tính trước khi lên máy bay, khả năng lây nhiễm trên máy bay rất thấp, khả năng trở nặng và tử vong càng thấp hơn. Mặc dù Thủ tướng của Việt Nam đã khẳng định phải sống chung với COVID chứ không thể có zero COVID. Mặc dù cũng những lãnh đạo ấy khăng khăng Việt Nam phải 4.0, số hóa, công nghệ hóa, do dân, vì dân!

Nhưng… Chính phủ thích nói gì cứ việc nói. Hàng không cứ cát cứ thế đấy! Y tế cứ cát cứ thế đấy! TPHCM cứ cát cứ thế đấy! Chúng ông cứ 0.4 thế đấy! Anh Chính giỏi thì tự đi mà lái máy bay đưa dân Việt Nam về!

Và... ngạc nhiên chưa?

Ngạc nhiên lắm. Ngã ngửa ra ấy chứ! Tự dưng ở dưới cái mớ hổ lốn thủ tục giấy tờ xoắn hết não ấy Hãng Hàng không Quốc gia nhà ta thỏ thẻ đưa ra… các gói dịch vụ. Chú ý nhé: gói dịch vụ cao nhất đảm bảo “hỗ trợ trọn gói các dịch vụ công văn (công văn bảo lãnh mà phải xét duyệt hai lần ấy) nhé!

Nghĩa là, thôi đến đây anh em hiểu nhau khỏi make it complicated Chi Pu nữa nhé! Toẹt ra là ở trên chúng em dọa các bác đấy, chả làm được đâu, ai người ta duyệt! Muốn nhanh về với vợ thì cứ xòe tiền ra, chúng em hị hị khoản xét duyệt ấy nói vô phép chứ của nhà trồng được bác ạ!

Thôi mọi sự nó cứ rõ ràng ra thế cả rồi. Xin quay lại với lời hứa ở đầu bài về khúc ruột ngàn dặm.

Các bác hiểu rồi chứ?

Ruột ấy mà, người ta phải lộn trái nó ra. Bóp muối. Chà dấm. Xát gừng. Kỳ cho hết sạch mọi thứ trong lòng nó rồi luộc tới luộc lui, cắt khúc và chấm vào mắm tôm kèm với đủ thứ chua cay đắng chát. Nhai nát. Hoặc là nhồi lại vào lòng nó cũng đủ thứ chua cay mặn ngọt rồi thảy vào chảo dầu sôi sùng sục cho chín vàng ươm lên. Thế… mới thơm!
Các bác đã hiểu chưa?











Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

DIY Natural Food Coloring and Homemade Colored Sugar Crystals

// //  

I MAY RECEIVE A COMMISSION IF YOU PURCHASE THROUGH LINKS IN THIS POST. LEARN MORE HERE. 

DIY Natural Food Coloring and Homemade Colored Sugar Crystals - Oh, The Things We'll Make! (thethingswellmake.com)


It’s simple to make vibrant natural homemade food coloring from a variety of colorful foods that you may already have in your pantry. These colorants can then be used to tint sugar crystals and other foods.


Recently, we revisited a fun family favorite, making homemade marshmallow Peeps-like Easter treats. When I first made them several years ago, it was the first time I really experimented with making my own colorants from foods at home.

I was trying to color some sugar crystals for coating my marshmallows and didn’t want to use artificial food coloring. On the other hand, I didn’t have any natural colorings either. So, I decided to try to use what I had in my kitchen.

While, in the end, it isn’t difficult to make your own food coloring, I did waste a bit of time on failed experiments.

What doesn’t work?

It never ceases to amaze me how many times I’ve tried something (like a recipe) on the internet that just doesn’t work. It seems like some people just copy someone else’s recipe without actually trying it, assuming that it will work.


Boiling spinach and other vegetables

One popular method of making homemade natural food coloring involved boiling spinach in water. The theory is that after cooking the water covered spinach long enough to evaporate the water away, you’ll end up with a concentrated solution perfect for dyeing foods.

The idea makes sense, of course, but in practice, it just isn’t very effective. The water doesn’t absorb enough of the dye to actually do anything. Unfortunately, I wasted a lot of spinach leaves trying to make a faded, brownish, greenish water that wasn’t potent enough to dye anything at all. It definitely didn’t work to dye sugar crystals.

pouring boiled spinach through a strainer
Notice that the water from boiled spinach isn’t very green!

Don’t let that scare you away from using spinach to color your foods, though. Fresh, raw spinach can be blended into smoothies and other foods to turn them a beautiful shade of green. I’ve already shown you how to use spinach leaves to make a naturally colored shamrock shake green. (I also used it to color my paleo homemade mint chocolate ice cream.)


How to make a vibrant food coloring

So, if boiling veggies wasn’t going to cut it? What’s the best method for extracting vibrant colors from food?

I decided to look to other methods of extracting substances from plants. If flavors can be extracted, as when making an extract, then it goes to reason, that it would be possible to extract colors by the same method.

My homemade vanilla extract actually gave me the idea. When extracting the vanilla flavor from vanilla beans, I also ended up inevitably extracting the brown color. To be honest, in the case of vanilla, it was more of a problem than it was an advantage. Using real vanilla extract tinged my white treats beige or light brown when I didn’t want that to happen.

Alcohol extraction

The great thing about using alcohol to extract colorants from foods is that alcohol also works as a preservative. (Read more about natural preservatives in my beginner’s guide to preservation.) Because it’s a preservative, you can use alcohol to make homemade colorants that will keep outside of the fridge for longer than a couple of days. (Without a preservative, you’d need to keep it in the fridge and use it almost immediately.)

Another advantage of alcohol is that it evaporates more quickly than water. I had begun making natural colorants during my quest to make colored sugar crystals. To successfully color sugar, it’s important to add color without a lot of moisture so the sugar doesn’t dissolve. It’s also important to dry the sugar relatively quickly. An alcohol-based coloring can do just that!


There are several ways to use alcohol to extract a natural food coloring:

  • Place the food (dried or fresh) directly in alcohol for several hours, until the color has infused into the alcohol. Then, strain out the food.
  • Juice the food to obtain a concentrated pigment. Then, mix the juice with enough alcohol to keep the alcohol content above 20%. (How much you use, depends on the concentration, or proof, of alcohol used.) This is important if you will be trying to conserve the coloring for more than a few days. You can filter out any solid material from the juice to help the coloring keep longer.

Glycerin extraction

While I haven’t personally tried doing this (yet) to make a homemade coloring, I have used glycerin before to make non-alcoholic extractions. I’ve made cucumber and chamomile extracts for my homemade cosmetics and they, like my alcohol-based extracts, have also absorbed color from the plant material.

While I’m not sure how strong the final coloring would be, I imagine that glycerin would work as a non-alcoholic method of extracting and preserving color. In fact, I think many of the more natural food colorings for sale also use glycerin.

To extract using glycerin, place the (dried or fresh) food into the glycerin for several days, or long enough to develop enough color. You may have to strain out the food and replace it with more if the color isn’t strong enough.


Keep the glycerin concentration above 50% for safe preservation. Consider, before trying to dilute, that some foods may give off humidity to the glycerin, so the glycerin concentration may be lower than you think.

Bright pink homemade food coloring

To make a beautiful bright fuchsia pink, I ended up using beets!

I imagine that you could also use fruits like raspberries, but beets have such bright, potent color that I stuck with them.

There are a few ways that you can use beets to obtain a bright pink food coloring.

When I first wrote this post, I had recently made a homemade beetroot powder. So, I used the powder to make my coloring. The process was simple…

How to Make Beetroot Powder

Beetroot powder is a versatile food whose vibrant color is perfect for your homemade cosmetics. It's easy to make and use as a food coloring or as a healthy supplement to your diet. 
Check out this recipe
Overhead view of homemade beetroot powder in an open glass jar, next to some dried beetroot slices.

Beetroot powder

Mix a small amount of vodka or high proof alcohol into a small amount of beetroot powder. You can leave it for several hours to infuse the color into the alcohol. If using that method, you can later strain out the solid material using a cloth or coffee filter. If you aren’t picky about a small amount of beetroot powder left behind, though, that’s not completely necessary.

I stirred the beetroot powder and vodka together and immediately added the mixture to some white sugar. I was quite happy to see that my sugar crystals turned a beautiful hue of pastel pink!

You can directly use beetroot powder as a powdered food coloring.
It can also be used to color certain cosmetics, like powdered blushes, but should be ground very, very finely or it won’t adhere well to skin. I use only the powder that accumulates on the lid of my coffee grinder for use as a powdered colorant. I find it otherwise impossible to grind it finely enough for cosmetic use.
Even when ground finely, it may still clump up in oil-based products like lip balms as it is water-soluble.

Don’t try coloring your homemade soaps pink using beetroot!
While many spices and food powders work wonderfully to naturally color soaps, others, like beets, give unexpected results.
When using beets, the lye changes the beautiful fuchsia to brown!
(Expect similar results from dyeing cotton with bee

Using fresh beets

If you don’t have beetroot powder on hand, you can just as easily use fresh beets. This year, I juiced half a beet to make my pink colorant.

While you can use the beet juice to directly color your foods, I found it worked best to dilute the juice first. Pure juice colored my shredded coconut a dark pink that I wasn’t very fond of.

I ended up diluting the juice with alcohol, but you can just use water if you’ll be using it all immediately.

One thing that I have noticed is that the color obtained from beets can vary greatly depending on the beets themselves.
When I first wrote this post, I used beets I had bought from the farmer’s market. The bright fuchsia pink obtained (as seen in these photos) was absolutely gorgeous!
Since then, I’ve used beets from the supermarket and, while I was able to get a pretty pink color from them, it wasn’t as beautifully vibrant as those first beets whose color I fell in love with.
Some have been more of a baby pink. Others have even been more of a mauve!
Also, keep in mind that not all beets are pink! Beets can be found in a variety of colors!
When looking for beets for food coloring, you may have to try from several sources to get the hue you’re looking for.

Hibiscus powder

Hibiscus powder also works well to color foods bright pink. It’s what I used to make bright pink homemade boba.

overhead view of cooked pink homemade boba in a bowl with hiney next to some uncooked pink boba balls

Natural red food coloring

Alkanet root, also known as ratan jot, is a reddish root that is often used in Indian cooking. It has a very bright, vibrant red that is perfect for using in homemade cosmetics.

I used alkanet root powder to make a homemade blush stick because it is one of the few natural colorants that evenly disperses in oils and butters without clumping up.

While I haven’t tried using it to make food coloring yet, I imagine it would work perfectly!

Orange DIY food coloring

Annatto (or achiote) seeds are often used in Latin American cooking to add an orange color to foods. While it does have a flavor of its own, I find the flavor quite mild.

Annatto, like alkanet root, is another one of my favorite natural pigments for using in natural cosmetics. It also disperses well in oils and butters, making it perfect for tinting homemade lip balms or using in other makeup recipes. (I think it would also work wonderfully in homemade Halloween makeup!)

Yellow

To make a bright yellow homemade food coloring, I used turmeric.

I followed the same process that I used with the beetroot powder. I mixed the turmeric powder with vodka and immediately poured the mixture into my sugar crystals.

I’ve since tried filtering out the solid matter of the powder. My sugar crystals, made with the filtered coloring, ended up being lighter in color. That said, I hadn’t left the powder in the alcohol for long enough to infuse more of its color.

I imagine that you could also use fresh turmeric to make a super vibrant yellow coloring. Either juice it or infuse the fresh root directly into alcohol.

Be careful, turmeric is such a powerful colorant that it stains clothing!

Homemade green food colorings

Ther are many ways to obtain various hues of green.

Chlorella and spirulina powders

At first, I tried using some of the powdered greens that I had in my cupboard, chlorella and spirulina.

While both work successfully to make green coloring, chlorella made a sort of dirty green that didn’t strike me as particularly pretty.

Spirulina powder, on the other hand, resulted in a pretty blue-green color. When using spirulina powder, the results were more splotchy than with other powders. I think that filtering out the powder, after infusing it in alcohol for a longer time, would result in a more even color.

Spinach

Raw spinach leaves made a light, yellow-green color that was probably my favorite of all of the greens.

To use spinach, I blended a few leaves with a little bit of vodka, just enough to be able to blend everything together. The resulting mixture turned my sugar crystals into a light shade of spring green. Beautiful!

I didn’t bother straining out the spinach and the color was quite homogenous anyway. That said, if I were wanting to preserve the color, I’d strain out the leaves using a cloth or coffee filter. (I’d also make sure that the alcohol concentration was high enough, over 20%.)

Matcha powder

Just as spirulina and chlorella, matcha powder can be used to make a green coloring. It makes more of a yellow-green, but isn’t as vibrant spinach. I used matcha to color my homemade boba green.

Homemade green boba in a white bowl

Chlorophyll

This year, I also tried using a chlorophyll supplement that I had bought as recommended by my naturopath. Chlorophyll is normally sold as a dark green liquid which is often flavored with a mint flavoring.

It’s potent color and mint flavor made it ideal for coloring foods too!

Natural blue food coloring

At first, it seemed impossible to make a natural blue coloring. With some experimentation, though, I found that there are several ways to achieve various hues of blue.

Blue spirulina

Not as common as the green variety, blue spirulina is also sold as a powder with a gorgeous turquoise color. It’s perfect for making beautiful blue smoothies and also works great to color other foods. It can be used in the same way as turmeric and green spirulina.

Butterfly pea flower tea

When I first wrote this post, I still hadn’t tried butterfly pea flowers. Butterfly pea flowers are the blue flowers of the clitoria ternatea plant which are often sold dried for making tea. When infused in hot water, the resulting tea is a beautiful bright blue color.

Its beautiful color and mild flavor make it perfect for coloring other foods.

To make a colorant with them, I poured some vodka over the flowers in a bottle and allowed the color to infuse overnight. I then strained out the flowers (but you could just pour off the alcohol as needed).

Overhead view of homemade blue boba in a white bowl
Blue boba made with butterfly pea flower powder

You can also grind the flowers into a powder, also sometimes referred to as blue matcha. While it comes from a completely different plant and isn’t a true matcha, the fine powder is often used to make beautiful blue lattes in the same way as matcha.

By grinding it into a powder, it can be used in the same ways as the beetroot and turmeric powders to instantly color sugar or other foods.

Magical color-changing food colorings

Both butterfly pea flowers and red cabbage have pigments that are pH-dependent. That means that they will change in color, depending on the pH of their environment. The colors I’m describing refer to the pigment when used at a neutral pH. If an acid is added to them, they tend to turn pink in color. Adding a base tends to turn them blue.
Keep that in mind when using those pigments. You may be hoping to turn a food blue or purple and find that you actually turn it pink instead!
Read more about using these “magical color-changing food colorings” in my post about them.

Homemade violet food coloring

Red cabbage gets its beautiful violet color from an anthocyanin pigment. While the flavor of cabbage isn’t very pleasant in sweet foods, when used in small amounts, it can work. By using only the parts of the leaves with the most pigment, you can ensure that the flavor isn’t as strong.

I’ve made violet pigment by juicing the leaves and then combining the juice with alcohol. I’ve also dried the leaves, ground them into a powder, and mixed that with vodka.

In the end, I didn’t notice a huge difference in results between the various methods. I’d probably only bother with drying the leaves if you want to try to use a powdered pigment.

Natural black food coloring

I hadn’t considered trying to dye foods black until people started asking me how to change my homemade boba (aka. tapioca pearls for bubble tea) black!

After some tips from readers, I learned of a bubble tea company that used activated charcoal to naturally color their boba black. I tried it out and was pleasantly surprised by how well it worked.

The great thing about homemade boba is that in the cooking process, the tapioca pearls develop vibrant colors. The tapioca becomes more translucent, allowing the colors to show through.

You can see how I made my rainbow of homemade boba colored with some of these natural colorings in my post about how to make colored boba.

Overhead view of 5 bowls of homemade boba in a variety of colors, with uncooked homemade boba next to the bowls.
Powdered colorants are best for coloring doughs like the one used in homemade boba.

What about the flavor?

Unlike flavorless synthetic colorants, these homemade food colorings usually do have a flavor that accompanies the color. Some of the colors, like the blue obtained from the butterfly pea tea, have a very mild flavor that is hardly noticeable. Others, though, will change the flavor of whatever you are going to color. So, keep that in mind.

Beets have a mild, sweet flavor. Turmeric, on the other hand, has a more potent flavor. My son actually likes the flavor added by turmeric, but others may be more put off from it. For me, the red cabbage has the least pleasant flavor when added to sweets, but I don’t find it bad enough to avoid using it. (It would depend on the recipe and concentration needed, though.)

3 small glass bottles with homemade food colorings.

How long do they keep?

If you want to be able to keep your homemade food colorings for more than a few days, you’ll need to preserve them with alcohol or glycerin. When preserved, you can store them in a cool, dark place for a much longer time. Otherwise, they must be kept in the fridge and will only keep for a few days, at most.

For a maximum shelf life:

  • Make sure the alcohol concentration of your final mixture is over 20-25%.
  • Make sure the glycerin concentration is over 50%.
  • Strain out remaining plant material using a cloth of coffee filter.

Keep in mind that fresh foods may give off some water to the glycerin or alcohol, so shoot for higher concentrations to account for the possible addition of humidity which will lower the concentration of preservative. Or use only dry foods when trying to preserve the colors, just in case.

While these should be safe to use for quite some time (months), I’ve found that the colors may change after a few weeks. It will depend a lot on the foods and alcohol used. (Stronger alcohol like Everclear may preserve the colors longer.)

How to color sugar crystals

To color sugar, mix white sugar crystals with a small amount of homemade liquid colorant and stir until the color is well dispersed. Add more color, a small amount at a time, until you’ve achieved the right saturation of color. Be careful not to add too much liquid, though, or you may dissolve the crystals.

Once the sugar has been colored, it should be dried before use. (You don’t want the crystals to dissolve into a colorful puddle, right?)

To dry out your sugar crystals, spread them out in a thin layer on a baking sheet and place it in the oven on the lowest temperature or with only the fan on. While you can let them air dry, using a dehydrator or oven helps speed up the drying process. This is especially important if you’re working in a humid environment. I chose to dry mine in the oven with only the fan and light on and it took about an hour.

During the drying process, you may end up with a bit of clumping. That is OK and normal! Just break up the pieces with your fingers or press on them with your spatula. They should easily separate into separate, perfectly dyed sugar crystals again.

Store them in an air-tight container until you are ready to use them.

You can color dried coconut in the same way to make fun, healthy “sprinkles” for decorating a variety of foods. (I used them to decorate my homemade marshmallow “peeps.”)

Vibrant, Easy Paleo Sprinkles

These homemade healthy sprinkles have very vibrant colors and are made with natural ingredients that you likely already have sitting around your kitchen.
Check out this recipe
4 glass jars filled with 4 different types of colorful sprinkles made from shredded coconut. From left to right: green, purple, yellow, and bright pink.

Video