Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Khoảng tối 20 năm

Hình ảnh
Trong lịch sử Việt Nam có một khoảng tối 20 năm. Khoảng tối này nhẽ ra có thể không xảy ra.

Năm 1400, cuối thời nhà Trần, triều đình mục ruỗng thối nát. Vua không có uy, quan tham đông hơn dân thường, đất nước lầm than, giặc dã nổi lên khắp nơi.
Hồ Quý Ly - Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước - là ông ngoại của vua Trần lúc đó. Hồ Quý Ly phế truất cháu ngoại Trần Thiếu Đế, rồi tự phong mình làm vua.

Người ta đánh giá Hồ Quí Ly là một ông vua sáng, có nhiều cải cách tốt.

Tuy nhiên thủ đoạn chính trị của ông hơn kém nên không phục được lòng dân, khiến mất nước vào tay nhà Minh năm 1407.

Trên thực tế nếu Hồ Quí Ly không phế truất vua Trần thì nhà Trần khi ấy cũng đã quá mục ruỗng, chỉ cần cơn gió mạnh là sụp đổ ngay.

Khi Hồ Quí Ly lên ngôi vua, những kẻ ganh nghét quyền lợi đã mượn danh "dân tộc" và "phò Trần" để xúi giục nhân dân phản Hồ. Dẫn đến thế nước suy kiệt và thua vào tay nhà Minh.

Giá thử ngày đó Hồ Quí Ly được yên ổn thực thi chính sách cải cách thì có lẽ nước Đại Việt bây giờ đã khác rất nhiều.

Sau này Lê Lị (Lê Lợi) khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418, đánh tan quân Vương Thông năm 1427. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua đất nước được độc lập. Nhưng xem ra khả năng cách tân của nhà Lê, sau này là nhà Nguyễn cũng không thể bằng họ Hồ.

Nhà Hồ mất nước Đại Ngu năm 1407 - Nhà Lê đánh bại quân Minh năm 1427. Hai mươi năm đó là khoảng tối của lịch sử nước nhà mà nhẽ ra có thể tránh được nếu các "nhân sĩ" thân nhà Trần có thể gạt bỏ lợi ích cá nhân đặt lợi ích dân tộc lên trê hết.

Than ôi! nhân sĩ nhiều khi cũng hại dân hại nước!

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100119


Zoom in (real dimensions: 562 x 720)Hình ảnh
Zoom in (real dimensions: 640 x 960)Hình ảnh

Zoom in (real dimensions: 640 x 599)
Zoom in (real dimensions: 640 x 960)Hình ảnh
Zoom in (real dimensions: 634 x 1024)Hình ảnh

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

BCT

1. BCT là cơ quan cao nhất của đảng CS. Tất cả các nghị quyết của BCT là tối cao, không bàn cãi, mọi cơ quan của đảng CS phải nhất nhất thi hành.
Theo điều 4 hiến pháp VN năm 1992, đảng CS là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước. Do đó có thể nói là BCT tương tự như hoàng thượng ngày xưa.

So về quyền lực bên trong một quốc gia thì tổng thống Mẽo không chắc có quyền lực nhiều nổi bằng BCT của CS Tàu khựa hay BCT của CSVN.

2. Về mặt lý thuyết thì BCT cũng được hưởng lương ngân sách. Tuy nhiên, thành viên BCT chẳng ông nào sống bằng lương cả. Làm việc vất vả thế, lương ba cọc ba đồng thì ăn cám à?
Bởi vậy các cơ quan bên dưới BCT phải phát lương cho BCT. Đây là cơ chế rất linh động giúp bôi trơn bộ máy xã hội...
Một cử chỉ tốt đẹp như vậy nhẽ ra không nên chống. Mấy ông nhà báo lại cứ chọc gạy bánh xe nên mới được gọi vào tù để cải tạo lại.
***
*****
***
(Sưu tầm) Hội đồng tương trợ kinh tế mở cuộc họp cấp cao tại Moskva để bàn về phần đóng góp của mỗi nước thành viên, tuỳ theo thế mạnh của mình, vào kế hoạch sản xuất chung.

Sau mấy buổi thảo luận sôi nổi, cuối cùng Liên Xô lãnh phần sản xuất máy công cụ và dầu khí, Cộng hoà Dân chủ Đức sản xuất máy đo chính xác, Hungari sản xuất đồ điện tử, Ba Lan đóng tàu viễn dương, Cuba sản xuất đường, Mông Cổ sản xuất len và thịt gia súc…

Đến lượt VN, vị trưởng đoàn đứng dậy, trịnh trọng tuyên bố:
“Nước chúng tôi dù vừa vượt qua bom đạn chiến tranh, vẫn hăng hái lãnh phần sản xuất… nghị quyết!”
***
*****
***
(Sưu tầm) Ba con vẹt

Nghe đồn chợ chim - chó ở đường Hàm Nghi đang bày bán ba con vẹt lạ vừa mang từ Hà Nội vào, dân Sài Gòn kéo nhau đi xem đông nghẹt. Nhưng mọi người chỉ xem thôi chứ chẳng ai mua nổi vì người bán “quát” giá quá đắt: con vẹt trắng giá 1.000 đồng, con vẹt xanh giá 5.000 đồng, con vẹt đỏ giá tới 25.000 đồng. Theo lời quảng cáo của người bán, con vẹt trắng biết hô khẩu hiệu, con vẹt xanh biết đọc diễn văn chúc mừng…
Một người tò mò hỏi:
“Vậy con vẹt đỏ biết làm gì mà giá mắc gấp mấy mươi lần hai con kia?”
“Nó không biết làm gì cả” - người bán lạnh lùng đáp.
“Ủa, không biết làm gì mà dám kêu giá vậy?”
Người bán vẹt thủng thỉnh đáp:
“Nó không biết làm gì thực, nhưng nó là thủ trưởng của hai con vẹt kia.”
***
*****
***
(Sưu tầm) Khi Tố Hữu cho đăng trên báo Văn nghệ và nhiều báo khác bài “Đảng và thơ”, toàn văn như sau:

Trên năm mươi tuổi Đảng và thơ
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa cạn ý
Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả
Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp, Đảng và thơ.

Ngay sau đó, từ Hà Nội lan truyền khắp cả nước bài thơ hoạ, ý và thơ “đối nhau chan chát”:

Năm mươi năm ấy vẫn còn thơ
Từ ấy đua chen mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa hết dại
Con tằm rút ruột chẳng còn tơ
Thuyền con quá tải không qua sóng
Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ
Với giá, lương, tiền dân khốn đốn
Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!

Bà con khoái thơ phú kháo nhau rằng tác giả bài thơ hoạ này là một sĩ phu thứ thiệt: Nhà trí thức văn hoá, giáo sư bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kh%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87n

Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là Nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học- giáo dục, giải thưởng Nhà nước Việt Nam và Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị cho Việt Nam.
  • Quê ông ở làng Gôi Vị bên bờ sông Ngàn Phố, nay là xã Sơn Hòa huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai của cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.
  • Ông từng học ở trường Collège Vinh, một trường có tiếng nhiều học sinh giỏi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đức Nguyên (tức Hoài Thanh)...
  • Sau khi chuyển vào Huế học và đỗ Thành chung, năm 1931, ông ra Hà Nội học lớp tú tài trường Bưởi.
  • Năm 1935, sau khi đỗ tú tài rồi, ông thi đậu vào trường Đại học Y khoa Hà Nội.
  • Năm 1937, ông được sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris.
  • Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng do Thế chiến thứ hai bùng nổ nên ông không thể trở về. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng. Mãi đến năm 1947, ông mới tạm hồi phục và trở lại Paris[1]
  • Tại Pháp, ông nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari “Tư tưởng” (La Pensée), “Tinh thần” (Esprit) Châu Âu (Europe), “Phê bình mới” (La nouvelle critique), “Tập san Cộng sản” (Cahiers du communisme), “Người quan sát” (L’Observateur), “Nước Pháp mới” (France nouvelle), “Thế giới ngoại giao” (Le monde diplomatique) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên ...
  • Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại “Nghiên cứu Việt Nam” bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới)
  • Năm 1984, ông sáng lập và làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em và tâm bệnh lí (trung tâm NT), xuất bản tờ “Thông tin khoa học tâm lí”, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh
  • Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục nhưng những đề nghị của ông không được nhà cầm quyền lưu ý [3]
  • Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được nhận giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400 000 francs (tương đương 80.000 USD) trong giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp tặng ông cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm N-T).
  • Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Ngày 1-9-2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn "Việt Nam, một thiên lịch sử".
  • Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

  • Bản Kiến nghị bảy điểm
Đây là kiến nghị do ông viết và gửi Quốc hội,có nội dung tóm tắt gồm bảy điểm:
1 - Đường lối đề ra tiến lên sản xuất lớn XHCN, nhưng phải điều chỉnh lại để sản xuất nhỏ cũng có vị trí nhất định.
2 - Phải mở rộng quan hệ quốc tế rộng rãi, trước hết là với các nước anh em đã có quan hệ lâu năm. Việc làm ăn với Liên Xô nên đàng hoàng, thân tình, cởi mở hơn, không để cho tinh thần chống chủ nghĩa xét lại khống chế một cách nặng nề.
3 - Ở các cấp có 2 bộ máy mà bộ máy Đảng đứng trên bộ máy Nhà nước thì bộ máy Nhà nước không thể có hiệu lực, không thể nào phát triển kinh tế, văn hoá được.
4 - Thưởng phạt phải nghiêm minh.
5 - Báo chí chỉ thông tin một chiều nên không phản ánh được dư luận của nhân dân. Chế độ kiểm duyệt quá sát sao, không cho đăng ý kiến của quần chúng nên đã dẫn đến những sai lầm.
6 - Đáng nhẽ khoa học xã hội phải đi trước một bước nhưng vì phải đợi chủ trương đường lối để minh hoạ nên chẳng đóng góp được gì xứng đáng.
7 - Đại hội lần thứ 2 của Đảng (1951) đã xác định đường lối cơ sở Đảng ta dựa trên căn bản chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Cần nghiên cứư lại tác hại của tư tưởng Mao Trạch Đông để xoá bỏ tàn tích của nó.
Trong bản kiến nghị có một câu về quyền bình đẳng trước pháp luật : “Không làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ”.[2]
  • Ý kiến về nhân sự
Nghe tin Đảng định đưa nhà thơ Tố Hữu làm thủ tướng chính phủ, ông gặp trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nguyễn Đức Tâm bầy tỏ ý kiến phản đối.
Trước Đại hội VI ông đã từng viết một lá thư gửi ông Tố Hữu, đại ý như sau : Trước kia, tôi rất mến phục tài thơ của anh, tôi thích thú một số bài thơ của anh và đã dịch những bài đó ra tiếng Pháp đưa ra quốc tế. Nhưng anh làm lãnh đạo chính trị, đặc biệt về văn hoá văn nghệ, rồi làm phó thủ tướng, làm kinh tế như thế này, không ai đồng tình, nhiều người oán trách, anh nên biết rõ. Dịp này anh nên tự nguyện rút lui, đừng ứng cử vaò Trung ương nữa, trở lại làm nhà thơ, chắc anh sẽ lại được lòng kính mến tài làm thơ của anh.[3]
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100120








Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

"KHÔNG CÓ VUA" (*)

www.vietyo.com_94c1d34a1db5ab.jpg
www.vietyo.com_94c1d34a1c4e26.jpg
www.vietyo.com_94c1d34a1ab3fd.jpg
www.vietyo.com_94c1d34a16d7b9.jpg
www.vietyo.com_94c1d343c37d4a.jpg
www.vietyo.com_94c1d343c0b25c.jpg
www.vietyo.com_94c1d343be819c.jpg
www.vietyo.com_94c1d343bd1e0f.jpg
www.vietyo.com_94c1d343bb3da6.jpg 


"KHÔNG CÓ VUA" (*)

Viết bởi hoaphonglan 21:14 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (0) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Thơ cóc
"Không có vua" (*) 


Dân chủ làm sao có nổi vua
Biến tiền dự án thành tiền chùa
Cống rãnh các ngài ăn hết cả
Hễ mưa một chút, cá cũng thua
Dân đen ngàn đời chưa hết hận
Chẳng hận ông trời đã làm mưa
Chỉ hận các ngài lũ quan thối
Độc tài tham nhũng chúng bay đua...
-HPL-

(*) Mượn tên tác phẩm truyện ngắn "Không có vua" của Nguyễn Huy Thiệp



Chùa không đổ, sư không chạy mà tượng vẫn lo

Không bão, chỉ mưa, chẳng "đổ chùa"
Thế mà "lọ tương" vẫn cứ chua
Thiên tai hay chính do nhân hoạ
Dân vẫn là dân, vua vẫn vua
Bí thơ, thị trưởng vô trách nhiệm
"Sống chết mặc bay", ông vẫn đùa
Thôi thì mạnh ai nhà ấy chạy
Tiền thuế vẫn đóng, mà vẫn thua...
-HPL-



Hoa bùn
Thăng Long xuân tới còn có hoa?
Lũ lụt tràn qua khắp mọi nhà
Tiếng khóc người dân còn chất núi
Thế mà quan lại vẫn nhẩn nha...
-HPL-



Điện và than

"Sưởi ấm lòng anh" sắp lấy chồng
Bây giờ cũng sắp sửa sang đông
Giá điện sắp tăng. Than thời rẻ
Tích chừng mươi tấn đủ dùng không?
-Viễn Khách-



Phố sông

Chào em thôi nhé về nhà chồng
Điện đắt dùng than để sưởi đông
Nhưng nếu ông trời cho cơn lũ
Mười hay trăm tấn cũng trôi sông...
-HPL- 

30 Oct, 2008

BẾN XƯA (DO HAI LÚA ĐẶT TÊN)

Viết bởi hoaphonglan 17:57 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (2) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Thơ cóc
Bài thơ: Bến xưaSáng tác: HPL và Hai LúaNgười đọc: Hai Lúa


Nhân tình hỡi, xin em đừng nuối tiếcThuyền đã đi, bến cũ vắng nhau rồiTiếng ai hò, vẫn vẳng điệu lả lơiÁnh mắt biếc, nhuộm buồn mầu sương gió...Nghìn chiếc lá, lá nào nàng đã viếtVạn giọt sương, giọt nào nước mắt emThời gian trôi, kỷ niệm là dĩ vãngNửa cuộc đời, tôi nhớ mãi hồn tôi.


Link đến trang down load file mp3: 
http://boomp3.com/listen/c139h4d8l_0/hpl_benxua_hailua

Nghe bằng boomp3   Boomp3.com

Nghe bằng imeem

20 Oct, 2008

GIẤC MƠ THU (DO HAI LÚA ĐẶT TÊN)

Viết bởi hoaphonglan 18:06 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (0) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Thơ cóc
Bài thơ: Giấc mơ thu
Sáng tác: HPL và Hai Lúa
Người đọc: Hai Lúa

Từ lần đầu gặp em
Dường như, cả đời tôi chợt tỉnh giấc
Ánh mắt em cười, soi đường bước tôi đi
Tôi đã biết tình yêu từ khi ấy
Cuộc đời tôi như sang trang sách mới
Tôi yêu em, tôi yêu chính đời mình
Chiếc lá úa, bất chợt thấy mầu xanh
Sương long lanh, chói ngời ôm hạt nắng
Thu đã sang nhưng lá thắm không phai
Bên đời có em, mọi nơi cùng tỉnh giấc.

 
Link đến trang down load file mp3: http://boomp3.com/listen/c139m2jlp_d/hpl_giacmothu_hailua
Nghe bằng boomp3 Boomp3.com

Nghe bằng imeem

Thánh



Có bao nhiêu người được phong thánh trên toàn thế giới thì rất khó nói cho chính xác.
Chỉ đơn giản một tòa thánh Vatican thôi cũng có bao nhiêu nhân vật được phong thánh rồi. Một ví dụ mà không chỉ người theo đạo của tòa thánh Vatican biết, thậm chí rất nhiều người ngoại đạo biết, đó là thánh Phê-rô, là giáo hoàng đầu tiên của giáo phận công giáo Roma. Sau đó còn rất nhiều thánh được phong nữa.

Ở Việt Nam trước tiên phải nói đến "tứ bất tử". Tuy gọi là "tứ bất tử" nhưng lại có đến 10 người:
- Sơn Tinh thần núi Tản: 3 anh em (3 người)
- Phù Đổng Thiên Vương
- Chử Đạo Tổ: Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Nội Trạch Tây Cung (3 người)
- Thánh Láng Từ Đạo Hạnh
- Nguyễn Minh Không
- Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Ngoài 10 vị thánh thuộc "tứ bất tử" đó. Trong tín ngưỡng thần giáo của người Việt còn thờ thêm Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần chính là Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền thờ Đức Thánh Trần thì có ở khắp nơi, có thể kể ra một vài nơi nổi tiếng như Đền Trần ở Nam Định, Đền Kiếp Bạc, Đền Ngọc Sơn Hà Nội, Đền Phú Xá Hải Phòng...

Ngoài ra nếu ta liệt kê được hết tất cả những người được lập đến thờ thì còn rất nhiều. Theo tín ngưỡng thần giáo của người Việt thì những ai được lập đền thờ đều được coi là Thánh. Một vài ví dụ như Đền Cửa Ông, Đền Bà Chúa Kho, Đền Bà Đế...

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100121

denthoSonTinh.jpg picture by laoxichlo Đền thờ Sơn Tinh thần núi Tản

ThanhGiong.jpg picture by laoxichlo Thánh Gióng

denChuDongTu.jpg picture by laoxichlo Đền thờ Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử)

denthoNguyenMinhKhong.jpg picture by laoxichlo Đền thờ Nguyễn Minh Không

TuDaoHanh.jpg picture by laoxichlo Tượng Từ Đạo Hạnh

MauLieuHanh.jpg picture by laoxichlo Mẫu Liễu Hạnh

HungNhuongVuong.jpg picture by laoxichlo Tượng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (đền Cửa Ông - Cửa Suốt)

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Hoa bách hợp


Hoa "lily" (tiếng Anh)
Tiếng Việt hoa ấy là "bách hợp" 百合 ý nghĩa là trăm sự hòa hợp.
Trong tiếng Việt, nó còn có tên dân gian là "hoa huệ tây" (tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân), hoặc là "hoa loa kèn".
Khi muốn chúc ai đó hạnh phúc người ta sẽ tặng hoa này. Hoa này có nhiều mầu, tuy nhiên mầu trắng là được ưa chuộng nhất.

Tiếng Trung cũng là 百合 nhưng không biết đọc thế nào?

Tiếng Nhật cũng là 百合 đọc là "yu-ri"

Ngày nay nhiều người gọi nó là "hoa ly" - một cái tên mà mình không thấy thích chút nào. Người ta biện luận rằng gọi như thế vì tên tiếng Pháp của nó là "lys" hay "lis".

Hàng ngàn năm trước người Tàu đã sử dụng hoa bách hợp để làm thuốc, làm đẹp và thực phẩm. Chỉ có ở Trung Quốc mới có 1 giống hóa bách hợp là ăn được (ăn củ như củ hành tây vậy). Ngày xưa chỉ vua chúa mới được ăn và rất ngon.

Phương Tây rất tôn thờ loài hoa này. Trung Quốc cũng vậy, coi đó là vẻ đẹp thuần khiết của phụ nữ. Do truyền bá sang Nhật Bản nên trong truyện tranh Doremon, ông bố của Nobita có khen vợ 1 câu là "bà đẹp như 1 bông hoa bách hợp" nên vợ ông ta sung sướng lắm.

Bên Tàu, hoa bách hợp có ý nghĩa là "bách niên hảo hợp", dùng để chúc phúc cho cặp vợ chồng mới cưới trăm năm hòa hợp hạnh phúc. 

Sự tích hoa bách hợp (sưu tầm)
Những giọt nước mắt nào có giúp được gì! Jack sẽ phải lên đường chinh chiến ở một xứ xa lạ, đành bỏ lại Lilia, người vợ chưa cưới của mình trên đất Pháp. Lúc chia tay, Jack lấy trái tim ra khỏi lồng ngực, trao cho Lilia và nói:
Đã là chiến binh thì phải sống không có tim. Trái tim chỉ gây phiền hà cho ta. Nàng hãy giữ lấy nó chờ ta về.
Lilia giấu trái tim của Jack vào một cái tráp bạc và từng ngày, từng ngày chờ đợi người yêu quay về. Với một người đang trông đợi thì thời gian mới chậm chạp làm sao! Một ngày dài bằng cả năm, một năm bằng cả thế kỷ. Dù Lilia có làm gì và có đi đâu thì cái nhìn cùa nàng lúc nào cũng hướng về phía mà Jack đã ra đi. Nàng đã mất thói quen tính ngày, tính tháng. Một lần nàng phẫn uất khi người cha nói với nàng:
Con gái của ta, thế là đã mười năm trôi qua kể từ ngày người yêu của con xông pha nơi trận mạc, không chắc nó có hồi hương. Đã đến lúc con phải lo tấm chồng khác rồi đấy.
- Cha ơi, cha mà lại nói với con như vậy ư? – Nàng đau đớn nói với cha – Jack đã trao trái tim của chàng cho con rồi và bây giờ trái tim ấy đang ở chỗ con, con không thể nào quên Jack được đâu cha ạ.
Người cha chỉ biết lắc đầu, thở dài não nuột. Chắc chắn là ông không thể sống cho đến ngày ông được bế trên tay một đứa cháu trai.
Hai mươi năm nữa qua đi, cuộc chiến cũng vừa tàn, các chiến binh lục đục trở về, người thì chống nạng, kẻ thì tay áo lủng lẳng. Lilla chờ đợi Jack, nàng hỏi tin chàng khắp nơi, nhưng vẫn chẳng nhận thêm được điều gì.
Có lẽ chàng đã phải lòng người con gái khác và ở lại xứ người rồi. Có lần em gái Lilia tỏ ý nghi ngờ, song Lilia không thể tin điều đó.
Chàng có thể yêu người khác sao được một khi trái tim chàng đang còn ở chỗ ta? Một người không có tim thì không thể yêu được!
Chiến tranh đã qua rồi, nhưng một con người không có trái tim như Jack, suốt trong những năm tháng ấy chỉ quen chém giết, cướp bóc không biết ghê tay, bây giờ chàng sống theo kiểu khác rồi. Chàng trở thành thủ lĩnh một băng cướp ở xứ người và nhiểu khi còn trấn lột vàng bạc của quý của người qua đường.
Khi tên cướp già Pie bị ốm, Jack thẳng tay đuổi ra khỏi băng cướp. Sau này, khi quyết định phải trả thù thủ lĩnh, Pie liền tìm đường về quê hương Jack với mong muốn kể cho họ hàng thân thích và người quen biết Jack hiểu rõ rằng Jack đang làm một công việc tầm thường như thế nào.
Pie phải đi mất cả chục năm mới về tới nước Pháp, vậy mà vẫn không tìm thấy làng quê của Jack. Và người đầu tiên mà gã ta gặp là một bà già tóc đã bạc phơ, có cái nhìn khắc khoải.
Bà có biết Jack không? Pie hỏi.
Ôi, lạy Chúa! Ông hỏi tôi về chuyện gì vậy? – Người đàn bà kêu lên – Jack là chồng chưa cưới của tôi, là người tôi đang mòn mỏi mong chờ, tôi không biết sao được? Hãy làm ơn nói mau, hiện chàng đang ở đâu và chàng đã gặp điều gì chẳng lành?
Pie thấy trong cặp mắt người đàn bà vẫn còn đang cháy lên niềm hy vọng, và gã hiểu ngay rằng bà vẫn còn yêu Jack cháy bỏng như thời còn son trẻ. Gã không nỡ nói hết sự thật kinh hoàng về Jack.-
Vậy ra bà là vợ chưa cưới của Jack? Pie thốt lên.
Phải, tôi là Lilia, chúng tôi đã thề nguyền với nhau.
Ôi! Tôi mang đến cho bà một tin buồn. – Pie mắt cụp xuống – Jack đã lao vào cuộc chiến như một dũng sĩ, anh ấy mới yêu bà làm sao. Trước khi nhắm mắt, anh ấy cứ nhắc mãi cái tên của bà – Lilia.
Jack của ta đã chết và yên giấc nghìn thu. Lilia đau buồn nghĩ. Nhưng chàng nằm xuống đất sao được khi chàng không có tim? Ta phải đi tìm mộ chàng và trả lại cho chàng trái tim nhân hậu đáng yêu.
Ôm cái tráp bạc, Lilia bắt đầu cuộc hành trình gian khổ đến những miền đất xa xôi. Bà mất cả thói quen tính ngày, đếm tháng, nhưng gặp ai bà cũng hỏi thăm đường. Mọi người can ngăn bà không nên đi tiếp khi chỉ có một mình, vì biết đâu sẽ gặp bọn cướp độc ác, song Lilia không nghe. Quả nhiên, đến một khúc đường ngoặt, bà bị mấy tên cướp râu xồm trấn mất cái tráp đựng báu vật. Bà khóc lóc, van nài, kể lể về mối tình bất hạnh của mình với Jack, nhưng tất cả điều đó không hề làm bọn cướp động lòng.
Trong lúc bối rối, thủ lĩnh toán cướp bèn mở tráp ra và trông thấy trái tim của chính mình mà bao năm tháng qua đã bị mất. Và thật lạ lùng, trái tim đã nói với người chủ của nó bằng tiếng nói của con người:
Nếu còn là người, chớ có nói cho Lilia biết ngươi là hạng người gì. Hãy cứ để cho Lilia tin rằng ngươi đã chết, như vậy bà ta sẽ giữ được tron vẹn những kỷ niệm tốt đẹp về ngươi.
Jack vội vàng đậy nắp tráp lại và ra lệnh cho bọn đàn em phải đem trả lại ngay cho bà già, đồng thời phải chỉ cho bà ta thấy một nấm mộ cỏ mọc xanh rì, làm như đó là mộ của Jack. Dọc đường đi, bọn cướp quyết định giữ cái tráp lại, song chúng vẫn không quên chỉ đường cho Lilia nấm mộ theo ý chỉ của Jack.
Người đàn bà bất hạnh giờ đây vẫn còn mang tình yêu sâu đậm với Jack như hồi còn trẻ, và bà không nỡ rời bỏ Jack khi chàng không có trái tim bên mình. Thế rồi bà lôi trái tim từ lồng ngực của mình ra vùi xuống nấm mộ, nơi bà nghĩ có hài cốt của Jack.
Từ nơi trái tim ấy đã mọc lên một bông hoa, mà đời nay vẫn tiếng Anh gọi là "lily" (hoa bách hợp) – Loài hoa tượng trưng cho sự trinh trắng ,lòng chung thủy và cao thượng.