Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

BCT

1. BCT là cơ quan cao nhất của đảng CS. Tất cả các nghị quyết của BCT là tối cao, không bàn cãi, mọi cơ quan của đảng CS phải nhất nhất thi hành.
Theo điều 4 hiến pháp VN năm 1992, đảng CS là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước. Do đó có thể nói là BCT tương tự như hoàng thượng ngày xưa.

So về quyền lực bên trong một quốc gia thì tổng thống Mẽo không chắc có quyền lực nhiều nổi bằng BCT của CS Tàu khựa hay BCT của CSVN.

2. Về mặt lý thuyết thì BCT cũng được hưởng lương ngân sách. Tuy nhiên, thành viên BCT chẳng ông nào sống bằng lương cả. Làm việc vất vả thế, lương ba cọc ba đồng thì ăn cám à?
Bởi vậy các cơ quan bên dưới BCT phải phát lương cho BCT. Đây là cơ chế rất linh động giúp bôi trơn bộ máy xã hội...
Một cử chỉ tốt đẹp như vậy nhẽ ra không nên chống. Mấy ông nhà báo lại cứ chọc gạy bánh xe nên mới được gọi vào tù để cải tạo lại.
***
*****
***
(Sưu tầm) Hội đồng tương trợ kinh tế mở cuộc họp cấp cao tại Moskva để bàn về phần đóng góp của mỗi nước thành viên, tuỳ theo thế mạnh của mình, vào kế hoạch sản xuất chung.

Sau mấy buổi thảo luận sôi nổi, cuối cùng Liên Xô lãnh phần sản xuất máy công cụ và dầu khí, Cộng hoà Dân chủ Đức sản xuất máy đo chính xác, Hungari sản xuất đồ điện tử, Ba Lan đóng tàu viễn dương, Cuba sản xuất đường, Mông Cổ sản xuất len và thịt gia súc…

Đến lượt VN, vị trưởng đoàn đứng dậy, trịnh trọng tuyên bố:
“Nước chúng tôi dù vừa vượt qua bom đạn chiến tranh, vẫn hăng hái lãnh phần sản xuất… nghị quyết!”
***
*****
***
(Sưu tầm) Ba con vẹt

Nghe đồn chợ chim - chó ở đường Hàm Nghi đang bày bán ba con vẹt lạ vừa mang từ Hà Nội vào, dân Sài Gòn kéo nhau đi xem đông nghẹt. Nhưng mọi người chỉ xem thôi chứ chẳng ai mua nổi vì người bán “quát” giá quá đắt: con vẹt trắng giá 1.000 đồng, con vẹt xanh giá 5.000 đồng, con vẹt đỏ giá tới 25.000 đồng. Theo lời quảng cáo của người bán, con vẹt trắng biết hô khẩu hiệu, con vẹt xanh biết đọc diễn văn chúc mừng…
Một người tò mò hỏi:
“Vậy con vẹt đỏ biết làm gì mà giá mắc gấp mấy mươi lần hai con kia?”
“Nó không biết làm gì cả” - người bán lạnh lùng đáp.
“Ủa, không biết làm gì mà dám kêu giá vậy?”
Người bán vẹt thủng thỉnh đáp:
“Nó không biết làm gì thực, nhưng nó là thủ trưởng của hai con vẹt kia.”
***
*****
***
(Sưu tầm) Khi Tố Hữu cho đăng trên báo Văn nghệ và nhiều báo khác bài “Đảng và thơ”, toàn văn như sau:

Trên năm mươi tuổi Đảng và thơ
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa cạn ý
Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả
Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp, Đảng và thơ.

Ngay sau đó, từ Hà Nội lan truyền khắp cả nước bài thơ hoạ, ý và thơ “đối nhau chan chát”:

Năm mươi năm ấy vẫn còn thơ
Từ ấy đua chen mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa hết dại
Con tằm rút ruột chẳng còn tơ
Thuyền con quá tải không qua sóng
Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ
Với giá, lương, tiền dân khốn đốn
Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!

Bà con khoái thơ phú kháo nhau rằng tác giả bài thơ hoạ này là một sĩ phu thứ thiệt: Nhà trí thức văn hoá, giáo sư bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kh%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87n

Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là Nhà hoạt động chính trị - xã hội, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học- giáo dục, giải thưởng Nhà nước Việt Nam và Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị cho Việt Nam.
  • Quê ông ở làng Gôi Vị bên bờ sông Ngàn Phố, nay là xã Sơn Hòa huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai của cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.
  • Ông từng học ở trường Collège Vinh, một trường có tiếng nhiều học sinh giỏi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đức Nguyên (tức Hoài Thanh)...
  • Sau khi chuyển vào Huế học và đỗ Thành chung, năm 1931, ông ra Hà Nội học lớp tú tài trường Bưởi.
  • Năm 1935, sau khi đỗ tú tài rồi, ông thi đậu vào trường Đại học Y khoa Hà Nội.
  • Năm 1937, ông được sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris.
  • Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng do Thế chiến thứ hai bùng nổ nên ông không thể trở về. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng. Mãi đến năm 1947, ông mới tạm hồi phục và trở lại Paris[1]
  • Tại Pháp, ông nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari “Tư tưởng” (La Pensée), “Tinh thần” (Esprit) Châu Âu (Europe), “Phê bình mới” (La nouvelle critique), “Tập san Cộng sản” (Cahiers du communisme), “Người quan sát” (L’Observateur), “Nước Pháp mới” (France nouvelle), “Thế giới ngoại giao” (Le monde diplomatique) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên ...
  • Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại “Nghiên cứu Việt Nam” bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới)
  • Năm 1984, ông sáng lập và làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em và tâm bệnh lí (trung tâm NT), xuất bản tờ “Thông tin khoa học tâm lí”, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh
  • Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục nhưng những đề nghị của ông không được nhà cầm quyền lưu ý [3]
  • Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được nhận giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400 000 francs (tương đương 80.000 USD) trong giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp tặng ông cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm N-T).
  • Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Ngày 1-9-2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn "Việt Nam, một thiên lịch sử".
  • Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

  • Bản Kiến nghị bảy điểm
Đây là kiến nghị do ông viết và gửi Quốc hội,có nội dung tóm tắt gồm bảy điểm:
1 - Đường lối đề ra tiến lên sản xuất lớn XHCN, nhưng phải điều chỉnh lại để sản xuất nhỏ cũng có vị trí nhất định.
2 - Phải mở rộng quan hệ quốc tế rộng rãi, trước hết là với các nước anh em đã có quan hệ lâu năm. Việc làm ăn với Liên Xô nên đàng hoàng, thân tình, cởi mở hơn, không để cho tinh thần chống chủ nghĩa xét lại khống chế một cách nặng nề.
3 - Ở các cấp có 2 bộ máy mà bộ máy Đảng đứng trên bộ máy Nhà nước thì bộ máy Nhà nước không thể có hiệu lực, không thể nào phát triển kinh tế, văn hoá được.
4 - Thưởng phạt phải nghiêm minh.
5 - Báo chí chỉ thông tin một chiều nên không phản ánh được dư luận của nhân dân. Chế độ kiểm duyệt quá sát sao, không cho đăng ý kiến của quần chúng nên đã dẫn đến những sai lầm.
6 - Đáng nhẽ khoa học xã hội phải đi trước một bước nhưng vì phải đợi chủ trương đường lối để minh hoạ nên chẳng đóng góp được gì xứng đáng.
7 - Đại hội lần thứ 2 của Đảng (1951) đã xác định đường lối cơ sở Đảng ta dựa trên căn bản chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Cần nghiên cứư lại tác hại của tư tưởng Mao Trạch Đông để xoá bỏ tàn tích của nó.
Trong bản kiến nghị có một câu về quyền bình đẳng trước pháp luật : “Không làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ”.[2]
  • Ý kiến về nhân sự
Nghe tin Đảng định đưa nhà thơ Tố Hữu làm thủ tướng chính phủ, ông gặp trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nguyễn Đức Tâm bầy tỏ ý kiến phản đối.
Trước Đại hội VI ông đã từng viết một lá thư gửi ông Tố Hữu, đại ý như sau : Trước kia, tôi rất mến phục tài thơ của anh, tôi thích thú một số bài thơ của anh và đã dịch những bài đó ra tiếng Pháp đưa ra quốc tế. Nhưng anh làm lãnh đạo chính trị, đặc biệt về văn hoá văn nghệ, rồi làm phó thủ tướng, làm kinh tế như thế này, không ai đồng tình, nhiều người oán trách, anh nên biết rõ. Dịp này anh nên tự nguyện rút lui, đừng ứng cử vaò Trung ương nữa, trở lại làm nhà thơ, chắc anh sẽ lại được lòng kính mến tài làm thơ của anh.[3]
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100120








Không có nhận xét nào: