Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Chúng nó làm khổ dân

Chợ Bưởi (Thái Thăng Long, Việt Nam) http://thivien.net/viewpoem.php?ID=6882


Lão nhớ một lần đang đứng ở phố Bà Triệu, có một cô bé gánh hàng rong đi qua mời:
- "Bác ăn giùm cháu mấy quả hồng!" (trông lớn thế, mỗi tội bịt mặt kín, mà kêu mình là bác, chẳng nhẽ mình già vậy sao - không phải, người bán hàng rong thường vẫn lễ phép quá mức như thế!)
- "Hồng xiêm Xuân Đỉnh à? ừ thì em gọt cho anh thử một quả xem sao?"
Vội vàng đặt gánh hàng xuống, động tác nhanh nhẹn và có vẻ rất vui, cô gái gọt thoăn thoắt quả hồng, bổ ra rồi đưa cho mình. Hồng xiêm cát Xuân Đỉnh, tươi rói, ăn đến đâu biết đến đó, mát lừ và ngọt lịm.
- Em bán thế nào?
- Dạ 1000 ba quả.
- Có lẽ đâu thế?
- Dạ, nếu bác mua nhiều thì 1000 bốn ạ.
- À không, là sao lại rẻ thế?
Cô gái bỏ chiếc nón có cái khăn bịt mặt ra cười rất tươi - ôi, cô bé còn trẻ quá, mà đã phải vất vả thế này, nước da đen vì sạm nắng không làm cho gương mặt của cô bị già đi. Vẫn nụ cười rạng rỡ, cô nói:
- Cháu chưa thấy khách nào lại như bác, ai lại chê rẻ bao giờ.
- Còn gọi anh là bác, xưng cháu thì anh không mua đâu.
- Cháu... - cô gái biết thẹn, đỏ bừng mặt.

Người bán hàng rong đa số là bán sức để kiếm cơm. Họ đang lao động lương thiện, họ có lỗi gì đâu, tại sao lại cấm? Cấm họ làm ăn lương thiện, phải chăng muốn đẩy họ vào con đường bất chính?

Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết: vì sự văn minh của đô thị từ nay trẫm ra lệnh "cấm bán hàng rong!"


Dân đen ngửa cổ kêu trời:
Từ nay con sống bằng gì hỡi ông
Trời rằng: nếu chết, trôi sông
Con tao đã cấm, cả ông cũng thùa (thua)

Trên ti-vi có một ông tai to mặt lớn nói: "bà con bán hàng rong nên kiếm một việc khác mà làm".

Có một thằng điên điên đang xem ti-vi buột miệng văng tục:

"M... khỉ, nói như ông tôi nói còn hay hơn. Cái nghề bán hàng rong là cái nghề thượng đẳng rồi, một ngày cuốc bộ mấy chục km đường, chỉ để kiếm chút cơm nuôi con. Nếu có nghề khác đỡ sướng hơn thì làm đ... gì người ta phải đi bán hàng rong. Chẳng nhẽ tôi lại dán băng dính vào mồm ông."

Nếu lãnh đạo không phải là lũ ếch, thì hãy làm gì để phát triển kinh kế, chống tham nhũng triệt để. Khi ấy đời sống người dân lao động được nâng cao, lúc ấy lại chẳng phải vật nài họ đi bán hàng rong để lấy lại hình ảnh xưa ấy chứ!

Cấm bán hàng rong, người nghèo càng nghèo thêm, liệu an ninh có còn được bảo đảm.
Những kẻ hoài cổ sẽ không còn nghe thấy tiếng rao "phớ... ớ... ớ..." dọc phố những chiều hè... Những sáng mùa đông không còn nghe tiếng "khúc... ơ..." Những gánh quả tươi mùa nào thức ấy, những gương mặt muôn vẻ đời thường tươi rói khi một ngày chỉ kiếm được ba cân gạo... (mấy câu này là đạo văn của Hoa Pion)

Lão cũng hoài cổ mất rồi.

Hoa Pion: Cấm hàng rong, cấm được hay là lại một cuộc "bắt cóc bỏ đĩa"? http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1449
(Hoa Pion kiểm duyệt bài của lão, nhưng lão sẽ đăng nguyên bài của Hoa Pion)
Hôm nay mình đọc trên Tuổi Trẻ bài này: Hà nội cấm vận hàng rong.
Phải nói là mình hơi rầu. Mình tưởng tượng đến cảnh không còn tiếng rao đêm, những "Khúc ơ" làm ấm mùa Đông, những "Phớ..."... làm mát mùa Hè. Tưởng tượng ra cảnh không còn cốm sữa vỉa hè với đôi mủng mang mùa Thu vào phố, không còn những chổi lông gà, dép nhựa lang bang xuất hiện rất kịp thời những khi người cần đến, những xe thồ lọ hoa men rạn men dầy chở từ Bát Tràng ra, những gánh hàng hoa đem hoa qua các phố, làm dịu mắt những người đang nhức đầu vì chỉ thấy tuyền người là người trên đường, mà người thì sao - đầu bảo hiểm, mắt kính đen, ngang tai là khẩu trang kín mít!
Có người bảo mình hoài cổ. Những người cứ thích hoài cổ không làm Hà Nội hiện đại được lên, không làm cuộc sống Hà Nội khá lên được!
Mình không biết!
Có lẽ mình lạc hậu thật. Hoài cổ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, trước khi ra lệnh cấm hàng rong, chính phủ đã nghĩ đến việc bày cho những người vốn sống và nuôi sống cả gia đình bằng gánh hành rong ấy cách sống nào khác hơn chưa? Họ đã được thông báo và làm công tác tư tưởng để thấu hiểu và thấm nhuần cái lợi của sự cấm đoán này chưa? Họ sẽ được chỉ một chỗ đứng bán hàng chăng? (Vô hình trung lại thêm ra biết bao cái chợ nhếch nhác, còn nhếch nhác hơn cả việc để hàng rong thoắt ẩn thoắt hiện khắp nơi. Và đương nhiên, các sự đứng một chỗ chắc không thể đem lại cho những người vốn ngắn thu được lợi nhuận bằng việc chịu khó đi rong các phố được!)...
Theo như bài báo kể, thì những người làm nghề này sẽ "chạy", "trốn", "lủi".. Tức là hàng rong vẫn có, và chính phủ sẽ tốn tiền cho những lực lượng cảnh sát đi càn, đi dẹp họ. Và cuối cùng vẫn cứ là cảnh "bắt cóc bỏ đĩa". Chính phủ có đủ tiền để tiếp tục việc này mãi không nhỉ?
Mình chẳng biết gì nhiều. Chẳng dám lạm bàn. Cơ mà, hình như có ông tiến sĩ kinh tế nào bảo là, việc bán hàng rong sẽ là một trong những hình thức giúp đỡ dân, chính phủ vượt qua tình hình lạm phát cơ đấy. Đúng sai ra sao, chắc phải hỏi lại xem lý lẽ người ta thế nào.
Mình nói chung thích mua hàng của các gánh hàng rong! . Nhìn cứ vui mắt làm sao ấy. Giá cả lại không quá cao, niềm vui mua rẻ có được mỗi ngày ... Với lại cũng là đặc điểm đáng yêu của phố phường Hà Nội. Hic, Hà Nội hiện đại được, theo mình, không nhờ vào việc vắng các gánh hàng rong, mà nhờ vào việc khác kia. Ví dụ, hệ thống thoát nước được kiện toàn để không còn cảnh phố ngập sau cơn mưa không quá to. Ví dụ, nâng cao dân trí dân sinh, sao cho dân ý thức được lợi chung, ích lợi cộng đồng - từ đó không còn cảnh rác rưởi vứt tràn phố, người mặc may ô đi phấn khởi trên đường, xe cộ thấy đèn đỏ thì phóng ào ào nữa... Ví dụ, kẻ vạch qua đường cho dân có chỗ đi qua và chỉ qua đường ở chỗ quy định thôi (hình như cái này làm rồi à? ). Hoặc không thì, quy định hình thức của các gánh hàng rong, để nhìn không quá cồng kềnh, lếch thếch., quy định địa bàn nào không được hoạt động để họ tránh.. vân vân...
Ôi, nói chung là nhiều băn khoăn quá, khi nghe một lệnh cấm!
metlamroiday đã viết:nếu bạn là ... thì bạn có thấy TRĂN TRỞ vì TRÁCH NHIỆM bản thân trước dân tộc và chính con cháu của bạn hay ko?
đừng nói với tôi rằng : tất cả vì con em chúng ta- kệ cha tương lai con em... chúng nó nhé
cả dân tộc thấp kém thì con cháu bạn dù đi đâu cũng chỉ là dân thấp kém thôi - bạn hãy nhớ 


Để trả lời giai đoạn hai của đề tài này, tôi xin phát biểu quan điểm cá nhân về cái này một chút.
Nhưng để nói cho rõ ràng, tôi buộc phải đả động tới chính trị, do đó những gì tôi nói sau đây là vi phạm nội qui diễn đàn. Vậy các bác mod hoàn toàn có quyền xén hoặc xóa luôn cũng chẳng sao.
Ở trên ông nói @nếu là ... thì có thấy TRĂN TRỞ vì TRÁCH NHIỆM@ ở cái chỗ 3 dấu chấm ông không dám phát ngôn vì ông nghĩ là sẽ đụng chạm đến chính trị. Tôi khẳng định với ông cái danh từ "lãnh đạo" không phải là vấn đề chính trị, mà cái "cách thức người ta bò lên chức vị đó" mới là một phạm trù chính trị.
Thử hỏi một hệ thống chính trị mà cả 3 quyền: lập pháp, hành pháp, và tư pháp đều không phải do chính lá phiếu của dân bầu ra thì lấy đâu ra TRĂN TRỞ và TRÁCH NHIỆM?
Ông hoặc bất cứ ai có thể hoàn toàn đập thẳng vào mặt tôi cái câu "rõ ràng là dân bầu đấy chứ!". Vânggggggggggg... Đúng vậy đấy!
- Hành pháp: Tổng thống có lấy phổ thông đầu phiếu hay không? Có ai biết đến tổng thống trước khi ông ấy lên ngai vàng hay không?
- Lập pháp: Các vị dân biểu và các vị đại biểu hội đồng nhân dân thì đúng là phổ thông đầu phiếu, nhưng thực chất nó thế nào? Sau khi là dân biểu rồi thì quyền lực đến đâu? hay là làm theo lệnh của ai? tại sao có những đạo luật quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân mà dễ dàng thông qua thế? (một ví dụ: là đưa Hà Tây về Hà Nội - thảo luận lần thứ nhất có 2 ngày, không trưng cầu dân ý, biểu quyết luôn). Tại sao có những vấn đề quan trọng nhẽ ra phải được quốc hội thông qua (theo hiến pháp) như hiệp định biên giới, hiệp định Vịnh Bắc Bộ,... không đệ trình quốc hội mà sao chẳng dân biểu nào chất vấn? Vậy quyền lực của các vị là cái gì? Hội đồng nhân dân các thành phố liệu có đúng là do dân bầu không? Khi chỉ vì muốn "đẹp cái mã ngoài" mà nhà cầm quyền ra lệnh cấm hàng rong "mưu sinh". Tại sao không ông hội đồng nào lên tiếng? Đẹp hay không trước hết phải từ tấm lòng chứ?... Còn rất nhiều chuyện khác nữa, nhẽ ra kẻ làm dân có quyền "dân biết, dân nói, dân làm, dân kiểm tra"...
- Tư pháp: Có bao giờ ở ta nghe thấy việc ông chánh án tòa phải tranh cử chưa nhỉ? phải lấy phổ thông đầu phiếu chưa nhỉ? Vậy khi ông ấy được ai cho làm chánh tòa thì ông ấy phải làm theo lệnh của người đó. Do đó bộ luật do bên lập pháp làm ra có cần ông chánh tòa xem xét đến hay không?


Thưa ông Metlamroiday và các ông, nếu chưa trả lời được vấn đề TRĂN TRỞ và TRÁCH NHIỆM thì những câu hỏi 1, 2, 3 của ông ở trên chẳng trả lời để làm gì.

Đọc cái trưng cầu dân ý ở dưới, các bác sẽ thấy những gì tôi phát biểu sẽ bị chụp cho cái mũ "phản động"


Không đưa ra trưng cầu ý dân có tính bắt buộc về những vấn đề sau: Hệ thống chính trị và thể chế chính trị; những vấn đề đã được khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản VN; nghị quyết các đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản VN; các luật thuế, ngân sách nhà nước, chính sách giá cả; chính sách dân tộc, tôn giáo; các vấn đề rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội; các vấn đề đại xá, đặc xá.

Những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân trên phạm vi cả nước bao gồm: Thông qua hiến pháp mới, thông qua bổ sung, sửa đổi hiến pháp hiện hành; những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước; những vấn đề quan trọng khác theo quyết định của Quốc hội.

Quốc hội có quyền quyết định trưng cầu ý dân đối với những vấn đề về sửa đổi hiến pháp, những vấn đề liên hệ đến vận mệnh quốc gia và những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc vùng lãnh thổ, việc chia tách, thay đổi ranh giới hành chính cấp tỉnh.

Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền nêu sáng kiến trưng cầu ý dân đối với những vấn đề về sửa đổi hiến pháp, những vấn đề liên hệ đến vận mệnh quốc gia và những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc vùng lãnh thổ. Sáng kiến trưng cầu ý dân được thông qua nếu có quá bán số đại biểu Quốc hội tán thành.

http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100129