Thứ Năm, 1 tháng 6, 2023

Người Việt Nam được đánh giá cao hơn người Nam Hàn

Tôi đang trong quá trình xin visa (khán chiếu, thị thực) vào Tân Đảo (Nouvelle-Calédonie) - là một đảo hải ngoại của Pháp nằm ở Nam Pacific - ngay gần Brisbane nước Queenland.

Để nộp hồ sơ xin visa thì mình phải làm trên "online" trước Visa wizard - France-Visas

Dưới đây là tư cách cá nhân của tôi:


Với tư cách như vậy, thì tôi phải nộp "online" những thứ giấy tờ sau, mà muốn có những thứ giấy tờ đó thì cần có sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành, và thời gian, và tiền bạc.


Purpose of travel/ stay

Một cái book tour du lịch hoặc giấy tờ tương tự như kiểu lịch trình du lịch tự phát.


Socio-professional situation

Chứng minh địa vị xã hội tại nơi đang cư trú (chắc là giấy chứng nhận nhân viên công ty).



Funds
Kê khai số dư trong ngân hàng và sao kê giao dịch ngân hàng ít nhất 3 tháng.

Accommodation
Đặt khách sạn tại nơi đến.



Travel health insurance

Có vẻ như là trách nhiệm xã hội để giải quyết các vấn đề có thể phát sanh cho bản thân mình.


Tôi đã từng chuẩn bị giấy tờ xin visa đi lung tung cả trăm lần rồi, nên thấy không có gì là bất hợp lý ở đây.

Sau khi đã mất một số tiền để chuẩn bị những thứ trên kia, nếu mà visa không xin được thì coi như vừa vứt đi một mớ tiền nhỉ!

Tuy nhiên muốn thử xem xem là công dân của một nước vốn trước đây đã từng sang VN làm thuê, và bây giờ cũng vẫn đang đi làm thuê khắp nơi.

Tôi liền đổi chữ "Vietnamese" thành chữ "South Korean" để coi thử xem sao.


Vậy là họ đánh giá cao người VN hơn người Nam Hàn, vì họ lo rằng người VN là những đại gia sẵn sàng vứt đi một vài đồng bạc lẻ, trong khi đó dân Nam Hàn không sẵn lòng bỏ tiền ra làm mấy thứ kia, nên họ buộc phải miễn "khán chiếu" luôn.


Nghe đâu, năm 2023, cuốn hộ chiếu Singapore là bị miễn khán chiếu nhiều nhất, nhì là Nhật Bản. 194 quốc gia và lãnh thổ mời dân Singapore vào tự nhiên không cần xin phép. Còn đối với người Nhật là 193.

Lạm bàn - không đáng để đọc:
Để làm lên uy lực của cuốn hộ chiếu - ví dụ hộ chiếu Nhật luôn là hộ chiếu số 1 trên thế giới, thì có nhiều yếu tố để làm nên cái uy lực đó.
Nhưng có lẽ trách nhiệm của chánh quyền và của mỗi người dân là yếu tố chính yếu nhất.
Về chính quyền thì không biết nói gì, nên không nói.
Nhưng với người dân, thì ý thức trách nhiệm xã hội lại liên quan đến dân trí.
Mà vấn đề dân trí thì lại là việc của chánh quyền.
Dân ở một xứ nào đó không thể tự khôn lên được.
Chẳng hạn người VN khi đến Nhật họ xếp hàng rất tử tế, hoặc vất rác rất đúng cách, nhưng về quê thì lại đâu hoàn đó.
Có 2 lý do cho mấy cái chuyện này:
1) Là: Muốn làm người tử tế, ai cho? Nếu tử tế xếp hàng ở VN thì bao giờ tới lượt? Rồi phân loại rác đúng thì sao chứ? Lát nữa xe gom rác sẽ lại đổ 3 thùng rác chung vào một chỗ trên thùng xe.
2) Họ nghiêm túc ở Nhật phần nhiều là do sợ là chính. 😂 suy nghĩ hơi tiêu cực nhỉ!

Về vấn đề bảo hiểm, chủ yếu là bảo hiểm tự nguyện, nhưng có những loại bảo hiểm là trách nhiệm xã hội thì phải là bắt buộc.
Ở mình hệ thống xã hội không làm cho người ta hiểu rằng "bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện" là một trách nhiệm xã hội bắt buộc. Người ta phải mua vì sợ cảnh sát phạt mà thôi. Nên phải rút ví ra để mua, nhưng mồm miệng thì họ đang chửi ai đó.
Cũng như mũ bảo hiểm cũng vậy, họ đội vì sợ cảnh sát phạt thôi. Họ đâu nghĩ họ đội mũ đểu thì không bị cảnh sát phạt, nhưng nếu tai nạn xảy ra họ trở thành gánh nặng của xã hội.
Họ đeo khẩu trang cũng vì bịt bắt phải đeo thôi, chứ không như người ta là đeo vì trách nhiệm xã hội không muốn truyền bệnh cho người khác.


À... ở những nước có trình độ dân trí cao họ còn cho rằng phải khỏe mạnh cũng là một trách nhiệm. Vì nếu bạn ốm cũng tạo ra gánh nặng cho xã hội.
Rồi khi bạn ra đường phải gọn gàng sạch sẽ và đẹp cũng là một trách nhiệm.
Vì nếu bạn bẩn ở giữa khu phố sạch đẹp cũng sẽ gây buồn phiền đến người chung quanh.
Vì vậy bạn có giận vợ, thì cũng không được mang cái mặt thớt ra ngoài đường.
Okie! 😂