Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Trên đất nước thân yêu còn nơi nào không lụt?




http://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/944263_10151614409543537_1683284714_n.jpg 
Chụp tại Hải Phòng 2013 tháng Năm ngày 30. 


Bây giờ cứ mưa là đường lụt 
Xe chết chình ình nổi giữa sông 
Anh chàng lội bộ sợ... "đồ chơi" ướt nên phải túm 
Mêng mông chỉ nước, chẳng có đồng... 





http://sphotos-g.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/408189_10151614459908537_613820467_n.jpg 
Chụp tại Hải Phòng 2013 tháng Năm ngày 30. 


Khắp nơi nước cứ chảy thành sông 
Quy hoạch tùm lum chẳng còn đồng 
Bà con phải bơi bất đắc dĩ 
Ướt rượt cả... máy lẫn cả... lông... 





http://sphotos-e.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-frc3/984191_10151614478408537_1223605990_n.jpg 
Chụp tại Hải Phòng 2013 tháng Năm ngày 30. 


Quê người mưa rơi, nước lụt, đường phải tắc 
Xe nối đuôi nhau xếp thành hàng 
Chờ đến bao giờ thì mới thoát 
Chắc là đợi lúc gió đông sang... 






http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn2/970505_10151614464323537_1133730980_n.jpg 
Chụp tại Hải Phòng 2013 tháng Năm ngày 30. 


Sống giữa bể nước mùi hôi thối 
Lều phều, lơ lửng, xác chết trôi 
Tìm đâu nơi nào không bị lụt? 
Chắc phải kéo nhau lên Tây Nguyên... bà kon ơi! 



Thái Thanh Tâm viết:
Hải Phòng mới lội tí ti 
So trên Hà Nội chưa gì đâu nha 
Nhớ năm 08 vừa qua 
Toàn thành ngập ủm đến hai ba tuần 



http://sphotos-g.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/942298_10151614665888537_331835801_n.jpg 
Chụp tại Hải Phòng 2013 tháng Năm ngày 30. 


Nước ngập tràn lan không chịu rút 
Khiến cho khốn khổ lũ ốc sên 
Tường cao rủ nhau trèo tuốt tuột 
Số kiếp xem chừng vẫn còn hên... 




Lão Lươn đồng viết:
Ốc sên sắp vào chiếm nhà ông
Bởi vì chả còn chỗ ở đồng
Chậu, phao, lương thực còn hay hết
Neo chặt cái nhà, kẻo ra sông



http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=8087



Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Em miu




Em miu 

http://sphotos-c.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-frc1/375042_10151609642838537_1788500291_n.jpg 
Chụp tại chùa An Đà 

Giữa sân chùa ngày hè nắng gắt 
Em miu này kiếm được chỗ nằm rất thảnh thơi 
Nhớ chàng Hàn, chẳng tội gì mà không "lả lơi" 
Ngáp một cái, đời là mấy tí... 




http://sphotos-e.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/931330_10151609667438537_1753253865_n.jpg 


Ngóc đầu dậy, em chẳng thèm mở mắt 
Khinh lũ người trố thô lố cứ nhìn em 
Mặc kệ chúng nhỏ nước dãi thòm thèm 
Duỗi bốn cẳng, thườn người, em ngủ tiếp 



http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=7604&Page=3


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Lăm lăm 2 tay hai súng



http://sphotos-h.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/936984_10151611198743537_1092073090_n.jpg 
Chụp tại chùa An Đà


Ba cô, hai chàng chắc tuổi vừa đôi chín
Xúng xính váy đỏ giữa trưa hè
Lượn qua, vẹo lại đầy mọi góc
Lọt vào ống kính một chú dạng tè he... 
:)



http://sphotos-f.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-frc1/382694_10151611252723537_1158118820_n.jpg 
Chụp tại chùa An Đà 


Em đi đâu? hằm hằm, như sắp "nổ"
Súng hai tay, lăm lăm, em định "chém" thằng nào
Chân sải bước, em như muốn "bổ" thẳng xuống ao
Sân chùa hôm nay, có em, cứ như là rạp "hát"... 
:D


http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?ID=6711&Page=2


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Báo Giáo Dục cũng khiến người ta thất vọng

Hôm nay đọc một bài trên báo Giáo Dục, có đoạn văn như dưới đây mà báo vẫn để nguyên mà đăng

Mình nhớ hồi cấp 2, mình cũng dành khá nhiều time cho việc học. Nhưng hiệu quả thì không cao và mình không hề học giỏi, thậm chí là học kém. Vì sao ư? Vì hồi đó trong lúc ngồi học mình còn nghĩ xem làm thế nào để headshot trong CrossFire, làm thế nào để perfect trong Audition, làm thế nào để up level nhanh, làm thế nào để có được đồ xịn… Nói chung là học nhiều nhưng ý thức học không nghiêm túc nên hiệu quả không cao. Khi lên cấp 3 thì mình có ý thức học hơn, phương pháp học cũng có chút tư duy hơn, nên hiệu quả của việc học tăng lên khá nhiều mặc dù time dành cho việc học là ít hơn hồi cấp 2.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ban-doc-viet/Nguong-mo-nhung-phan-bac-5-quan-diem-cua-ke-luoi-bieng/292699.gd

Ngưỡng mộ nhưng... phản bác 5 quan điểm của 'kẻ lười biếng'

Thứ ba 23/04/2013 14:41
(GDVN) - "Mình nhận thấy có thể do quá bức xúc nên “Kẻ Lười Biếng” đã nhìn sự việc 1 cách phiến diện, và chỉ tập trung vào mặt tiêu cực, mà bỏ quên mất mặt tích cực".

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp (1930-1988), tiếng vàng trong không gian

https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/Ho-Diep-1930-1988-tieng-vang-trong-khong-gian-1833/

Hồ Ðiệp (1930-1988), tiếng vàng trong không gian



Viên Linh

Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp – biệt danh do thi sĩ Ðinh Hùng đặt cho cô trong chương trình Thi Ca Tao Ðàn của đài phát thanh quốc gia từ 1954 – đã vĩnh viễn biệt tăm trong cuộc hành trình đường bộ rời xa tổ quốc qua ngả Cao Miên vào một ngày Tháng Năm âm lịch Mậu Thìn (1988) – để xa lánh cộng sản, không còn để lại chút gì của bản thân trong cát bụi, nhưng người hoa khôi ấy của Nghệ thuật Ca trù Việt Nam, giọng ngâm vàng ngọc ấy của thi ca đất nước, còn mãi mãi trong không gian, nếu thỉnh thoảng lại có người muốn “nghe sênh phách thời Hồ Ðiệp,” hay muốn “ngâm thơ kiểu Tao Ðàn.”







Nữ sĩ Hồ Điệp (Hình: Nguyễn Phan Cảnh)

Sáu bảy năm trước người viết bài này đã tổ chức một buổi Tưởng Niệm Tao Ðàn tại hội trường Người Việt, nơi chỉ có khoảng 300 ghế, mà người đến dự tới hơn 400, phải đứng vòng quanh các cửa bên ngoài. Một băng thơ Hồ Ðiệp đã được phát lại, dù chỉ nửa bài, thật ra dù chỉ nửa câu, người ta đã thấy bướm mộng bay về, không gian đã nghe giọng vàng lưu luyến.

Ca trù, bị gọi nôm na là hát ả đào, người ngâm hát bị gọi nôm na là cô đầu, chính thực là kho báu, là quốc túy của ta. Ai làm ra những bài hát nói, những bài thơ cho các cô đào ấy hát? Ai đàn, ai trống, ai đệm nhịp “tùng tùng cắc cắc” cho những giai nhân nghệ sĩ kia giãi tỏ tâm tình? Thưa đó là các nhà trí thức, các nhà thơ danh vọng, đó là những Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương, Tản Ðà,… tác giả những từ khúc, thi phẩm cả thế kỷ qua được ghi vào chương trình giáo dục của quốc gia.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
(Nguyễn Công Trứ, Ngất Ngưởng)

Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy
Nửa chen mặt nước nửa từng mây…
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.
(Nguyễn Khuyến, Tiệc Hát)

Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
Tân thanh đáo để vị thùy thương.
(Chu Mạnh Trinh, Thúy Kiều Oan Trái)

“Chính ở ca trù chúng ta không những thấy được cái chân tướng con người sống động của giới trí thức Việt Nam xưa, mà chúng ta còn thấy được cái tài dung hợp Việt hóa nào Ðường thi, nào Từ nào Phú, nào Lục bát nào Song thất,… và màu sắc phong phú trăm hoa.” (Nguyễn Ðăng Thục, Khoa trưởng Ðại học Văn khoa, đề tựa Ca Trù của Ðỗ Bằng Ðoàn, Ðỗ Trọng Huề)

Cho nên nhiều người lầm lẫn cô đầu với nghệ sĩ ca trù, đã có thời vì thế ca trù bị quên lãng, người ca bị nhìn sai lệch. Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp là bạn quí của những tài danh như Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Hà Thượng Nhân, Cao Tiêu. Bà tên thật là Nguyễn Thị Tý, tự là Nhu, sinh ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ tức ngày 1 tháng 6, 1930 trong một gia đình nghệ sĩ tại làng Hiệp Lộc, tỉnh Sơn Tây. Gia đình bà nhiều người là các nghệ sĩ chầu Văn, ca ngâm tại các đền chùa, hội hè ở Phủ Giầy, đền Hai Bà, đền Ðức Thánh Trần ở ngoài Bắc. Theo một bài viết của Vĩnh Tường đăng trên Khởi Hành, Hồ Ðiệp mất vào năm 1987, nhưng theo một bài viết của nữ sĩ Hoàng Hương Trang, có khác. “Di ảnh của Hồ Ðiệp hiện thấy được thờ ở chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão quận nhất thành phố Sài Gòn, trên di ảnh đề ngày mất 15 tháng 5 Mậu Thìn (1988). Có lẽ đó chỉ là ngày ra đi của Hồ Ðiệp chứ không phải là ngày mất thật sự.” (Hoàng Hương Trang, Nhớ Nghệ Sĩ Ngâm Thơ Hồ Ðiệp). Vẫn theo nhà thơ nữ thì Hồ Ðiệp được thờ ở đây là do lòng hâm mộ của một thính giả, một người say mê giọng ngâm của bà ở Sài Gòn. Một nhà thơ, tiến sĩ ngữ học Ðại Học Prague, Tiệp Khắc, mệnh danh Hồ Ðiệp là Nữ Hoàng Thanh Sắc với hai câu thơ:

Thanh, sắc vọng mãi Ðất Trời
Nghìn thu cánh bướm vỗ hoài Hồn Thơ.
(Nguyễn Phan Cảnh, Dự báo Bùng nổ Thi Ca)

Giọng ngâm chính của Ban Tao Ðàn còn mãi trong không gian, trong lòng người, cụ thể là trong ba băng nhạc nhan đề Thi Nhạc Giao Duyên, Thục Vũ thực hiện năm 1971; băng Mây Hồng do Hồng Vân thu năm 1972; và băng Hồ Ðiệp do vài vị liên tài thực hiện cùng năm.

Bài trên còn viết: “Theo cô Thái Hằng [bà Phạm Duy], thì khi còn nhỏ Hồ Ðiệp là một cô bé rất xinh đẹp. Thái Hằng và Hồ Ðiệp có cùng một ông ngoại. Hồ Ðiệp lớn lên ở quê ngoại, còn Thái Hằng theo bố mẹ ra Hà Nội. Mỗi lần Thái Hằng về quê, Hồ Ðiệp chạy thật nhanh từ cổng nhà lên đến tận bờ đê đón các anh các chị với quà Hà Nội… Hồ Ðiệp có giọng cười trong như một dòng suối tinh khiết và đôi mắt rất đẹp, ngày đó chưa u ẩn và chưa buồn viễn xứ.” Sau 1954 tại Sài Gòn, “Thỉnh thoảng, Hồ Ðiệp hay ra sân quét vạt sân rụng đầy lá trứng cá. Cô hay mặc quần satin tuyết nhung, áo phin trắng nõn, gấu và cổ tay có thêu rua. Buổi tối đi hát, cô hay đeo kiềng vàng, mặc áo nhung đen rưng rức trơn một màu, không thêu, không vẽ. Cô choàng tấm khăn san mỏng, chân mang hài cong. Cô trang điểm rất ít, tóc bới cao hay quấn khăn vành dây. Cử chỉ cô cực kỳ khiêm cung, nhỏ nhẹ. Cô có cái đẹp cổ kính của một thục nữ cõi Bắc Hà.” […] Theo lời bà Hồ Liễu (nữ đại tá QLVNCH), sau 1975 Hồ Ðiệp từ chối trình diễn, chỉ nhận lời ngâm thơ tại các chùa, hay tại nhà bạn hữu…

Như báo chí lâu nay vẫn loan tin, nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp vượt biên bằng đường bộ, và từ đó bặt vô âm tín. Không một nhân chứng nào xuất hiện, để thuật lại những gì đã xảy ra cho nữ nghệ sĩ; khác với trường hợp danh hài Khả Năng.

Nghệ sĩ Khả Năng cũng vượt biên đường bộ, và một nhân chứng là nhà thơ Trần Bát Nhã, sau này là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Louisianna, là chứng nhân, đã thuật lại cái chết của anh, bị bắn chết trong cuộc rượt đuổi cạnh biên giới, như bài tường thuật trên cùng tờ báo.

Có thời người ta coi rẻ nhạc cải cách, có thời người ta coi nhẹ nhạc sến, có thời người ta cười vọng cổ, có thời người ta chê bai nhạc vàng, và có thời người ta ám chỉ “hát cô đầu.”

Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục coi ca trù là quốc hồn quốc túy, nó cũng như ca dao, tục ngữ, đều là những thứ “do cái hồn chung của đất nước tự nhiên sản xuất ra,” cho nên biết gìn giữ kho báu ấy thì văn hóa đất nước mới phong phú được. Dương danh nghệ sĩ chân chính cũng chính là gìn giữ văn hóa chung vậy.



Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

HẠT MƯA MÙA XUÂN (BÀI NÀY VIẾT TẶNG TỈ TỈ)

HẠT MƯA MÙA XUÂN (BÀI NÀY VIẾT TẶNG TỈ TỈ)

Viết bởi hoaphonglan 00:49 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (7) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Thơ cóc
Hạt mưa mùa xuân
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu)


Xuân sang rồi, mưa Huế về bay bay nhè nhẹ
Huế là thơ, là buồn, là mộng mơ...
Nên mưa Huế cũng mộng mơ như cô nàng đôi tám
Nên mưa Huế cũng buồn lãng đãng như khách đa tình nhớ về bạn thơ

Huế là vậy đó!
Huế đẹp hơn trong mưa,
Bởi người Huế vốn nhẹ nhàng,
Và trong mưa người Huế lại càng trở lên tĩnh lặng...

Mưa rơi cong vút mái đình
Khách đi đến Huế, gửi tình lại đây...
Thân đi hồn ở nơi này
Có đi xa muôn dặm rồi sẽ có ngày nhớ Huế không nguôi...

Nếu Huế là con gái,
Thì mưa chính là tà áo dài...
Mưa làm Huế thướt tha,
Khiến cho khách đa tình chẳng thể rời chân đi...

Mưa làm cho trời Huế trắng đục
Kéo bầu trời sà xuống dòng Hương Giang
Trời, mây, sông, nước hoà nhau làm thành Huế
Chợt vẳng lên đâu đó những câu hò...
"Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong" (Hò Huế)






16 Feb, 2009

LAN MAN SÁNG MÙNG HAI (VIẾT BÀI NÀY SAU KHI ĐỌC BLOG CỦA TỈ TỈ)

Viết bởi hoaphonglan 00:45 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (5) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Thơ cóc
Lan man sáng mùng hai ;)

Đêm mùng một, có người đi trong gió lạnh
Thả hồn mình trong tiếng gió thơ xuân
Lòng chợt nhớ đến thời ngày xưa ấy
Thời vô tư, khúc khích tiếng xuân cười

Cái thời đó còn chưa tới đôi mươi
Cùng đua chơi chan hoà trong nắng mới
Tưởng hôm qua mà nay đã xa vời
Thời gian trôi vùn vụt, xuân qua rồi lại tới... xuân vẫn mới... mà ta thì không mới...

Xuân ơi! ngươi đã làm xong trách nhiệm
Đã mang nắng về cho lá mới mở ra
Đã mang đến một chút náo nức cho bọn trẻ
Mang đến một chút bâng khuâng cho kẻ... sắp già
Và một chút trống vắng cho những kẻ xa nhà...

Xuân ơi!...



16 Feb, 2009

KỶ SỬU TÂN XUÂN

Viết bởi hoaphonglan 00:29 | Permalink Đường dẫn cố định | Comments góp ý (5) | Trackback Trackbacks (0) | Edit | Thơ cóc
Năm mới chúc nhau cái sự giàu (Câu này mượn của cụ Tú) 
Nhiều tiền chưa hẳn là giàu đâu 
Sức khoẻ, tình yêu, nhiều hạnh phúc 
Có giàu tình cảm mới bền lâu 

Mỗi một tấm lòng, một ngọn lửa 
Những ngọn lửa hồng suốt mùa đông 
Nhiều ngọn lửa lòng mang xuân đến 
Thế là mọi sự đều hanh thông 
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/132140

Yếm thắm giữa hồ sen
TPO - Cô bạn Nguyễn Kiều Linh (Phú Thọ)- sinh viên năm thứ nhất khoa quản trị kinh doanh - ĐH Công Đoàn trông thật duyên dáng và mang vẻ đẹp thuần túy của người con gái Việt.
Với khuôn mặt hiền và thuần Việt, Kiều Linh rất thích pose những shoot hình truyền thống với áo dài...và bạn ấy đã không bỏ lỡ hình ảnh những chiếc yếm thắm giữa hồ sen rất tuyệt vời.
Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh của bạn ấy nhé!
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Nguyễn Thanh Huyền