Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

George Soros khuyên Mỹ đánh Trung Quốc phải đánh dập đầu, đừng đánh nửa vời


George Soros, thầy phù thủy của giới tài chính quốc tế, đã có bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ hôm 24 tháng giêng vừa qua.
Chấn Minh dịch
Remarks delivered at the World Economic Forum
Davos, Switzerland, January 24, 2019
Davos, Thụy Sĩ, 24 Tháng Giêng, 2019
Good evening and thank you all for coming.
Kính chào buổi tối và xin cám ơn tất cả các quý vị đã đến.
I want to use my time tonight to warn the world about an unprecedented danger that’s threatening the very survival of open societies.
Tôi muốn dùng thời gian tôi có tối hôm nay để cảnh báo quý vị về một nguy cơ xưa nay chưa hề có và đang đe dọa ngay cả sự sống còn của các xã hội mở.
Last year when I stood before you I spent most of my time analyzing the nefarious role of the IT monopolies. This is what I said: “An alliance is emerging between authoritarian states and the large data rich IT monopolies that bring together nascent systems of corporate surveillance with an already developing system of state sponsored surveillance. This may well result in a web of totalitarian control the likes of which not even George Orwell could have imagined.”
Năm trước khi đứng trước quý vị tôi đã dùng hầu hết thời gian tôi có để phân tích vai trò bất chính của các tổ chức độc quyền trong ngành tin học. Vào lúc đó, tôi đã nói như thế này: “Một liên minh giữa các nhà nước độc tài và các tổ chức tin học độc quyền giàu dữ liệu đang manh nha, liên minh này sẽ gom lại các hệ thống giám sát doanh nghiệp đang hình thành cùng các hệ thống giám sát nhà nước đang được phát triển và tài trợ. Kết quả của liên minh này rất có thể là một mạng lưới kiểm soát toàn trị mà ngay cả George Orwell cũng không thể nào tưởng tượng được”
Tonight I want to call attention to the mortal danger facing open societies from the instruments of control that machine learning and artificial intelligence can put in the hands of repressive regimes. I’ll focus on China, where Xi Jinping wants a one-party state to reign supreme.
Tối nay, tôi muốn kêu gọi mọi người hãy chú ý đến nguy cơ diệt vong mà các xã hội mở sẽ phải đối đầu từ các công cụ kiểm soát mà công nghệ học máy và trí khôn nhân tạo có khả năng trao tận tay các chế độ đàn áp. Tôi sẽ tập trung nói về Trung Quốc, nơi mà Tập Cận Bình Đang muốn có một nhà nước độc đảng trị vì ở vị thế tối cao nhất.
A lot of things have happened since last year and I’ve learned a lot about the shape that totalitarian control is going to take in China.
Rất nhiều chuyện đã xảy ra kể từ năm vừa qua và tôi đã học được khá nhiều về hình thù của sự kiểm soát toàn trị đang hình thành tại Trung Quốc.
All the rapidly expanding information available about a person is going to be consolidated in a centralized database to create a “social credit system.” Based on that data, people will be evaluated by algorithms that will determine whether they pose a threat to the one-party state. People will then be treated accordingly.
Tất cả các thông tin có được và ngày càng nhiều về một cá nhân sẽ được tập trung vào một cơ sở dữ liệu trung ương để tạo dựng một “hệ thống tín dụng xã hội”. Từ các dữ liệu đó, một người sẽ được đánh giá bởi các thuật toán, và các thuật toán này sẽ quyết định người đó có thể là một mối đe dọa cho nhà nước độc đảng hay không. Sau đó, họ sẽ được đối xử tương xứng.
The social credit system is not yet fully operational, but it’s clear where it’s heading. It will subordinate the fate of the individual to the interests of the one-party state in ways unprecedented in history.
Vào lúc này, hệ thống tín dụng xã hội trên vẫn chưa hoạt động đầy đủ, nhưng hướng đi của nó đã hiện rõ. Hệ thống tín dụng xã hội này sẽ đặt số phận của con người dưới các quyền lợi của nhà nước độc đảng một cách chưa từng có trong lịch sử.
I find the social credit system frightening and abhorrent. Unfortunately, some Chinese find it rather attractive because it provides information and services that aren’t currently available and can also protect law-abiding citizens against enemies of the state.
Tôi thấy hệ thống tín dụng xã hội khủng khiếp và đáng ghét. Điều không may là, một số người Trung Quốc lại xem hệ thống này có vẻ khá hấp dẫn, bởi vì nó cung cấp các thông tin và dịch vụ vào lúc này chưa ai có được, và bởi vì nó cũng bảo vệ các công dân biết tôn trọng luật pháp khi nó chống lại các kẻ thù của nhà nước.
China isn’t the only authoritarian regime in the world, but it’s undoubtedly the wealthiest, strongest and most developed in machine learning and artificial intelligence. This makes Xi Jinping the most dangerous opponent of those who believe in the concept of open society. But Xi isn’t alone. Authoritarian regimes are proliferating all over the world and if they succeed, they will become totalitarian.
Trung Quốc không phải là nước độc tài độc nhất trên thế giới, nhưng có một điều không nghi ngờ được là Trung Quốc là nước giàu nhất, mạnh nhất và phát triển nhất trong ngành học máy và trí khôn nhân tạo. Điều này khiến cho Tập Cận Bình trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của những ai tin vào khái niệm xã hội mở. Nhưng họ Tập không đơn độc. Các chế độ độc tài đang lan tràn khắp mọi nơi trên thế giới và nếu thành công, các chế độ này sẽ trở thành những chế độ toàn trị.
As the founder of the Open Society Foundations, I’ve devoted my life to fighting totalizing, extremist ideologies, which falsely claim that the ends justify the means. I believe that the desire of people for freedom can’t be repressed forever. But I also recognize that open societies are profoundly endangered at present.
Là sáng lập viên của các Cơ Sở Xã Hội Mở, tôi đã dành cả đời tôi để chống lại các ý thức hệ toàn trị và quá khích, tức là các ý thức hệ đã rêu rao láo lếu là cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tôi tin rằng khát vọng tự do của con người không thể nào bị đàn áp mãi mãi. Nhưng tôi cũng nhìn nhận được là vào lúc này các xã hội mở đang có nguy cơ tuyệt chủng sâu sắc.
What I find particularly disturbing is that the instruments of control developed by artificial intelligence give an inherent advantage to authoritarian regimes over open societies. For them, instruments of control provide a useful tool; for open societies, they pose a mortal threat.
Một điều làm cho tôi rất áy náy là các công cụ kiểm soát do trí khôn nhân tạo phát triển đang cho các chế độ độc tài một lợi thế nội tại trên các xã hội mở. Với các chế độ này, các công cụ kiểm soát là những dụng cụ có ích lợi; với các xã hội mở, các công cụ này là một đe dọa sinh tử.
I use “open society” as shorthand for a society in which the rule of law prevails as opposed to rule by a single individual and where the role of the state is to protect human rights and individual freedom. In my personal view, an open society should pay special attention to those who suffer from discrimination or social exclusion and those who can’t defend themselves.
Tôi dùng các từ “xã hội mở” như là một tốc ký cho một xã hội trong đó luật pháp chiếm ưu thế và vai trò của nhà nước là bảo vệ các nhân quyền và tự do cá nhân, đối nghịch lại với sự cai trị của chỉ một cá nhân. Ý kiến riêng của tôi là, một xã hội mở phải đặc biệt quan tâm đến những ai đang đau thương vì bị kỳ thị hay bị đẩy ra ngoài rìa xã hội và những ai không có cách nào để tự vệ được.
By contrast, authoritarian regimes use whatever instruments of control they possess to maintain themselves in power at the expense of those whom they exploit and suppress.
Ngược lại, các chế độ độc tài dùng bất cứ công cụ kiểm soát nào mà chúng có được để duy trì quyền lực của chúng trên những người chúng bóc lột và áp bức.
How can open societies be protected if these new technologies give authoritarian regimes a built-in advantage? That’s the question that preoccupies me. And it should also preoccupy all those who prefer to live in an open society.
Làm thế nào để bảo vệ các xã hội mở nếu các công nghệ mới này cho phép các chế độ độc tài một lợi thế nội tại? Đây chính là câu hỏi đang làm tôi bận tâm. Và đó cũng là câu hỏi mà tất cả những người thích sống trong một xã hội mở cũng nên bận tâm.
Open societies need to regulate companies that produce instruments of control, while authoritarian regimes can declare them “national champions.” That’s what has enabled some Chinese state-owned companies to catch up with and even surpass the multinational giants.
Các xã hội mở cần phải điều tiết các doanh nghiệp sản xuất các công cụ kiểm soát, trong khi đó các nhà nước độc tài có thể gọi chúng là những “quán quân quốc gia”. Đây chính là lý do tại sao một số doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc đã tiến lên ngang hàng với, thậm chí còn vượt qua, các doanh nghiệp đa quốc khổng lồ.
This, of course, isn’t the only problem that should concern us today. For instance, man-made climate change threatens the very survival of our civilization. But the structural disadvantage that confronts open societies is a problem which has preoccupied me and I’d like to share with you my ideas on how to deal with it.
Đương nhiên đây không phải là vấn đề độc nhất mà chúng ta phải quan tâm vào ngày hôm nay. Một ví dụ là các thay đổi khí hậu do con người gây nên đang đe dọa sự sống còn của nền văn minh của chúng ta. Nhưng mà sự bất lợi cơ cấu mà các xã hội mở phải đối đầu là một vấn đề tôi đã bận tâm nhiều và tôi muốn chia sẻ cùng quý vị các ý kiến của tôi về cách đối phó với các bất lợi đó.
My deep concern for this issue arises out of my personal history. I was born in Hungary in 1930 and I’m Jewish. I was 13 years old when the Nazis occupied Hungary and started deporting Jews to extermination camps.
Mối quan ngại rất sâu sắc của tôi về vấn đề trên bắt nguồn từ lịch sử cá nhân của tôi. Tôi sinh ra năm 1930 tại Hungary và tôi là một người Do Thái. Khi tôi 13 tuổi, các người Đức Quốc Xã chiếm đóng Hungary và họ đã bắt đầu trục xuất người Do Thái vào các trại tàn sát người để diệt chủng.
I was very fortunate because my father understood the nature of the Nazi regime and arranged false identity papers and hiding places for all members of his family, and for a number of other Jews as well. Most of us survived.

The year 1944 was the formative experience of my life. I learned at an early age how important it is what kind of political regime prevails. When the Nazi regime was replaced by Soviet occupation I left Hungary as soon as I could and found refuge in England.
Năm 1944 là năm mà kinh nghiệm sống của tôi hình thành. Tôi đã sớm học được điều sau: bản chất của chế độ chính trị quan trọng như thế nào một khi chế độ đó chiếm được thượng phong. Khi chế độ chiếm đóng của Liên Xô thay thế chế độ Đức Quốc Xã, tôi rời bỏ Hungary vào thời điểm sớm nhất mà tôi có thể làm được và tôi đã tìm được một nơi ẩn náu tại Anh Quốc.
At the London School of Economics I developed my conceptual framework under the influence of my mentor, Karl Popper. That framework proved to be unexpectedly useful when I found myself a job in the financial markets. The framework had nothing to do with finance, but it is based on critical thinking. This allowed me to analyze the deficiencies of the prevailing theories guiding institutional investors. I became a successful hedge fund manager and I prided myself on being the best paid critic in the world.
Tại Trường Kinh Tế London, tôi phát triển được một khung khái niệm dưới ảnh hưởng của người hướng dẫn của tôi, Karl Popper. Một điều tôi đã không tiên liệu được là khung khái niệm đó đã rất có ích sau khi tôi tìm được việc làm trong các thị trường tài chính. Khung khái niệm này hoàn toàn không dính dáng gì đến tài chính, nhưng nó có nền tảng là tư duy phê phán. Khung này cho phép tôi phân tích các thiếu sót của các lý thuyết đang thịnh hành và đang được dùng để hướng dẫn các tổ chức chuyên về đầu tư. Tôi trở thành nhà quản lý thành công của một quỹ phòng hộ và tôi tự hào tôi là nhà phê bình được trả lương cao nhất thế giới.
Running a hedge fund was very stressful. When I had made more money than I needed for myself or my family, I underwent a kind of midlife crisis. Why should I kill myself to make more money? I reflected long and hard on what I really cared about and in 1979 I set up the Open Society Fund. I defined its objectives as helping to open up closed societies, reducing the deficiencies of open societies and promoting critical thinking.
Quản lý một quỹ phòng hộ rất căng thẳng. Một khi tôi đã kiếm được nhiều tiền hơn tôi hay gia đình tôi cần, tôi trải qua một cuộc khủng hoảng giữa đời. Tại sao tôi phải làm việc quá độ đến chết để kiếm thêm tiền? Tôi suy nghĩ lâu và sâu sắc về những gì tôi thật sự trân quý và vào năm 1979 tôi thành lập Quỹ Xã Hội Mở. Tôi định nghĩa các mục tiêu của nó là giúp các xã hội đóng trở thành mở, giảm thiểu các thiếu sót của các xã hội mở, và cổ vũ cho tư duy phê phán.
My first efforts were directed at undermining the apartheid system in South Africa. Then I turned my attention to opening up the Soviet system. I set up a joint venture with the Hungarian Academy of Science, which was under Communist control, but its representatives secretly sympathized with my efforts. This arrangement succeeded beyond my wildest dreams. I got hooked on what I like to call “political philanthropy.” That was in 1984.
Các cố gắng đầu tiên của tôi là tìm cách làm suy yếu chế độ kỳ thị chủng tộc triệt để apartheid tại Nam Phi. Sau đó tôi chú tâm vào việc làm cho hệ thống Xô Viết cởi mở hơn. Tôi lập ra một tổ chức liên hiệp với Hàn Lâm Viện Khoa Học Hungary, vào lúc đó đang được cộng sản kiểm soát, nhưng mà các đại biểu đã bí mật có cảm tình với các cố gắng của tôi. Cách dàn xếp làm việc này thành công trên cả những giấc mơ hoang dã nhất của tôi. Tôi đã bị cuốn hút vào cái mà tôi thích gọi là “từ thiện chính trị”. Đó là vào năm 1984.
In the years that followed, I tried to replicate my success in Hungary and in other Communist countries. I did rather well in the Soviet empire, including the Soviet Union itself, but in China it was a different story.
Vào những năm sau, tôi tìm cách lập lại thành công của tôi ở Hungary tại nhiều nước cộng sản khác. Tôi làm như thế khá tốt tại đế quốc Xô Viết, ngay cả tại Liên Xô, Nhưng tại Trung Quốc thì câu chuyện lại khác hẳn.
My first effort in China looked rather promising. It involved an exchange of visits between Hungarian economists who were greatly admired in the Communist world, and a team from a newly established Chinese think tank which was eager to learn from the Hungarians.
Cố gắng đầu tiên của tôi tại Trung Quốc đã có vẽ đầy hứa hẹn. Các việc đã làm vào lúc đó là tổ chức các cuộc thăm viếng trao đổi giữa các kinh tế gia người Hungary đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ trong thế giới cộng sản, và một nhóm người từ một viện nghiên cứu mà Trung Quốc vừa mới thành lập và muốn học hỏi với các người Hungary.
Based on that initial success, I proposed to Chen Yizi, the leader of the think tank, to replicate the Hungarian model in China. Chen obtained the support of Premier Zhao Ziyang and his reform-minded policy secretary Bao Tong.
Dựa trên thành công ban đầu đó, tôi đề nghị với Trần Nhất Tư (Chen Yizi), nhà lãnh đạo viện nghiên cứu kể trên, là hãy lập lại mô hình Hungary tại Trung Quốc. Ông Trần lấy được sự ủng hộ của Thủ Tướng Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) và Bí Thư về chính sách, ông Bảo Đồng (Bao Tong), một người có đầu óc cải tiến.
A joint venture called the China Fund was inaugurated in October 1986. It was an institution unlike any other in China. On paper, it had complete autonomy.
Một liên doanh tên là Quỹ Trung Quốc được khánh thành vào tháng Mười 1986. Đây là một định chế không giống bất cứ định chế nào tại Trung Quốc. Trên giấy tờ, định chế này hoàn toàn tự trị.
Bao Tong was its champion. But the opponents of radical reforms, who were numerous, banded together to attack him. They claimed that I was a CIA agent and asked the internal security agency to investigate. To protect himself, Zhao Ziyang replaced Chen Yizi with a high-ranking official in the external security police. The two organizations were co-equal and they couldn’t interfere in each other’s affairs.
Bảo Đồng là quán quân thúc đẩy định chế đó. Nhưng mà những kẻ chống lại các cải cách cấp tiến và mạnh dạn - và những người này không ít - đã hợp sức lại để tiến công ông Bảo Đồng. Chúng rêu rao rằng tôi là người của CIA và yêu cầu cơ quan nội an điều tra. Để tự bảo vệ, Triệu Tử Dương đưa một viên chức cao cấp trong ban cảnh sát đối ngoại lên thay thế Trần Nhất Tư. Vào lúc đó hai tổ chức này ngang hàng nhau và không thể nào can thiệp vào nội bộ lẫn nhau.
I approved this change because I was annoyed with Chen Yizi for awarding too many grants to members of his own institute and I was unaware of the political infighting behind the scenes. But applicants to the China Fund soon noticed that the organization had come under the control of the political police and started to stay away. Nobody had the courage to explain to me the reason for it.
Tôi chấp thuận thay đổi kể trên vì tôi bực mình khi Trần Nhất Tư tài trợ quá nhiều người trong viện nghiên cứu của ông, và vì tôi đã không biết gì về các đấu đá chính trị ở phía sau hậu trường. Nhưng các người nộp đơn xin Quỹ Trung Quốc tài trợ đã nhận thấy tổ chức này đã rơi vào vòng kiểm soát của cảnh sát chính trị và họ bắt đầu tránh xa ra. Không ai đã có can đảm nói cho tôi biết lý do tại sao chuyện đó đã xảy ra.
Eventually, a Chinese grantee visited me in New York and told me, at considerable risk to himself. Soon thereafter, Zhao Ziyang was removed from power and I used that excuse to close the foundation. This happened just before the Tiananmen Square massacre in 1989 and it left a “black spot” on the record of the people associated with the foundation. They went to great length to clear their names and eventually they succeeded.
Sau cùng, một người Trung Quốc đã được Quỹ Trung Quốc tài trợ đến thăm tôi ở New York và nói cho tôi biết chuyện đó, bất chấp các rủi ro lớn có thể đến với ông. Không bao lâu sau đó, Triệu Tử Dương mất quyền lực và tôi dùng cớ đó để đóng cửa cơ sở. Việc này xảy ra ngay trước vụ tàn sát ở Thiên An Môn vào năm 1989 và đã để lại một “vết đen” trong hồ sơ của những người có quan hệ với cơ sở. Các người này đã mất rất nhiều công sức để phục hồi thanh danh của họ và rốt ráo họ cũng đã thành công.
In retrospect, it’s clear that I made a mistake in trying to establish a foundation which operated in ways that were alien to people in China. At that time, giving a grant created a sense of mutual obligation between the donor and recipient and obliged both of them to remain loyal to each other forever.
Khi nhìn lại, rỏ ràng là tôi đã sai lầm khi tìm cách thành lập một cơ sở được vận hành dựa trên những phương pháp ngoại lai đối với người Trung Quốc. Vào lúc đó, việc cấp vốn tạo nên một nghĩa vụ ràng buộc bên cho vào bên nhận và ép hai bên phải mãi mãi trung thành với nhau.
So much for history. Let me now turn to the events that occurred in the last year, some of which surprised me.
Nói chuyện lịch sử như thế cũng quá nhiều rồi. Bây giờ hãy cho phép tôi quay sang các sự cố đã xảy ra năm ngoài, trong đó có một số việc đã làm tôi kinh ngạc.
When I first started going to China, I met many people in positions of power who were fervent believers in the principles of open society. In their youth they had been deported to the countryside to be re-educated, often suffering hardships far greater than mine in Hungary. But they survived and we had much in common. We had all been on the receiving end of a dictatorship.
Khi tôi bắt đầu đi Trung Quốc, tôi gặp nhiều người ở trong những chức vụ có quyền lực và họ nhiệt thành tin tưởng vào các nguyên lý của xã hội mở. Khi còn trẻ, họ là những người đã bị trục xuất về nông thôn để được cải tạo, lắm khi họ đã phải cam chịu những khó khăn lớn hơn các khó khăn tôi đã trải nghiệm tại Hungary. Nhưng họ đã sống sót và chúng tôi có khá nhiều điểm tương đồng. Chúng tôi đều đã là những người đã từng được một chế độ độc tài chiếu cố.
They were eager to learn about Karl Popper’s thoughts on the open society. While they found the concept very appealing, their interpretation remained somewhat different from mine. They were familiar with Confucian tradition, but there was no tradition of voting in China. Their thinking remained hierarchical and carried a built-in respect for high office. I, on the other hand I was more egalitarian and wanted everyone to have a vote.
Họ rất hồ hởi khi muốn học hỏi tư tưởng của Karl Popper về xã hội mở. Tuy họ phát hiện ra là khái niệm xã hội mở rất hấp dẫn đối với họ, cách họ giải thích khái niệm này vẫn có đôi chút khác biệt so với cách giải thích của tôi. Họ quen thuộc với truyền thống Khổng Giáo, nhưng tại Trung Quốc không có truyền thống bầu cử. Cách suy nghĩ của họ vẫn mang tính đẳng cấp và trong đó có sự kính trọng dành các chức vụ cao cấp. Tôi, trái lại, yêu chuộng sự bình đẳng và muốn mọi người ai cũng có một lá phiếu.
So, I wasn’t surprised when Xi Jinping ran into serious opposition at home; but I was surprised by the form it took. At last summer’s leadership convocation at the seaside resort of Beidaihe, Xi Jinping was apparently taken down a peg or two. Although there was no official communique, rumor had it that the convocation disapproved of the abolition of term limits and the cult of personality that Xi had built around himself.
Thế thì, tôi không ngạc nhiên khi Tập Cận Bình gặp chống đối đáng kể trong nước, nhưng mà điều làm cho tôi ngạc nhiên là hình thức các chống đối này đã có được. Trong cuộc họp mùa hè tại khu nghỉ mát Bắc Đại Hải, hình như họ Tập đã bị phê phán hay xài xể một hay hai lần. Mặc dầu không có một thông báo chính thức nào, người ta đồn rằng tại cuộc đối lưu đó, các người hiện diện đã không hài lòng với việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ và sự sùng bái cá nhân mà họ Tập đã xây dựng quanh ông ta.
It’s important to realize that such criticisms were only a warning to Xi about his excesses, but did not reverse the lifting of the two-term limit. Moreover, “The Thought of Xi Jinping,” which he promoted as his distillation of Communist theory was elevated to the same level as the “Thought of Chairman Mao.” So Xi remains the supreme leader, possibly for lifetime. The ultimate outcome of the current political infighting remains unresolved.
Cần nhận thức điều quan trọng là các lời phê bình đó chỉ là một cảnh báo cho Tập về các việc làm quá mức của ông ta, chứ không phải là để làm ngược lại, tức là thiết lập lại giới hạn hai nhiệm kỳ. Hơn nửa, “Tư Tưởng Tập Cận Bình”, mà ông ta đã quảng cáo là tinh hoa của lý thuyết Cộng Sản, đã được nâng lên ngang hàng với “Tư Tưởng Chủ Tịch Mao”. Và như thế, Tập vẫn còn là nhà lãnh đạo tối cao, có thể là suốt đời. Kết cục tối hậu cho cuộc đấu đá nội bộ vào lúc này vẫn chưa ai biết.
I’ve been concentrating on China, but open societies have many more enemies, Putin’s Russia foremost among them. And the most dangerous scenario is when these enemies conspire with, and learn from, each other on how to better oppress their people.
Tôi đã chú tâm nhiều về Trung Quốc, nhưng các xã hội mở còn có rất nhiều kẻ thù khác, trong đó đứng đầu sổ là nước Nga của Putin. Và kịch bản nguy hiểm nhất xảy ra khi các kẻ thù đó cùng âm mưu với nhau, và cùng học hỏi lẫn nhau về các phương pháp tốt nhất để áp bức người dân trong nước họ.
The question poses itself, what can we do to stop them?
Một câu hỏi hiển nhiên là, chúng ta làm được gì để ngăn chặn chúng?
The first step is to recognize the danger. That’s why I’m speaking out tonight. But now comes the difficult part. Those of us who want to preserve the open society must work together and form an effective alliance. We have a task that can’t be left to governments.
Bước đầu tiên là phải nhận thấy được nguy cơ. Chính vì thế mà tôi đã lên tiếng tối hôm nay. Nhưng mà khó khăn là ở chỗ này. Những ai trong chúng ta muốn bảo tồn xã hội mở phải làm việc cùng nhau và xây dựng một liên minh hữu hiệu. Chúng ta có một việc phải làm và việc này thì không thể nào để cho các chính phủ làm được.
History has shown that even governments that want to protect individual freedom have many other interests and they also give precedence to the freedom of their own citizens over the freedom of the individual as a general principle.
Lịch sử đã chứng minh rằng ngay cả những nhà nước muốn bảo vệ tự do cá nhân vẫn còn có nhiều quan tâm khác, và giữa tự do cho người dân nước nước họ và tự do cá nhân trên nguyên tắc, ưu tiên của họ sẽ là người dân trong nước họ.
My Open Society Foundations are dedicated to protecting human rights, especially for those who don’t have a government defending them. When we started four decades ago there were many governments which supported our efforts but their ranks have thinned out. The US and Europe were our strongest allies, but now they’re preoccupied with their own problems.
Các Cơ Sở Xã Hội Mở của tôi có mục tiêu là bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là nhân quyền của những ai không có một nhà nước để bảo vệ họ. Bốn thập niên về trước lúc mà chúng tôi khởi sự, có nhiều nhà nước đã hỗ trợ chúng tôi nhưng vào lúc này số các nhà nước đó đã giảm đi. Hoa Kỳ và u Châu đã từng là những đồng minh mạnh nhất của chúng tôi, nhưng bây giờ thì họ bận tâm về những vấn đề riêng của họ.
Therefore, I want to focus on what I consider the most important question for open societies: what will happen in China?
Vì thế, tôi muốn tập trung vào một câu hỏi mà tôi nghĩ là quan trọng nhất cho các xã hội mở: Chuyện gì sẽ xảy ra tại Trung Quốc?
The question can be answered only by the Chinese people. All we can do is to draw a sharp distinction between them and Xi Jinping. Since Xi has declared his hostility to open society, the Chinese people remain our main source of hope.
Chỉ có người Trung Quốc mới có thể trả lời câu hỏi trên. Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm được là vạch rõ sự khác biệt giữa người dân Trung Quốc và Tập Cận Bình. Vì Tập đã tuyên bố là ông ta thù địch với xã hội mở, chỉ còn có người dân Trung Quốc là nguồn hy vọng chính của chúng ta.
And there are, in fact, grounds for hope. As some China experts have explained to me, there is a Confucian tradition, according to which advisors of the emperor are expected to speak out when they strongly disagree with one of his actions or decrees, even if that it may result in exile or execution.
Và thật ra, có cơ sở để hy vọng. Như một số chuyên gia về Trung Quốc đã giải thích cho tôi, có một truyền thống trong đạo Khổng theo đó các cố vấn của hoàng đế cần phải lên tiếng một khi họ bất đồng ý mạnh mẽ với các hành vi hay quyết định của hoàng đế, cho dù khi lên tiếng như thế họ sẽ bị lưu đày hay tử hình.
This came as a great relief to me when I had been on the verge of despair. The committed defenders of open society in China, who are around my age, have mostly retired and their places have been taken by younger people who are dependent on Xi Jinping for promotion. But a new political elite has emerged that is willing to uphold the Confucian tradition. This means that Xi will continue to have a political opposition at home.
Điều này làm tôi rất sảng khoái khi mà tôi hầu như đã tuyệt vọng. Các người đã quyết tâm bảo vệ xã hội mở tại Trung Quốc, những người cùng tuổi với tôi, đa số đã nghỉ hưu và thay thế họ là những người trẻ đang phụ thuộc vào Tập Cận Bình để được lên chức. Nhưng một nhóm chính trị gia ưu tú đã nổi lên và họ muốn và sẵn sàng nâng cao các truyền thống của đạo Khổng. Điều này có nghĩa là họ Tập sẽ có người chống lại về mặt chính trị ngay tại trong nước.
Xi presents China as a role model for other countries to emulate, but he’s facing criticism not only at home but also abroad. His Belt and Road Initiative has been in operation long enough to reveal its deficiencies.
Tập giới thiệu Trung Quốc như là một hình mẫu để cho các nước khác thi đua theo, nhưng ông ta đang đối đầu với phê bình không những ở trong nước mà còn ở ngoài nước. Thời gian Đề Án Vòng Đai Con Đường của ông ta đi vào hoạt động đã dài đủ để người ta có thể thấy được các thiếu sót của nó.
It was designed to promote the interests of China, not the interests of the recipient countries; its ambitious infrastructure projects were mainly financed by loans, not by grants, and foreign officials were often bribed to accept them. Many of these projects proved to be uneconomic.
Đề án này đã được thiết kế để có lợi cho Trung Quốc, chứ không có lợi của các nước thụ hưởng; các dự án hạ tầng cơ sở được tài trợ qua chủ yếu là tiền vay, chứ không phải là tiền viện trợ, và các viên chức nước ngoài lắm khi đã được hối lộ để chấp nhận các dự án này. Nhiều dự án này về sau đã được chứng minh là không có cơ sở kinh tế.
The iconic case is in Sri Lanka. China built a port that serves its strategic interests. It failed to attract sufficient commercial traffic to service the debt and enabled China to take possession of the port. There are several similar cases elsewhere and they’re causing widespread resentment.
Một trường hợp điển hình là Sri Lanka. Tại đó, Trung Quốc đã thiết kế một hải cảng nhằm phục vụ các yêu cầu chiến lược của Trung Quốc. Vì không thu hút đủ số lượng giao thông buôn bán cần thiết để có đủ tiền trả các dịch vụ nợ, việc này đã cho phép Trung Quốc chiếm hữu hải cảng này. Có nhiều trường hợp tương tự tại các nơi khác và các trường hợp này đã gây rất nhiều oán hận.
Malaysia is leading the pushback. The previous government headed by Najib Razak sold out to China but in May 2018 Razak was voted out of office by a coalition led by Mahathir Mohamed. Mahathir immediately stopped several big infrastructure projects and is currently negotiating with China how much compensation Malaysia will still have to pay.
Malaysia là nước dẫn đầu trước trong việc đẩy lùi này. Chính phủ tiền nhiệm của Najib Razak đã bán đứng Malaysia cho Trung Quốc nhưng vào tháng Năm 2018, một liên minh do ông Mahathir Mohamad lãnh đạo đã thắng phiếu và loại bỏ được chính phủ của Razak. Mahathir đã lập tức đình chỉ nhiều dự án hạ tầng cơ sở và vào lúc này đang thương lượng với Trung Quốc để xác định trị giá các bồi thường Malaysia vẫn còn phải trả.
The situation is not as clear-cut in Pakistan, which has been the largest recipient of Chinese investments. The Pakistani army is fully beholden to China but the position of Imran Khan who became prime minister last August is more ambivalent. At the beginning of 2018, China and Pakistan announced grandiose plans in military cooperation. By the end of the year, Pakistan was in a deep financial crisis. But one thing became evident: China intends to use the Belt and Road Initiative for military purposes as well.

All these setbacks have forced Xi Jinping to modify his attitude toward the Belt and Road Initiative. In September, he announced that “vanity projects” will be shunned in favor of more carefully conceived initiatives and in October, the People’s Daily warned that projects should serve the interests of the recipient countries.
Tất cả các thất bại trên đã buộc Tập Cận Bình phải thay đổi thái độ về Đề Án Vòng Đai Con Đường. vào tháng Chín, ông cho biết các “dự án làm dáng” sẽ bị bỏ ra và thay thế bằng những dự án được thai nghén cẩn thận hơn và vào tháng Mười, Nhân Dân Nhật Báo cảnh báo rằng các dự án phải phục vụ quyền lợi của các nước nhận dự án.
Customers are now forewarned and several of them, ranging from Sierra Leone to Ecuador, are questioning or renegotiating projects.
Các nước khách hàng nay đã được cảnh báo trước và nhiều nước đó – từ Sierra Leone đến Ecuador – đang đặt lại vấn đề hay thương lượng lại các dự án.
Most importantly, the US government has now identified China as a “strategic rival.” President Trump is notoriously unpredictable, but this decision was the result of a carefully prepared plan. Since then, the idiosyncratic behavior of Trump has been largely superseded by a China policy adopted by the agencies of the administration and overseen by Asian affairs advisor of the National Security Council Matt Pottinger and others. The policy was outlined in a seminal speech by Vice President Mike Pence on October 4th.
Quan trọng hơn hết, vào,lúc này chính phủ Hoa Kỳ đã nhận diện Trung Quốc là một “đối thủ chiến lược”. Tổng thống Trump là một tay khét tiếng về việc các hành vi của ông ta không thể đoán trước được, nhưng quyết định này là kết quả của một kế hoạch đã được chuẩn bị một cách cẩn thận. Kể từ lúc đó, các hành vi khó hiểu của Trump chủ yếu là đã được thay thế bằng một chính sách Trung Quốc đã được các cơ quan nhà nước chấp nhận và do Cố Vấn Á Đông Vụ Matt Pottinger giám sát. Trong một bài diễn văn quan trọng vào ngày 4 tháng 10 năm 2018, phó tổng thống Mike Pence đã phác thảo chính sách kể trên.
Even so, declaring China a strategic rival is too simplistic. China is an important global actor. An effective policy towards China can’t be reduced to a slogan.
Mặc dù vậy, tuyên bố Trung Quốc là một đối thủ chiến lược vẫn quá giản đơn. Trung Quốc là một diễn viên toàn cầu quan trọng. Một chính sách có hiệu lực để đối đầu với Trung Quốc không thể nào thu gọn vào trong một khẩu hiệu.
It needs to be far more sophisticated, detailed and practical; and it must include an American economic response to the Belt and Road Initiative. The Pottinger plan doesn’t answer the question whether its ultimate goal is to level the playing field or to disengage from China altogether.
Một chính sách như thế cần phải tinh vi, chi tiết và thực dụng rất nhiều hơn; và nó phải có một phản ứng của Hoa Kỳ về mặt kinh tế đối với Đề Án Vòng Đai Con Đường. Kế hoạch Pottinger không trả lời được câu hỏi mục tiêu tối hậu của nó là gì: san bằng sân chơi hay là rút lui không chơi với Trung Quốc nửa.
Xi Jinping fully understood the threat that the new US policy posed for his leadership. He gambled on a personal meeting with President Trump at the G20 meeting in Buenos Aires. In the meantime, the danger of global trade war escalated and the stock market embarked on a serious sell-off in December. This created problems for Trump who had concentrated all his efforts on the 2018 midterm elections. When Trump and Xi met, both sides were eager for a deal. No wonder that they reached one, but it’s very inconclusive: a ninety-day truce.
Tập Cận Bình hiểu rất rõ việc chính sách mới của Hoa Kỳ đe dọa sự lãnh đạo của ông. Ông ta đã đánh cuộc khi gặp riêng tổng thống Trump vào kỳ họp G20 tại Buenos Aires. Trong lúc đó, các hiểm họa của một chiến tranh mậu dịch toàn cầu leo thang và thị trường chứng khoán rơi và tình trạng bán tháo trầm trọng và tháng Mười Hai. Việc này gây nhiều khó khăn cho Trump khi mà ông ta phải dồn mọi cố gắng vào kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2018. Khi Trump và Tập gặp nhau, cả hai bên đều háo hức muốn có một thỏa thuận. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi họ đạt được một thỏa thuận: một đình chiến 90 ngày, cho dù thỏa thuận này không kết luận hay giải quyết được gì nhiều.
In the meantime, there are clear indications that a broad based economic decline is in the making in China, which is affecting the rest of the world. A global slowdown is the last thing the market wants to see.
Trong lúc đó, có những chỉ dấu rõ rệt là nền kinh tế Trung Quốc đang xuống dốc về mọi mặt, và việc này sẽ có ảnh hưởng đến toàn thế giới. Trì trệ kinh tế toàn cầu là một điều mà thị trường chứng khoán không bao giờ muốn có.
The unspoken social contract in China is built on steadily rising living standards. If the decline in the Chinese economy and stock market is severe enough, this social contract may be undermined and even the business community may turn against Xi Jinping. Such a downturn could also sound the death knell of the Belt and Road Initiative, because Xi may run out of resources to continue financing so many lossmaking investments.
Hợp đồng xã hội mà không ai nói ra tại Trung Quốc có cơ sở là mức sống phải ngày càng tăng lên đều. Nếu nền kinh tế và sàn chứng khoán Trung Quốc xuống dốc trầm trọng đến một mức nào đó, hợp đồng xã hội trên sẽ bị làm suy yếu đi và khi đó, ngay cả cộng đồng kinh doanh cũng có thể chống lại Tập Cận Bình. Sự xuống dốc kể trên còn có thể là hồi chuông báo tử của Đề Án Vòng Đai Con Đường, vì Tập sẽ hết tài nguyên để tiếp tục tài trợ quá nhiều đầu tư thua lỗ.
On the question of global internet governance, there’s an undeclared struggle between the West and China. China wants to dictate rules and procedures that govern the digital economy by dominating the developing world with its new platforms and technologies. This is a threat to the freedom of the Internet and indirectly open society itself.
Về câu hỏi phải quản lý mạng internet toàn cầu thế nào, hiện nay đang có một cuộc tranh chấp không khai báo giữa Tây Phương và Trung Quốc. Trung Quốc muốn áp đặt các luật lệ và thủ tục được dùng để quản lý nền kinh tế số bằng cách thống trị các nước đang phát triển qua những kỹ thuật nền và các công nghệ mới của Trung Quốc. Đây là một đe dọa cho tự do trên mạng internet và một cách gián tiếp, cho chính xã hội mở.
Last year I still believed that China ought to be more deeply embedded in the institutions of global governance, but since then Xi Jinping’s behavior has changed my opinion.  My present view is that instead of waging a trade war with practically the whole world, the US should focus on China. Instead of letting  ZTE and Huawei off lightly, it needs to crack down on them. If these companies came to dominate the 5G market, they would present an unacceptable security risk for the rest of the world.
Vào năm trước, tôi đã vẫn còn tin là Trung Quốc cần phải hội nhập sâu sắc hơn nửa với các định chế cai quản toàn cầu, nhưng về sau các hành vi của Tập Cận Bình đã làm tôi phải thay đổi ý kiến. Quan điểm của tôi lúc này là, thay vì gây thương chiến với toàn thể thế giới, Hoa Kỳ nên chỉ chú tâm vào Trung Quốc. Thay vì để cho ZTE và Hoa Vi (Huawei) thoát nạn và không bị thiệt hại bao nhiêu, Hoa Kỳ cần phải đánh dập chúng thật mạnh. Nếu hai doanh nghiệp này khống chế được thị trường 5G, chúng sẽ trở thành một rủi ro bảo mật không thể chấp nhận được cho phần còn lại của thế giới.
Regrettably, President Trump seems to be following a different course: make concessions to China and declare victory while renewing his attacks on US allies. This is liable to undermine the US policy objective of curbing China’s abuses and excesses.
Điều đáng tiếc là, tổng thống Trump hình như đang theo đuổi một hướng đi khác: nhượng bộ với Trung Quốc và tuyên bố đã thắng trận đồng thời tăng cường tiến công vào các đồng minh của Hoa Kỳ. Hệ lụy của việc làm trên là làm suy yếu từ bên trong mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ, tức là kiềm chế các lạm dụng và vượt quá của Trung Quốc.
To conclude, let me summarize the message I’m delivering tonight. My key point is that the combination of repressive regimes with IT monopolies endows those regimes with a built-in advantage over open societies. The instruments of control are useful tools in the hands of authoritarian regimes, but they pose a mortal threat to open societies.
Để kết luận, hãy cho phép tôi tóm lược thông điệp tôi đang nói lên vào tối nay. Điểm chính tôi muốn nói là các chế độ áp bức khi kết hợp được với các tổ chức tin học độc quyền sẽ cho các chế độ này một lợi thế nội tại trên các xã hội mở. Các dụng cụ kiểm soát là những công cụ tốt trong tay các chế độ độc tài, nhưng chúng chính là một mối đe dọa sinh tử đối với các xã hội mở.
China is not the only authoritarian regime in the world but it is the wealthiest, strongest and technologically most advance. This makes Xi Jinping the most dangerous opponent of open societies. That’s why it’s so important to distinguish Xi Jinping’s policies from the aspirations of the Chinese people. The social credit system, if it became operational, would give Xi total control over the people. Since Xi is the most dangerous enemy of the open society, we must pin our hopes on the Chinese people, and especially on the business community and a political elite willing to uphold the Confucian tradition.
Trung Quốc không phải là chế độ độc tài độc nhất trên địa cầu, nhưng Trung Quốc là chế độ độc tài giàu nhất, mạnh nhất, và tiến bộ nhất về mặt công nghệ. Điều này khiến cho Tập Cận Bình trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của các xã hội mở. Vì thế, một điều rất quan trọng là phải biết phân biệt các chính sách của Tập và các nguyện vọng của người dân Trung Quốc. Hệ thống tín dụng xã hội, nếu được đưa vào hoạt động, sẽ cho Tập quyền kiểm soát toàn diện trên quần chúng. Vì Tập là kẻ thù nguy hiểm nhất của xã hội mở, chúng ta phải đặt hy vọng vào nhân dân Trung Quốc, và đặc biệt là vào cộng đồng kinh doanh và những nhà lãnh đạo chính trị ưu tú muốn sẵn sàng nâng cao các truyền thống của đạo Khổng.
This doesn’t mean that those of us who believe in the open society should remain passive. The reality is that we are in a Cold War that threatens to turn into a hot one. On the other hand, if Xi and Trump were no longer in power, an opportunity would present itself to develop greater cooperation between the two cyber-superpowers.
Điều này không có nghĩa là chúng ta, những người tin vào một xã hội mở, phải tiếp tục ở trong một tư thế thụ động. Sự thật là chúng ta đang ở trong một Chiến Tranh Lạnh đang đe dọa trở thành một chiến tranh nóng. Mặt khác, nếu Trump và Tập không còn cầm quyền nữa, cơ hội để cho hai siêu cường cyber hợp tác với nhau sẽ tự hiện ra.
It is possible to dream of something similar to the United Nations Treaty that arose out of the Second World War. This would be the appropriate ending to the current cycle of conflict between the US and China. It would reestablish international cooperation and allow open societies to flourish. That sums up my message.
Ta có thể mơ đến một cái gì tương tự như một Hiệp Ước Liên Hiệp Quốc đã hình thành sau Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Nhì. Nếu được như thế, đây sẽ là một kết thúc thích đáng cho chu kỳ xung đột hiện hành giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi có được một kết thúc như thế, hợp tác quốc tế sẽ được tái thiết kế và các xã hội mở sẽ có cơ may khởi sắc. Đó là các ý chính của thông điệp của tôi.