Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Vợ tôi gửi tôi xem bài này: Những gia đình tan vỡ nhìn từ góc nhìn của một em ế chồng



Người viết tự xưng là "mụ ế chồng". Nên rõ ràng không phải vợ tôi viết và càng không phải tôi viết.


Tui là một con mẹ ế chồng nên không có dám nói gì nhiều vì dù sao mình cũng chưa kinh qua cuộc sống hôn nhưn. Nhưng mấy pa mấy mẹ có công nhựn với tui đàn ông nếu có đi lăng nhăng rất ít khi bỏ vợ không? Vì sao hả? Thứ nhất là bản tính tham lam của mấy ổng, chỉ muốn có thêm chứ không muốn bỏ bớt. Thứ hai, nếu vợ không hung hăng làm dữ quá thì mấy ổng hay chơi trò chánh thất, phòng nhì chứ thường mấy ổng vẫn muốn con cái có mẹ chứ dại gì rước Tào Thị về làm mẹ của con mình. Chỉ khi không chịu nổi cái mỏ của mấy bả nữa thì mấy ổng mới chọn tới giải pháp li dị cho yên thân.

Giờ nói về những quan sát của riêng tui. Ngoài lý do ngoại tình bỏ vợ thì một trăm ông bỏ vợ đều là do cái mỏ của mấy bả quá gớm ghê. Và tất nhiên mấy cái mỏ dảnh này toàn đem lại hậu quả chứ không có hiệu quả gì trong công cuộc bảo vệ hạnh phúc gia đình hết. Giờ tui đưa ra vài zí zụ điển hình về việc mỏ dảnh gây hậu quả.

- Lúc mấy ổng đi uống trà xanh không độ tức là cái ly trà kia nó ngọt ngào, thơm tho, quyến rũ. Thay vì lo ngọt nhạt để kéo mấy ổng lại thì mấy má vận hết 18 thành công lực mở cái loa hết công suất từ bình minh tới quàng hôn. Toàn là “Nó có gì mà ông theo nó?”, “Tui ăn ở với ông bao nhiêu năm mà ông nỡ nào bla..bla”, “Kon đuỹ đó nó có gì mà ông đành đoạn bỏ mẹ con tui?”. Dạ thưa mấy má kon đuỹ đó nó không có gì ngoài cái mỏ ngọt hết. Về đến nhà là cái mặt mấy má hằm hằm như thịt bằm nấu canh, loa cá sấu mấy má mở hết vô-lum trong khi đó mấy ẻm green tea lúc nào cũng dạ thưa, thương mến thì lấy gì mấy ổng không ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà.

- Lúc chưa lấy mấy má như con thỏ, cưới xong mấy má hiện nguyên hình con giáp số 3. Chửi từ má chồng tới cháu chồng. Tiền nhân nhà chồng lên bàn thờ ngồi từ kiếp nào mấy má cũng lôi xuống chửi cho bằng được.  Chồng đi nhậu mấy má ra ụp cả bàn nhậu. Tui thấy có má còn táng cả cái ly bia zô đầu thằng chồng. Giỗ quải mấy má không nể nang gì họ hàng chửi thằng chồng thiếu điều muốn độn thổ. Nhiều ông giấu vợ còn hơn giấu tiền bị zì cho nó gặp thiên hạ là chỉ có nước mang nhục vì cái mỏ hỗn của nó.

- Thêm cái dở là mấy má rất thích bưng chiện nhà (chồng) ra cho thiên hạ nghe. Mà ở đời cứ chiện nhà mình thì hay, chiện nhà chồng thì dở. Chừng 4-5 má đi nhảy e-rô-bít hay tập zô-ga xong mà tụ lại là ta nói làm nên một cái sít-com luôn. Trái đất tròn mà lại nhỏ hẹp nữa, má này kể má kia, má kia hớt má nọ. Tam sao thất bổn. Người này quen người kia, người kia biết người nọ. Chiện từ miệng này thổi qua miệng kia cuối cùng thành cái nồi cám heo. Mấy ông chồng nghe xong chỉ biết thở dài ngán ngẩm.

- Cái này nó vượt trên tầm cái dở. Phải gọi là cái ngu mới đúng. Và tất nhiên cũng không ngoài cái mỏ dảnh mà ra. Hông biết là bỏ chồng hay bị chồng bỏ nhưng ly hôn xong là cứ lo đi bêu rếu thằng chồng và nhà chồng. Hình như bêu vì đam mê. Đang khôn nói nhiều thành dở. Đang đúng nói lắm thành sai. Đang sai nói nhiều thành…ngu là vì vậy. Chẳng ai nói nhiều mà sáng suốt hết mọi lời cả. Điển hình là chị vợ cũ anh Cá Koi. Lúc đầu thiên hạ xúm zô chửi anh chồng phụ bạc, chửi luôn cô ca suỹ giựt chồng người ta. Phải chi chỉ cứ im đi cho thiên hạ chửi giùm. Đàng này thừa thắng xông vào bụi rậm. Chỉ tung ra cờ-níp được dàn dựng hớt xức công phu, có hẳn đội ngũ viết còn-ten, trong líp chỉ kể lể nào là công ty lấy tên con gái chung của hai người bla…blá…bờ lắc be ry. Thiên hạ đâu ai rảnh mà thương xót chị quài. Câu chiện cá koi chìm xuống như bao sự vụ ở cái xứ lắm chiện nhiều trò này nhưng cái sự ngu của chỉ lại đào sâu thêm cái hố giữa chỉ và anh Cá Koi.

Bởi tui nói chuỵ em, mình xưa giờ bị cái tiếng là phụ nữ lắm điều thì mình nên tém tém cái miệng lợi. Khi cái mỏ mình ngưng nói thì cái não mình nó mới xi nghỉ được những lời trí tuệ, thông thái. Còn nếu không nghĩ được cái gì hay ho để nói thì thôi im luôn. Vì khi mình im thiên hạ đâu biết mình ngu hay khôn. Thường là phụ nữ mà im im thiên hạ người ta thương, người ta bênh vực. Mà đối phương cũng méo biết mình đang nghĩ gì và sẽ làm gì nó mới ngán. Chứ cứ oang oang cái miệng dễ đi đến chỗ nói ngu, nói dở, nói ác, nói thừa. Không những chồng ghét, nhà chồng ghét mà cả thiên hạ cùng ghét. 

Túm lợi là trong bất cứ quàng cảnh nào cũng nói ít thôi chuỵ em à. Nghỉ chơi với bạn, đuổi việc nhân viên, bất đồng gia đình, bực bội khách hàng, xích mích nhà chồng, chán chồng, bỏ chồng, chồng bỏ cũng kéo cái phẹc-mơ-tuya mỏ lợi. Bị zì nói nhiều hông có mang lợi ơn ích gì hết. Cao thủ là phải để thiên hạ chửi thằng chồng “Con vợ nó ngoan hiền vậy mà nó bỏ”. Chứ đừng để thiên hạ xì xào “Cái miệng vậy nên chồng bỏ là phải.”

Tui nói đúng hông mấy pa?





Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Mai Luân - Trung Quốc và Việt Nam liệu có quên được cuộc chiến 17/2/1979?

 

Người dân tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc nhân ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới lần thứ 37 ở Hà Nội hôm 17/2/2016. AFP


Những người lính ở một đơn vị pháo của Việt Nam đang chống trả các cuộc tấn công của Trung Quốc trên biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn hôm 23/2/1979


Trung Quốc và Việt Nam liệu có quên được cuộc chiến 17/2/1979?

Phân tích của Mai Luân

2023.02.19

Một nghịch lý lớn nhất của bang giao Trung – Việt là, cũng có lúc nền chính trị đại bá Trung Hoa lại trùng phùng với nền chính trị “tay co tay duỗi” xứ Đông Lào. Ở chỗ, kể cả kẻ bị cho là đã thất bại lẫn người được coi là bên thắng cuộc – cả hai – đôi lúc đều muốn lãng quên cuộc chiến đẫm máu 17/2/1979.


__________


Nhưng Trung Quốc không nhất quán

Cho đến nay, nhìn chung, lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa nuốt trôi thảm bại trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979. Trung Quốc giải thích mục tiêu của cuộc chiến tàn khốc ấy là để “thực hiện cuộc phản công tự vệ đối với Việt Nam”. Trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu ấy, Trung Quốc đã huy động đến 60 vạn quân cùng với chín quân đoàn chủ lực, hơn 2.500 khẩu pháo, 500 xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. 


Số quân nói trên vượt xa cả số quân của Pháp và Mỹ huy động suốt trong thời gian dài của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai. Ấy vậy mà, sau 25 – 27 ngày giao tranh của thời kỳ đầu, theo ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 lính Trung Quốc thương vong, trong khi phía Việt Nam, khoảng từ 35 nghìn đến 50.000. Cuộc xung đột ban đầu xảy ra trong thời gian ngắn, mà đã gây ra con số thương vong cao như vậy cho mỗi bên đủ nói lên sự ác liệt và man rợ của cuộc chiến biên giới (1). 


Phải nhìn nhận thảm bại của Trung Quốc không chỉ là số thương vong cao nói trên, mà còn ở chỗ suốt thời kỳ đầu, Việt Nam chỉ mới dùng đến địa phương quân để đối phó với chiến thuật “biển người” của Trung Quốc, quân chính quy chỉ nhập cuộc muộn hơn. Ấy vậy mà Trung Quốc không tiến sâu được vào đất Việt Nam. (Chỗ vào sâu nhất là Bảo Thắng, Lào Cai cách biên giới hơn 50km. Thị xã Lạng Sơn cách biên giới khoảng 10km). Đấy vừa nỗi đau, vừa nỗi nhục của “quân giải phóng nhân dân” PLA mà Trung Quốc không muốn sử sách nhắc đến. Tại hội nghị Quân chính tháng 3/1979, Đặng Tiểu Bình chỉ trích tướng lĩnh Trung Quốc: “Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp nhiều lần Việt Nam. Ở Cao Bằng gấp 5 – 6 lần. Ở Lạng Sơn, Lào Cai gấp 6 – 7 lần nhưng thương vong của chúng ta gấp bốn lần so với Việt Nam. Uy tín của chúng ta đã bị hủy diệt”.


Tuy nhiên, thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc không nhất quán. Không phải lúc nào họ cũng hoàn toàn quên dư vị cay đắng do thảm bại về các mặt gây ra. Năm 2021, trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh với “500 đảng anh em” (ngày 6/7) và ăn mừng sinh nhật ĐCSTQ (ngày 1/7), Bắc Kinh vẫn liệt kê các cuộc xâm lược trong lịch sử cận đại chống lại Việt Nam trong các năm 1974, 1979, 1988 như là những thành tựu nổi bật. Những sự kiện đau lòng này được Tổng bí thư Tập Cận Bình đúc kết như là chuỗi thành tích trong 100 năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ấy vậy mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự buổi lễ mà không dám có bất cứ một phản ứng nào đối với ĐCSTQ cả (2). Vậy là mỗi lúc có nhu cầu tuyên truyền để kích động dư luận trong nước, Trung Quốc vẫn không ngần ngại nhắc lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979.


Còn Việt Nam thì “tay co tay duỗi”

Mặc dầu Việt Nam tuyên bố chiến thắng trong cuộc đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, nhưng cuộc chiến đã để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Khác với Trung Quốc là bên được cho là thua cuộc nhưng khi cần, ĐCSTQ vẫn ngợi ca chiến thắng “trong tưởng tượng” đối với cuộc chiến 17/2. Tuy là bên thắng cuộc nhưng ĐCSVN lại có nhiều lý do hơn để thật sự muốn lãng quên cuộc chiến 17/2. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn là do tâm lý “thuộc quốc” trong một bộ phận lãnh đạo. Tâm lý ấy đẻ ra chính sách “tay co tay duỗi” – thò ra thụt vào, không đường đường chính chính – đối với các di sản của cuộc chiến.


Nhưng “nỗi sang chấn tinh thần” lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam chính là sự hụt hẫng khi cảm thấy mất chỗ dựa về ý thức hệ trong thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”; nên vẫn không dám chọc vào sỹ diện của Trung Quốc, vẫn muốn vớt vát từ mối quan hệ “vừa yêu vừa ghét” ấy. TBT Nguyễn Văn Linh sinh thời đã từng chạy đôn chạy đáo trong gió tuyết Berlin (tháng 10/1989) để vận động một số nước xã hội chủ nghĩa nên có hội nghị tăng cường đoàn kết giữa các đảng để cứu CNXH, nhưng đa số các đảng cộng sản hồi ấy đều làm ngơ. Hội nghị Thành Đô một năm sau đó (tháng 9/1990) đã tạo cơ sở để lập lại hòa bình trên biên giới Việt – Trung. “Một biên giới chiến trường bắt đầu có cơ hội chuyển sang biên giới thị trường” (Huy Đức). Những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao giữa ĐCSTQ với ĐCSVN về việc không nhắc lại những “góc khuất” của quá khứ, trong đó có cuộc chiến tranh 17/2, có thể đã ra đời trong bối cảnh ấy.


Vẫn biết hàng năm, ĐCSVN không chỉ cấm tiệt báo chí và các phương tiện truyền thông khác viết bài nhắc lại cuộc chiến tranh vệ quốc 17/2, cấm hẳn việc tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi lễ tưởng niệm. Đảng còn đi xa hơn bằng cách trong nhiều năm đã bắt bớ, đàn áp, thậm chí là bỏ tù một số người tham gia các hoạt động nói trên. ĐCSVN biết rằng hành động chống lại nhân dân như thế tức vô hình chung Đảng đang đánh mất tính chính danh của mình trong lòng dân tộc. Năm 2023 này, mọi chuyện lại càng phải im ắng hơn, vì TBT Nguyễn Phú Trọng vừa mới đi thăm chính thức Trung Quốc về.


So sánh tuyên bố chung giữa Trung Quốc với Việt Nam và giữa Trung Quốc với Campuchia, thấy có sự khác nhau khá cơ bản. Đó là, tuy cam kết “chia sẻ tương lai chung” với Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Hun Sen không hưởng ứng đối với “Sáng kiến Phát triển toàn cầu” (GDI) và “Sáng kiến An ninh toàn cầu” (GSI) như TBT Nguyễn Phú Trọng đã cam kết. Điều này quan trọng ở chỗ: GDI, GSI cùng với BRI sẽ là những trụ cột của “Trật tự Trung Hoa” mà Trung Quốc đang thiết kế để thay thế Trật tự hiện nay của Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác.


Khi “chiếc xe ngựa” Đông Lào bị “bịt mắt” để nối chuyến với “đầu tàu” Bắc Kinh, như Tuyên bố chung Tập – Trọng, dĩ nhiên từ nay, ĐCSVN càng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” (3). Nghĩa là những người dân thật sự muốn quan tâm đến vận mệnh và tương lai đất nước, sẽ không còn nhiều cơ hội để được nhắc lại những ký ức bi tráng về cuộc chiến tranh vệ quốc ngày 17/2/1979. Và năm này qua năm khác, chúng ta lại sẽ được nghe lời giải thích giả dối của Đảng và Nhà nước: Không nên nhắc lại cuộc chiến năm xưa, vì làm như thế, “các thế lực thù địch” sẽ lợi dụng để xuyên tạc và phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung.


___________


Tham khảo: 


1. https://www.bbc.com/vietnamese/39029505


2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/what-remains-after-two-events-of-chinese-communist-party-in-beijing-07182021100019.html 


3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/decipher-nguyen-phut-trong-recent-visit-to-china-11042022122337.html


* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do



Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

Lại nói về lá cờ mà Minh râu mang về từ bên khựa

Năm ngoái tôi có một bài Tôi không là ai cả: Không phải cờ tổ quốc vì không hề đại điện cho dân tộc Nước Nam (hanamninh.blogspot.com)




3 đứa bọn tàu khựa nó muốn làm gì với cờ tàu thì nó cứ làm thôi







Tiến Sĩ Lý Lộn Học kể chuyện nước Lỗ: Ngày xưa tưởng là nước Vệ, hóa ra giờ đổi tên là nước Lỗ

Còn: Phá rừng bán gỗ cũng Lỗ.

Ở một xứ thật lạ, buôn chổi đót thì lại xây được biệt phủ, vậy mà làm cái gì cũng lỗ.



Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Các cháu trẻ tuổi nhân danh lòng yêu nước làm gì vào ngày này 17 Tháng Hai

Mấy hôm trước có rất nhiều cháu thanh niên xúm vào tảy chay một cô bé hậu duệ VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Các cháu nhân danh LÒNG YÊU NƯỚC.

Các cháu sợ việc KHÔNG tảy chay cô bé đó thì sẽ có nguy cơ mất nước.

Sự kiện đó tôi không bình luận. Tôi đừng ngoài để tôi chờ.

Tôi chờ đến ngày hôm nay để xem cái NHÂN DANH LÒNG yêu nước của các cháu nó đến mức độ nào?

Một cô bé chỉ là hát thôi mà các cháu sợ đến vậy?

Còn thằng bành trướng bá quyền trung cộng nó có cả đống vũ khí và sự hung hăng khát máu thì các cháu lại không lo bị cướp nước!

Tôi không trách các cháu!

Bản thân con tôi 2 đứa, chúng cũng không biết ngày này 17 Tháng Hai năm 1979.

Nhưng tôi buộc mình phải làm thay cho mấy gã sử gia của cái bộ giáo dục khốn khiếp của nước nhà để liên tục nhắc nhớ cho con của tôi rằng bọn bành trướng bá quyền trung cộng đã đang và sẽ luôn muốn cướp NƯỚC NAM bằng mọi cách.






Đứa nào đục bia? Hẳn nó là quân tàu khựa?

 







Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

Ngày 17 tháng 2 năm 1979: Nó đã bị xóa không chỉ đối với người Nước Nam, nó còn bị bưng bít ngay cả với những cháu ở bên Tây

😢😢😢😢😢😢😢

Khi bạn tìm từ khóa "ngày 17 tháng Hai" trên con rô-bốt cũ là google thì bạn sẽ thấy như dưới này:


Vietnamnet có bài từ 2019 - đã cách đây 4 năm.

Tuổi trẻ có bài từ 2013 - đã cách đây 10 năm.

Mẹ khỉ! Đánh Pháp, đánh Mỹ, năm nào cũng kỷ niệm, vậy mà chiến trang vệ quốc gần đây nhất thì cố tình lãng quên.

Này TỔNG BÍ THƯ TRỌNG ông có còn là người NƯỚC NAM không?


Khi bạn hỏi con rô-bốt mới thì bạn sẽ nhận câu trả lời thế này:



Con rô-bốt mới này cũng đã đội Tàu Khựa lên đầu rồi!

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

Tưởng là các cháu Nước NAM mới bị nhồi sọ. Hóa ra các cháu TÂY xịn ở United States cũng bị nhồi sọ.

 😂😁😄


TRẺ CON TOÀN CẦU đã bị nhồi sọ rằng: CO2 là nguyên nhân duy nhất của hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu - là hiện tượng biến đổi khí hậu.