Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010
Khoảng tối 20 năm
Trong lịch sử Việt Nam có một khoảng tối 20 năm. Khoảng tối này nhẽ ra có thể không xảy ra.
Năm 1400, cuối thời nhà Trần, triều đình mục ruỗng thối nát. Vua không có uy, quan tham đông hơn dân thường, đất nước lầm than, giặc dã nổi lên khắp nơi.
Hồ Quý Ly - Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước - là ông ngoại của vua Trần lúc đó. Hồ Quý Ly phế truất cháu ngoại Trần Thiếu Đế, rồi tự phong mình làm vua.
Người ta đánh giá Hồ Quí Ly là một ông vua sáng, có nhiều cải cách tốt.
Tuy nhiên thủ đoạn chính trị của ông hơn kém nên không phục được lòng dân, khiến mất nước vào tay nhà Minh năm 1407.
Trên thực tế nếu Hồ Quí Ly không phế truất vua Trần thì nhà Trần khi ấy cũng đã quá mục ruỗng, chỉ cần cơn gió mạnh là sụp đổ ngay.
Khi Hồ Quí Ly lên ngôi vua, những kẻ ganh nghét quyền lợi đã mượn danh "dân tộc" và "phò Trần" để xúi giục nhân dân phản Hồ. Dẫn đến thế nước suy kiệt và thua vào tay nhà Minh.
Giá thử ngày đó Hồ Quí Ly được yên ổn thực thi chính sách cải cách thì có lẽ nước Đại Việt bây giờ đã khác rất nhiều.
Sau này Lê Lị (Lê Lợi) khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418, đánh tan quân Vương Thông năm 1427. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua đất nước được độc lập. Nhưng xem ra khả năng cách tân của nhà Lê, sau này là nhà Nguyễn cũng không thể bằng họ Hồ.
Nhà Hồ mất nước Đại Ngu năm 1407 - Nhà Lê đánh bại quân Minh năm 1427. Hai mươi năm đó là khoảng tối của lịch sử nước nhà mà nhẽ ra có thể tránh được nếu các "nhân sĩ" thân nhà Trần có thể gạt bỏ lợi ích cá nhân đặt lợi ích dân tộc lên trê hết.
Than ôi! nhân sĩ nhiều khi cũng hại dân hại nước!
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/100119
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét