Sách tổng thống phải đọc: "The Palace File" (Hồ sơ mật Dinh Độc Lập)
https://thanhnien.vn/the-gioi/tu-lieu/doc-khi-dong-minh-thao-chay-ky-4-sau-lung-nu-than-tu-do-165985.html
Hoá ra Kissinger lại có nhân cách tồi như vậy! Kissinger đã dùng cách chơi chữ để đánh lừa tất cả! Ly rượu một nửa, Kissinger nói với người này "ly rượu đầy một nửa" nhưng lại nói với người kia "ly rượu vơi một nửa"
Điều mà cuốn Khi Đồng minh tháo chạy muốn nhấn mạnh, nhất là cho người Việt nam chúng ta rõ, là cung cách mà một số chính khách Hoa kỳ, đặc biệt là ông Kissinger, và phần nào, hai ông Nixon, Ford cũng như một số nghị sĩ, dân biểu với con mắt thiển cận, đã hành xử đối với nhân dân Miền Nam.
Nó phản bội nguyên tắc "minh bạch" (transparency) của thể chế dân chủ, và đi ngược lại tinh thần công bình của đại đa số nhân dân Hoa kỳ. Trong bóng tối, trước hết hai ông Kissinger - Nixon đã dùng thủ đoạn ép buộc Miền Nam đi theo đường lối của mình, mục đích chính chỉ là để cho quân đội Mỹ rút đi, và tù binh được thả về. Khi Chính phủ Miền Nam phản kháng thì đe doạ với "cái gậy" (đảo chánh và cắt viện trợ), và hứa hẹn với "củ cà rốt" (bảo đảm hoà bình và viện trợ đầy đủ).
Làm sao một chuyện đại sự quốc gia, có tới bốn Tổng thống Mỹ dính vào mà Kissinger lại đòi giải quyết một mình? Ấy thế mà Nixon đã khoán trắng Miền Nam cho ông.
Gần đây (năm 2001), một nhà báo, ông Christopher Hitchens, đã viết cuốn sách tựa đề "Xét xử Henry Kissinger (The Trial of Henry Kissinger) đem ra đầy đủ bằng chứng dựa trên những tài liệu mới được giải mật, về những sự lạm dụng quyền hành, và những hành động thiếu lương tâm mà Kissinger đã hành xử đối với các nước Đồng minh, ngoài các nước Đông Dương, còn có Chile, Bangladesh, Santiago, Nicosia và East Timor.
Cách đây 15 năm, cuốn Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập của GS-TS Nguyễn Tiến Hưng viết chung với Jerold Schecter bằng tiếng Anh (nguyên bản: The Palace File, nhiều người dịch), được in bởi NXB Trẻ (TP Hồ Chí Minh 1990), công bố những bí mật bẽ bàng sau hậu trường bang giao giữa chính quyền Sài Gòn với Hoa Kỳ vào những năm cuối của cuộc chiến Việt Nam.
Tiếp tục nội dung trên, GS-TS Nguyễn Tiến Hưng viết Khi đồng minh tháo chạy (KĐMTC) bằng tiếng Việt, vừa in tại Hoa Kỳ bởi cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh (San Jose, CA. 2005) dựa theo một số tài liệu mới và nghiên cứu bổ sung của tác giả trong hơn 10 năm qua, lúc ông đảm nhiệm vai trò cố vấn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) về nhiều dự án chuyển đổi kinh tế và cứu đói giảm nghèo vào thập niên 1990. Theo ông:
Sau Hiệp định Paris 1973, Sài Gòn phải tiếp tục tự xoay xở nguồn viện trợ mới (ngoài Mỹ) và nhận được đề nghị giúp đỡ từ Quốc vương Shah nước Iran với khoản vay 100 triệu đô la để nhập cảng hàng hóa và "nếu Việt Nam Cộng hòa không có khả năng hoàn trả bằng tiền bạc thì có thể trả bằng sản phẩm, thí dụ như rau cỏ, hoa quả Đà Lạt. Phía Việt Nam cứ đi thu mua, rửa sạch, đóng vào giỏ tre, giỏ mây, sẽ có máy bay vận tải bay thẳng từ Tehran, Iran sang Đà Lạt hằâng tuần để chở về. Sân bay Liên Khương ở Đà Lạt sẽ được sửa chữa lại. Kế toán sổ sách theo giá quốc tế, không có vấn đề gì. Đây là một sáng kiến rất tốt, nhưng nó đòi thời gian để tổ chức, phát triển sản xuất, thu mua, nới rộng sân bay, không thể thi hành ngày một ngày hai được" (tr.185).
Thế là đi vay từ Pháp, sang Nhật, đến Iran, kể cả nguồn "viện trợ song phương" nhỏ giọt của một số nước khác rót vào (khoảng dăm ba triệu đô la), thì xem ra tất cả vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lâu dài. Nên trước mắt, Sài Gòn đành quay lại trông chờ ở... Mỹ. Nhưng bấy giờ, quân Mỹ rút, chi tiêu đô la cũng rút theo, vì trong những năm chiến tranh "ngoài số tiền viện trợ, lại còn có nguồn thu đô la quan trọng thứ hai, đó là đô la thu được do nhu cầu đổi sang tiền đồng Việt Nam của nguồn ngoại tệ Mỹ vào gồm quân đội, tòa đại sứ, các công ty xây cất, dịch vụ Mỹ. Bây giờ thì quân đội Mỹ về hết rồi, các cơ quan hành chính Mỹ thu nhỏ lại, và các hãng ngoại quốc cũng ra đi. Số đô la mua được từ nguồn này đã giảm từ mức 300 - 400 triệu một năm xuống còn 96 triệu (1973) và 97 triệu (1974)” (tr.177)
Thêm vào đó: "Trong thời chiến, sự có mặt của đồng minh giữ mức thất nghiệp ở thành thị tương đối thấp. Một cách gián tiếp, chi tiêu của họ sinh ra công ăn việc làm, đặc biệt trong lãnh vực dịch vụ. Một cách trực tiếp, các căn cứ quân đội, cơ quan và hãng Mỹ cũng đã tuyển dụng một số nhân công không phải nhỏ. Riêng số người làm việc cho các cơ quan và hãng Mỹ là 160.000 năm 1969. Số này chỉ còn vỏn vẹn trên 17.000 vào cuối năm 1973" (tr.180). Đến 1974, về ngân sách viện trợ nhập cảng CIP cho miền Nam tài khóa 1975 - 1976 được Mỹ "duyệt" thấp xuống, chỉ còn 145 triệu đô la. Ngay số tiền này, theo tác giả, cũng chỉ là mệnh giá trên danh nghĩa (nominal), chứ mãi lực thật của nó giảm 50% do lạm phát, vật giá leo thang, chỉ còn 70 triệu). Và do hậu quả lệ thuộc nên "giá cả Mỹ leo thang, giá cả ở miền Nam cũng leo theo luôn. Trước hết là gạo. Với cùng một số tiền viện trợ thực phẩm (trước kia), số gạo Tổng cục Thực phẩm mua được (sau này) từ Louisiana bị giảm cùng mức". Sau gạo, là xăng dầu. Lúc bấy giờ giá dầu xăng đã tăng 47% (vào 11.1973), lại tăng lên 140% (đầu 1974) làm "giá xăng (ở miền Nam) cao vào hàng nhất thế giới hồi đó". Mặc dù chính quyền Sài Gòn vận động dân chúng thực hiện mục tiêu giảm 25% mức tiêu thụ xăng nhớt để dồn cho những nhu cầu thiết yếu như hoạt động nông nghiệp hoặc ngư nghiệp, nhưng do "giá dầu cặn diesel tăng từ 95 đồng lên 125 đồng, cao hơn tất cả các nước láng giềng" nên đã ảnh hưởng nặng nề đến những chiếc tàu đánh bắt tôm vừa tân trang, khiến tất cả phải ngưng hoạt động và "ngư dân với những thuyền mắc máy đuôi tôm lượn trên sông rạch nay đã thưa thớt. Khi giá các loại dầu xăng tăng, thì trực tiếp hay gián tiếp, phí tổn phải tăng, nâng giá hàng hóa cao hơn nữa. Bị ảnh hưởng nặng nhất là những người có đồng lương cố định" như quân nhân, công chức, giáo viên. Họ phải đem đồng lương mất giá đi mua hàng hóa tăng giá. Giá hàng tăng còn do ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn viện trợ thực phẩm bị cắt giảm 3/4 (so với tài khóa 1971 - 1972), nghĩa là từ 165 triệu xuống 46 triệu. Một nền kinh tế quen sống bằng tiền tỉ ngoại viện, nay "đến mức này thì coi như cạn kiệt. Bầu không khí mỗi khi họp hành để bàn định về kinh tế sao nó u buồn thế". (tr.186)
Chợt lóe lên tia sáng vào cuối năm 1974 khi Vua Saud al Faisal của xứ dầu lửa Ả Rập Saudi bằng lòng cho vay vài trăm triệu đô la, lãi suất nhẹ, dài hạn: "Khi nào miền Nam đào lên được dầu lửa thì mới phải trả. Điều kiện viện trợ nhẹ nhàng, thủ tục thi hành đơn giản. Ký xong là có tiền ngay (hay cho vay bằng dầu lửa cũng được). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét