Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Nguyễn Xuân Nghĩa bàn về thày giáo Chu Văn An

2020/MAY/18th
NXN: Tuần qua, khi cần nghỉ ngơi, tôi ngẫm mãi về văn hóa và ngôn ngữ. Nếu suy nghĩ theo thói quen và tập quán thì gọi là "quán tính". Suy nghĩ theo sự lường biếng thì gọi là "Nọa tính". Do  tình trạng tự Hán hóa quá lâu của những kẻ tự xưng có học - ở trong và ngoài nước - nọa tính chính là "đọa tính" đang xảy ra! Làm sao giải ảo cho những người đã mắc bệnh quá nặng như vậy?

NXN: Tại sao chúng ta không thảo luận - hay tranh luận - về Khổng Khốn, khi nước nhà đang tan nát trước mặt?

Huy Hoàng: Trong một lần tham dự 1 khoá học kĩ năng mềm, khi nói về Khổng khốn, cháu đã nói rằng nhưng tư tưởng, lời dạy của Khổng rất có hại cho người dân, cho tự do, cho tư duy độc lập... Cả lớp sồn sồn lên như muốn nuốt chửng cháu. Phải cố gắng lắm để tranh biện trong tình cảnh ấy, cũng may đó là một lớp học kĩ năng mềm ở một môi trường cởi mở, chứ nếu không có khi giờ này đã lên bàn thờ ngắm gà rồi. Người VN cực kì bảo thủ, hủ nho, và thiếu hẳn văn hoá tranh biện.

NXN: Làm sao thảo luận với đám già non đang cãi nhau xem ai là thằng chủ tịch thật của một trường trung học xưng tên Chu Văn An? Tôi chịu thua và nhìn qua hướng khác.

NXN: Chu Văn An là người tử tế đáng kính. Nhưng bọn tòng vong thổi ông lên mây xanh lại chưa (lịch sự gọi là chưa) mà thật ra chẳng  hiểu gì cả. Không muốn anh em chúng ta đánh võ (mồm) với nhau lúc này, tôi đành nín thinh. Nhưng đừng ngu quá sức chịu đựng của người dân.

NXN: Tôi lịch sự nói với anh em Chu Văn An hải ngọai (bạn tôi trong đó rất đông), rằng hãy nhìn vào Trung Cộng. Họ vẫn không nhịn được vì tôi xúc phạm vào thầy Chu An. Họ bèn tuột quần!

NXN: Cái bọn tòng vong của CVA hải ngoại cãi không được đâu. Nhưng tôi càng giải thích thì Hà Nội càng thích! Bạn tôi là giáo sư Trần Huy Bích phải biết chứ? Sao không bảo anh em được?

NXN: Tôi vừa nói chuyện với bạn rất thân là Giáo sư Trần Huy Bích: "Ông dùng chữ nặng quá về cụ CVA" nhưng có lý do chứ! Ai cũng có thể mắng được. Nhưng từ giác độ nào?

NXN: Lũ chó con - tôi gọi vậy vì mấy thằng già đã và sắp chết đang cãi nhau xem ai là chủ tịch của hội ái hữu một trường trung học mượn danh Chu Văn An trong vùng tự do - đòi tranh luận về Chu Văn An! Chúng ta có điên không khi để cho một lũ nông cạn này bàn về tương lai xứ sở khi Bắc Kinh vỗ tay?

Mark Đinh-Nguyễn: Cháu xin trích lại một câu của bác Vũ Linh, ngắn gọn thôi: "Cụ tỵ nạn nào giờ này còn ôm Tứ thư Ngũ kinh của Khổng Tử thì cũng chỉ có đường sống qua ngày bằng phiếu thực phẩm thôi." Về kiến thức Nho học thì dân trường Tây như bác Nghĩa đây chưa chắc đã thua ai, nhưng quan trọng là bác không đội cái đống đó lên đầu thờ!

NXN: Cuối tuần xin mở cuộc đua: Mời quý vị giới thiệu các tác phẩm văn học của Trương Hán Sìêu và Chu Văn An và xem hai danh nhân đó là ai!

Trương Li: Sinh thời Trương Hán Siêu là người chính trực, bài xích dị đoan, từng soạn văn bia chùa Khai Nghiêm và gả con gái cho Tam bảo nô Nguyễn Chế khi trông coi chùa Quỳnh Lâm.

Tìm "bến Đông Triều" ngày nắng gắt

Bài phú Bạch Đằng giang của ông được viết bằng chữ Hán và theo các nhà sử học thì Trương Hán Siêu viết bài phú này vào khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng (1288) - tức vào thời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369). Người dịch bài phú này là hai danh nho nổi tiếng: Nguyễn Hữu Tiến và Bùi Văn Nguyên. Chính vì vậy mà người viết bài này lấy làm cơ sở để lần tìm “Bến Đông Triều” qua “Bạch Đằng giang phú”.

Đây là đoạn văn trong bài phú:

"Thiệp Đại Than khẩu
tố Đông Triều đầu
bế Bạch Đằng giang
thị phiếm, thị phù"

Hai ông Nguyễn Hữu Tiến và Bùi Văn Nguyên dịch là:

"Qua cửa Đại Than
Ngược bến Đông Triều
Đến sông Bạch Đằng
Rong chơi mái chèo…"

Qua những vần thơ trên đây người đọc có thể hình dung được lộ trình con thuyền của Trương Hán Siêu từ kinh thành Thăng Long qua cửa Đại Than (Lục Đầu giang), xuôi dòng sông Kinh Thày và rồi "ngược bến Đông Triều" để sau đó đến sông Bạch Đằng.

Câu thơ như mách bảo cho người đọc biết cái "bến Đông Triều" nằm trên một con sông khác thuộc địa bàn Đông Triều lúc bấy giờ và nó cũng thuộc chi lưu của sông Kinh Thày (thời vua Trần Dụ Tông đổi tên Yên Sinh thành Đông Triều). Việc tìm đường “ngược bến Đông Triều” với Trương Hán Siêu chắc hẳn không có gì khó khăn vì ông đã có thời gian làm quản tự ở chùa Quỳnh Lâm.

Trên địa bàn Đông Triều, con sông lớn nhất, dài nhất là sông Kỳ (dân gian thường gọi là sông Cầm) bắt nguồn từ núi Nam Mâu thuộc dãy Yên Tử chảy qua các xã Nam Mẫu, Tràng Lương, Bình Khê, Xuân Sơn, Hưng Đạo rồi đổ vào sông Kinh Thày ở ngã ba Đá Vách, từ đây xuôi dòng xuống sông Đá Bạc đổ nước vào cửa sông Bạch Đằng.

Ở khu vực gần bãi Đông Hồ bây giờ, sông Kỳ chia nhánh chảy vào sông Nguyễn theo hướng tây- nam, sau đổi hướng bắc – nam và đổ vào sông Kinh Thày đoạn cách bến phà Triều bây giờ về phía hạ lưu khoảng 1km. Phải chăng con thuyền của Trương Hán Siêu đã “ngược bến Đông Triều” từ ngã ba này ?

Dòng sông sâu và rộng, người dân có thể khai thác gỗ, tre, nứa và các loại lâm sản từ các cánh rừng Yên Tử đóng thành bè chở ra tập kết ở nơi đây để trao đổi, buôn bán. Nhiều lái buôn từ các miền duyên hải (Thủy Nguyên, Quảng Yên, Cát Hải, Hải Phòng) hoặc từ các địa phương đồng bằng Bắc Bộ (Hải Dương, Thái Bình..) qua hệ thống sông Giá, sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Thái Bình… cũng có thể đem sản vật của địa phương mình đến đây để trao đổi. Cái ngã ba sông Kỳ (sông Cầm) gần bãi Đông Hồ vào thời bấy giờ có đủ điều kiện để trở thành một cái "bến Đông Triều" và một cái chợ trên bãi đất Đông Hồ.

Cái chợ đó phải chăng là chợ Đông Hồ mà “An Nam chí lược” của Lê Tắc đã nói đến trong trận chiến quyết liệt của quân, dân nhà Trần tại Đông Triều chặn đánh đoàn kỵ mã của Trình Bằng Phi không để chúng qua sông hỗ trợ cho đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đang tháo chạy khỏi nước ta qua cửa sông Bạch Đằng tháng 3/1288, mở màn cho trận Bạch Đặng lịch sử ?

Có phải chăng vì thế mà gần 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng 1288, Trương Hán Siêu đã “rong chơi mái chèo, qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, đến sông Bạch Đằng”, cảm nhận cái hào khí Đông A ở nơi đây để rồi cho ra đời một "Bạch Đằng giang phú" bất hủ ?

NXN: Cuối đời Trần, từ con và cháu của Trần Anh Tông trở đi, thì việc bảo vệ quyền lực tông tộc, kể cả qua hiện tượng nội hôn, đã suy giảm. Đó là bối cảnh! Thay vào đó là sự xuất hiện chầm chậm của bọn (tôi gọi là bọn và sẵn sàng chửi lộn!) trí thức có học theo văn hóa Tầu xưng là Nho sĩ! Bước ngoặt lịch sử đã xảy ra, chúng ta không biết. Nhưng các Nho thần mới nổi nhiều khi lại chẳng biết gì mà chỉ lo củng cố ngôi vị! Chu Văn An đã là thày dạy học của Thái thượng hoàng (là ÔNG) của vua và làm quan trong triều Trần Dụ Tông. Học trò của ông khi đó rất đông, nổi bật nhất là Phạm Sư Mạnh và Lê Quát (học đi các con CVA!). Vì sao không bàn với họ về tình hình triều đinh, xã tắc và quốc dân mà lại dâng "thất trảm sớ" đòi vua chém đầu bảy kẻ nịnh thần một lúc rồi giận dữ ra về? Bài sớ đã mất, bọn hủ nho thổi cụ lên trời, tôi chỉ nói cụ có thế lực chính trị chung quanh sao không vận dụng để cứu dân mà lại bỏ chạy? Xin kết thúc chuyện CVA ở đây!

NXN: Chu Văn An là con người tử tế, không chê được, nhưng chỉ lo cái danh hay cuộc sống "thoát tục" của bản thân, từ chối chấp chính khi có cơ hội cứu nước, giúp dân. Hậu quả là gì? Là bọn khốn nạn trám vào vị trí đó, người dân lầm than khổ cực. Vậy là "thánh hiền" làm gì? Để được lưu danh sử xanh vì không mê quyền lực, làm người chính trực, thanh liêm khi bỏ mặc người dân cùng khổ dù ông có khả năng nào đó ra sức thay đổi thời cuộc tệ hại? Tôi sẽ miễn bàn thêm về Chu Văn An.

NXN: Ông là người có uy tín rất lớn, trong đám Nho thần tự Hán hóa! Ngày nay ông còn ảnh hưởng về nọa tính! Và tôi bị đả kích vì chuyện đó. Càng nói ra lại càng chia rẽ nên tôi im. Nhưng kẻ bị đọa tính không tự hỏi Chu Văn An học ở đâu, trong triều Trần Dụ Tông, học trò rất đông của ông đều làm quan lớn mà không chấn chỉnh được xã tắc? Tại sao khi được thành phần bị nọa tính đưa vào văn miếu thờ cùng Khổng Tử, bọn Nho thần lại chê là vì sao thờ bên một kẻ bất xứng là Trương Hán Siêu? Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo Vương, và bậc văn võ toàn tài trong việc cứu nước, mà đám Nho thần vo ve đó vẫn kèn cựa! Tôi bỏ qua vì dân ta còn nhiều ưu tiên khác, nhiều người không hiểu!

Đỗ Tuấn Anh: Cái mấu chốt nhất, theo cháu đó là do văn hóa Nho Khổng đã ăn sâu vào xã hội VN như là một chân lý duy nhất đúng. Nó tạo ra cái "phản xạ định tính" cái gì là chính thống, cái gì là phi chính thống. Và cái điều kiện đủ cho sự phát triển con người (với văn hóa là điều kiện cần, nghĩa là hạt giống tốt) chính là một hệ thống chính trị cơ bản lấy độc lập tư pháp làm trung tâm (đây chính là điều kiện đủ, theo kiểu Hy - La) khác biệt mấu chốt so với hệ thống chính trị kiểu Nho Khổng thì VN ta lại không có (VNCH chỉ mới manh nha đã bị đập chết tươi). Bất kể cái gì, nếu không xuất phát từ "triều đình" hoặc được triều đình công nhận thi đều không đáng tin, không đáng quan tâm, không đáng bàn tới hoặc một số có trí khôn chỉ dám có những lời bàn dè dặt mang tính tham khảo vô thưởng vô phạt (vì hình luật trong các hệ thống chính trị kiểu Nho Khổng rất tùy tiện và tàn khốc, mang tính khủng bố cao và cộng sản Á Châu là một ví dụ). Cháu sẽ viết một loạt bài về cái thứ thối rữa này trong thời gian sắp tới ah.


Không có nhận xét nào: