Chủ đề 21: Vì sao người
Nhật luôn thật thà? Vì sao chúng ta luôn sẵn sàng gian lận? Why are Japanese
honest? And why we are willing to trick?
Vâng! Có lẽ sẽ rất nhiều người
nói rằng người viết loạt bài này bị mắc bệnh “sính ngoại”, mà cụ thể ở đây là
“quá tôn sùng Nhật Bản”. Sẽ rất nhiều người mắng người viết là “đồ mất gốc, mới
ra ngoài có chút xíu mà quay về chê ỉ eo người nhà”. Thôi thì sao cũng được.
Quyền phát biểu là của tất cả mọi người mà.
Người viết làm nghề “đạp xích
lô nước” – tức là nghề thủy thủ. Và người Nhật thuê chúng tôi đi làm việc trên
những con tàu của họ. Vì sao họ lại thuê chúng tôi. Vì thuyền viên Việt Nam giỏi
tay nghề? Vì thuyền viên Việt Nam
giỏi ngoại ngữ? Vì thuyền viên Việt Nam có ý thức tốt? Vì thuyền viên
Việt Nam
có tinh thần dịch vụ cao? Hay chỉ đơn giản là vì thuyền viên Việt Nam sẵn
sàng lao động với giá rẻ hơn những nơi khác trên thế giới?
Năm 2011, nước Nhật hứng chịu
thảm họa kép: động đất + sóng thần. Rất nhiều người đã chết. Vô vàn người mất
nhà cửa. Cả một vùng phía đông Nhật rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, không có
lương thực thực phẩm. Thế nhưng chính phủ của họ vẫn cho Việt Nam vay vốn ODA như đã cam kết. Thiết
nghĩ, họ có thể hoàn toàn có quyền “xù” khoản cho vay đó với lý do là để dồn tiền
cho ứng cứu khu vực bị thảm họa. Nhưng họ lại vẫn cứ “ngốc nghếch” cầm tiền đi
cho vay. Mặc dù cái gã vay tiền đó thuộc vào hàng “lưu manh” có hạng. Rõ ràng
là đi vay tiền của người ta, thế nhưng vẫn bắt ép người ta phải hối lộ mình thì
mới cho người ta thắng thầu.
Quay lại vụ động đất + sóng thần,
khi mà hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh phải di chuyển khẩn cấp vì nguy cơ ô
nhiễm phóng xạ, họ không có gì để ăn. Người ta phải mang lương thực đến phát chẩn.
Những người đang đói khát, gần như kiệt sức, vẫn xếp thành những hàng dài để tuần
tự nhận lương thực. Kỳ lạ thật! Tại sao họ không học tập những người thông minh
như ở Việt Nam
xông vào, chà đạp lên nhau để cướp đồ ăn khuyến mại miến phí nhỉ? Tại sao họ lại
ngốc nghếch đứng xếp hàng. Lỡ đến lượt mình hết mất thì sao?
Người viết và rất nhiều đồng
nghiệp “xích lô nước” khác làm việc trên tàu thường có một thói quen là tin tưởng
người Nhật. Khi nhận vật tư ở Nhật, mọi người thường cứ ký ngay vào biên lai mà
không kiểm tra trước hiện vật. Cũng bởi vì thời gian thì gấp mà có quá nhiều việc
để làm. Khi đó người đến cấp vật tư ngỡ ngàng hỏi: “ơ thế mày không “check” à?”
– “ờ, có, nhưng để sau, với lại Nhật Bản mà, số một trên toàn thế giới, đừng có
lo” – “cảm ơn lời khen tặng, nhưng đôi khi chúng tôi cũng có nhầm lẫn” – “kể cả
là các ông nhầm lẫn thì các ông vẫn trả đủ cho tàu sau đó mà”. Thế nhưng sự đối
đáp lại của thuyền viên Việt Nam
với những ông chủ người Nhật ấy như thế nào? Các cụ ngày xưa có câu “ăn cây
nào, rào cây ấy”. Người Nhật cho chúng ta việc làm và họ trả lương cho chúng ta
xứng đáng. Vậy có phải chúng ta hãy làm những việc gì đó giúp họ kinh doanh cho
tốt không? Nếu họ phát triển họ cũng chẳng quên chúng ta. “Gái có công, chồng
không phụ”. Bằng chứng là họ đã có những động thái tăng lương cho thuyền viên
khi họ kinh doanh phát đạt.
Thế nhưng, những chuyện xấu mà
chúng ta làm đối với họ thì không hề ít. Nói một cách thô tục là chúng ta “chơi
khăm” họ không hề ít. Những gì mà người viết chuẩn bị viết ra đây chỉ là những
chuyện nghe qua tai. Vì vậy người viết không dám khẳng định 100% về sự thật của
nó. Có nên tin hay không là tùy sự suy xét của mỗi người.
Chuyện thứ nhất: Cuối năm
2011, khi đang đi công tác trên tàu, người viết nhận được một thư cảnh báo của
chủ tàu Nhật Bản với nội dung liên quan đến nhận nhiên liệu. Tàu A đến Vũng Tàu
nhận nhiên liệu, sau khi nhận nhiên liệu (bunkering), bắt đầu khởi hành thì
phát hiện nhiêu liệu mới nhận không thể dùng được, do có quá nhiều tạp chất bẩn.
Người viết lúc đó mới phàn nàn: “Tại sao cái ông máy trưởng của cái tàu A đó
không kiểm tra chất lượng dầu trước khi nhận lên tàu nhỉ!”. Mấy người đồng nghiệp
xung quanh cười vào mũi người viết và nói: “Anh ngốc thật hay là giả vờ ngốc?”
– thấy người viết có vẻ ngơ ngác, đám bạn lại nói tiếp: “Anh đúng là con mọt
sách, chẳng hiểu đời gì cả, em đoán cái “story” nó là chuyện bán dầu” – “Bán dầu?
bán đâu, nhận dầu đấy chứ!” – “Ơ, anh vẫn chưa hiểu à? Này nhé, mỗi một ngày,
cái tàu đó gian lận một chút, ví dụ tiêu hao nhiên liệu là 26 tấn dầu/ ngày,
nhưng tàu đó khai là 27 tấn dầu/ngày, thế là cứ mỗi ngày tàu đó sẽ dư ra 1 tấn.
Do vậy khi đến Vũng Tàu để cấp dầu thì tàu đó đã dư ra vài chục, thậm chí là đến
trăm tấn dầu nhiên liệu” – “Anh thấy vẫn chưa liên quan gì đến chất lượng dầu
nhận lên tàu” – “Nghe tiếp đi anh! Khi nhận dầu, tàu đó thỏa thuận với người
bán dầu là vẫn ký hóa đơn theo đặt hàng của chủ tàu. Nhưng nhận lên tàu thực tế
là ít hơn. Lượng ít hơn đó bằng đúng tổng số dầu mà họ đã gian lận hàng ngày. Số
chênh lệch đó thì người cấp dầu phải trả tiền mặt cho tàu” – “Rồi, là bán dầu
trên hóa đơn, nhưng vẫn chưa liên quan gì đến chuyện kia” – “Trời! trông anh vậy
mà ngu dữ! Khi anh bán dầu của chủ tàu, có nghĩa là anh gian lận. Trò đời, nếu
anh tử tế thì không ai hại được anh. Nhưng anh gian lận thì sẽ bị bọn nó nắm
đuôi. Nó tranh thủ lúc anh không để ý, nó bơm dầu bẩn cho anh. Khi anh phát hiện
ra thì cũng ngậm đắng nuốt cay chứ làm gì nổi nó”
Chuyện thứ hai: Người viết có
một ông bạn học cùng đại học. Ông bạn đó cũng làm thuyền trưởng trên một con
tàu của chủ tàu Nhật Bản. Khi về nhà nghỉ phép, mấy ông bạn thuyền trưởng ăn
chơi rất là xa xỉ. Người viết hỏi: “Lương chúng mày đông lắm hay sao mà tiêu
xài vung tay thế?” – “Lương thì ăn thua gì! Bao nhiêu lương mụ vợ giữ hết chứ
mình có thấy mặt mũi nó đâu. Tiền tiêu đều là lộc lá hết” – “Tàu mày đi có tiền
làm thêm nhiều lắm à? Sướng nhỉ!” – “Ừ, tiền làm thêm do máy trưởng nó bán dầu,
nó đưa cho” – “Sao? Đi tàu tây mà cũng bán được dầu cơ à?” – “Thì mỗi lần đi
ngang qua Biển Đông, thì tao lại ghé vào Quy Nhơn cho chúng nó bán dầu” – “Chết!
Tàu chạy trên biển, nhưng ở công ty chủ tàu nó vẫn “tracking” được đấy!” –
“Công nhận mày ngu thật! Chỉ cần tắt nguồn cái Inmarsat-C và cái AIS đi thì còn
ai “tracking” nổi mày” (Ghi chú: Inmarsat-C là hệ thống thông tin qua vệ tinh,
hệ thống đó có tích hợp chức năng báo vị trí hiện tại của tàu về bờ. AIS là hệ
thống tự động nhận dạng, hệ thống này hoạt động tầm ngắn, khi tàu gần bờ, đài
“radio” duyên hải sẽ nhận dạng được).
Chuyện thứ ba: Cách đây không
lâu, người thuê tàu B phàn nàn với chủ tàu là tiêu hao nhiên liệu của tàu B vượt
quá định mức quá nhiều. Họ nói: Tàu B vừa mới hạ thủy, máy tàu là hãng xịn, vậy
mà nhiên liệu tiêu hao quá lớn. Chủ tàu gửi điện yêu cầu tàu trả lời. Tất cả lời
giải thích của máy trưởng của tàu B đều bất hợp lý. Cuối cùng bí thế, máy trưởng
khai nhận là do nhận dầu (bunker) ở Singapore bị “capuchino” – tức là bị
bên cấp dầu sục khí nên khi đo két để kiểm tra thì bị nhiều hơn thực tế. Có
nghĩa là dầu nhận vào thực tế bị ít hơn số đã ký với bên bán. Vì vậy đành khai
tiêu hao tăng lên để bù. Tất nhiên lời khai nhận đó đã khép lại cuộc điều tra.
Nhưng có ai tin lời khai nhận đó? Chỉ biết sau đó chủ tàu đã trục xuất máy trưởng
tàu đó và không bao giờ thuê lại nữa. Bên thuê tàu cũng đòi chủ tàu phải bồi
thường năm mươi ngàn đô-la cho những thiệt hại của họ. Đó! Chúng ta, những người
làm thuê cho chủ tàu, đã gây hại cho chủ tàu như vậy đó!
Những câu chuyện “ăn cây nào,
đào gốc cây đó” trong giới “xích lô nước” còn có rất nhiều. Muôn hình vạn trạng.
Mà những kẻ gian lận lại là những người cao cấp nhất trên tàu: thuyền trưởng,
máy trưởng. Họ không hề nghèo thưa quí vị! Vậy mà họ vẫn tham một cách đến lạ!
Một ngày nào đó, những ông chủ Nhật Bản sẽ cảm thấy mệt mỏi với thuyền viên Việt
Nam .
Họ sẽ thôi không muốn “bóc lột” người Việt
Nam
nữa, họ sẽ đi “bóc lột” người nước khác. Vậy thì người Việt Nam chúng ta, nếu
không muốn phải tự mình “dóc nắm xương tàn” của mình thì ngay lúc này xin hãy
thay đổi đi!
Download PDF một trong 2 link dưới đây:
Bài viết bên dưới có liên quan được copy từ link: http://baonga.com/suy-ngam.nd380/nguoi-nhat-noi-gi-ve-nguoi-viet-nam.i44962.html
Người Nhật nói gì về người Việt Nam?
Anh Phạm Trọng Thức, hiện đang làm việc tại một đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đã gửi tới chúng tôi câu chuyện người thật việc thật từ một công nhân 40 tuổi (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội), phần nào sẽ cho chúng ta câu trả lời Người Nhật đánh giá thế nào về người Việt Nam.
Ảnh minh họa
Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.
Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.
Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
Phạm Trọng Thức
Nguồn: nguyentandung.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét