Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

NBLRR 13 Sống vị tha vì mọi người hay sống ích kỷ vì bản thân mình

Chủ đề 13: Sống vị tha vì mọi người hay sống ích kỷ vì bản thân mình
Người Trung Quốc có câu: “Nhân vô vị kỷ trời tru, đất diệt” ý nói là người sống mà không vì mình thì đừng sống làm gì. Đạo lý của Phật giáo thì lại dạy điều ngược lại hoàn toàn. Sống ở trên đời cần phải cố gắng giữ cho mình khiêm hạ, tu tập làm sao để cái bản ngã của mình càng ngày càng xẹp xuống, sống vì mọi người và hướng đến mục tiêu vô ngã. Một vị tu sĩ Phật giáo có dạy rằng: “Nếu sống chỉ để hưởng thụ cho sướng cái đời mình thì nên tự tử chết đi cho rồi”. Nghe câu này có vẻ hơi nghiệt ngã nhưng quả thật theo luật nhân quả công bằng thì cuộc đời mà chỉ sống vì mình, làm điều mà mình thích, hưởng thụ cái mà mình muốn thì thật lãng phí vô cùng. Bởi đó là cách sống không tạo phước, chỉ tạo nghiệp, sống như vậy chỉ để chết đi rồi luân hồi vào một hoàn cảnh tệ hơn, thậm chí là luân hồi vào ác đạo, càng ngày càng rời xa giác ngộ giải thoát, bởi thế nên thật lãng phí một kiếp làm người.
Khu tập thể nơi gia đình bên vợ của người viết bài này đang cư trú, trước đây vốn mọi người ai cũng lấn đất công cộng nên ngõ đi trở nên quá chật hẹp. Chính quyền địa phương xin được dự án mở thông đường làng ngõ xóm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Cư dân trong mọi xóm ngõ đều đồng thuận mỗi nhà lùi vào một chút để đường được rộng ra. Riêng ngõ nhà ông ngoại đám trẻ đồng thuận mỗi bên lùi vào 50cm để có được lòng đường là rộng 3m. Khi tiến hành làm thực tế, tất cả mọi nhà trong lô đều đồng loạt lùi vào 50cm bằng nhau chằn chặn. Chỉ có một nhà ở đầu lô, mặt tiền quay ra đường lớn, đầu hồi bên trái là ngõ chung của cả lô. Nhẽ ra gia đình đó cũng phải làm phía hồi đến giới hạn ngoài cùng là bằng các nhà khác trong lô. Nhưng khi thi công công trình, gia đình đó căn cứ vào yêu cầu lòng đường chỉ rộng 3m, rồi lấy từ tim đường vào đến 1.5m. Do vậy, bức tường của nhà đó nhô ra so với tất cả các nhà khác là 5cm. Phải chăng thời nay tấc đất là tấc vàng nên không chỉ là 5cm mà thậm chí là 1cm cũng vẫn cứ phải là nhô ra như vậy? Trong sách “Luận về nhân quả”, thày Chân Quang có viết: “Tôi có nghe một người bị bại chân, sau khi bỏ tiền đắp lại đoạn đường làng, đã đi đứng bình thường”. Những người có tấm lòng quảng đại, ưa làm những việc lợi ích dân sinh, từ bỏ những cái “đúng ích kỷ”, sẵn sàng phụng sự cộng đồng, vui vẻ hòa nhã... quả báo nhãn tiền sẽ được mọi người yêu mến kính nể, phước đức dày kiếp sau sẽ có được cuộc sống an lạc đủ đầy[1].
Có những thứ rõ ràng là đúng theo cách nghĩ thông thường, nhưng nếu cứ bo bo ích kỷ giữ cái đúng tạm bợ ấy thì quả báo nhãn tiền là bị mọi người ác cảm xa lánh. Lúc chết cũng chẳng mang đi theo được, mà lúc sống vì ích kỷ nên không tạo phước, kiếp sau[26] không chắc đầu thai nổi vì cả một đời trước chẳng được ai yêu thương. Phước không có thì chỉ còn một đường đi vào ác đạo.
Bởi vậy giữa ích kỷvị tha, giữa bao dungcố chấp, giữa hiền hòahiếu thắng, giữa giận hờn oán thánvui vẻ. Nên chọn cách ứng xử nào? Người hành giả tu theo đạo Phật lâu năm, cố gắng tập tu thiền định, xả bỏ tham sân si, nhất định cái bản ngã sẽ rất nhỏ. Người như vậy sống giữa cộng đồng sẽ đem lại niềm vui lớn lao cho mọi người xung quanh. Và như thế phước đức ngày càng tăng trưởng, các kiếp sau[26] sẽ càng dễ dàng tu hành để rồi đến một kiếp nào đó sẽ được đạt đạo giải thoát không luân hồi đau khổ nữa.



2014 sửa sai:
[[1]] Trong giáo lý của Đại Thừa thường sử dụng “kiếp sau” như một công cụ để hù dọa hoặc dụ dỗ chúng sanh.

Download PDF một trong 2 link dưới đây:


Không có nhận xét nào: