Chủ đề 1: Ai là chúa tể
Theo giáo lý của các "độc thần giáo" thì trên
cõi đời này có một vị chúa tể gọi là "Đấng tối cao", "Đấng sáng
tạo", hay "Đấng toàn năng". Khi chúc nhau người ta hay nói "Chúa ban phước
lành cho bạn". Trong khi đó, người Việt thường nói "Trời Phật ban phước
lành cho bạn". Và khi nói như vậy, người ta thường quán tưởng đến một
"Đấng siêu nhiên" nào đó. Tuy nhiên, theo giáo lý của đạo Phật thì
câu nói đó dường như là không đúng.
Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có một
quốc gia bên cạnh xứ "Ca-tì-la-vệ", gọi là "Tì-lưu-li". Vua
xứ "Tì-lưu-li" luôn muốn đem quân sang xứ "Ca-tì-la-vệ" để
tiêu diệt dòng họ "Thích". Ba lần liền, vua "Tì-lưu-li" đưa
quân sang, Đức Thế Tôn dùng thần thông[1]
hiện ra trước đoàn quân. Vua "Tì-lưu-li" thấy Đức Phật liền quì xuống
đảnh lễ ngài rồi ra lệnh rút quân. Đến lần thứ tư, Đức Phật thấy đau đầu, và lần
này ngài không dùng thần thông[1] hiện ra như trước nữa. Dòng
họ "Thích" tất cả quy y theo Đức Phật, chủ chương không sát sanh, nên
họ không đánh lại đoàn quân của "Tì-lưu-li". Tôn giả "Mục-kiền-liên"
liền dùng thần thông[1] bay vào thành, lấy bát thần[2]
cứu được 500 người dòng họ "Thích", rồi bay trở về Tịnh-xá. Tôn giả
"Mục-kiền-liên" báo với Đức Phật rằng ông đã cứu được 500 người.
Đức Phật nói: "Thầy hãy mở
bát ra xem!". Khi "Mục-kiền-liên" mở ra thì trong bát chỉ còn thấy
máu và tóc. Tôn giả "An-nan-đà" liền hỏi:
- Bạch Thế Tôn, vì nhân duyên gì
mà vua "Tì-lưu-li" lại cứ nhất định phải đưa quân sang đánh dòng họ
"Thích"? Vì nhân duyên gì mà tất cả mọi người của dòng họ
"Thích" đều phải chết?
Đức Phật liền trả lời:
- Này các thầy "Tì-kheo"
ta sẽ kể cho các thầy cái nghiệp mà dòng họ "Thích" phải gánh chịu của
ngày hôm nay. Trong một kiếp xa xưa, những người của dòng họ "Thích"
hôm nay vốn là những người dân sống cùng trong một ngôi làng. Vào năm đó, hạn
hán không mưa, trong làng không còn cái ăn. Dân làng kéo nhau đi di tản tìm thức
ăn. Khi đi ngang qua một khu rừng, nơi ấy có một hồ nước trong mát. Trong hồ có
rất nhiều cá lội bơi. Nhân lúc đang đói, dân làng liền cùng nhau xuống hồ bắt
cá lên ăn. Đàn cá bị bắt đó qua nhiều kiếp luân hồi nay đã đầu thai làm dân xứ
"Tì-lưu-li". Và cái nghiệp lực trong quá khứ đó đã dẫn đến việc tàn
sát ngày hôm nay. Ba lần trước, khi vua "Tì-lưu-li" kéo quân sang, ta
hiện ra ngăn cản, không phải là ta không biết NHÂN QUẢ, mà ta chỉ muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng nghiệp lực mạnh đến như thế nào, một
người đạt đến vô ngã có vô lượng thần thông[1] như ta cũng
không thắng nổi nó.
Tôn giả An-nan-đà lại hỏi:
- Và vì nhân duyên gì mà Thế Tôn lại
bị đau đầu?
Đức Phật trả lời:
- Khi dân làng bắt cá dưới hồ, kiếp
quá khứ đó ta là một cậu bé trong làng. Khi đó có một con cá bị bắt quẳng lên bờ
gần ngay nơi cậu bé đang ngồi. Cậu nghịch ngợm lấy que củi gõ gõ vào đầu con
cá. Vì nghiệp đó mà khi vua "Tì-lưu-li" kéo quân sang, ta thấy bị đau
đầu.
Qua câu chuyện ở trên, người ta nhận thấy rõ một điều rằng: Bản thân Đức
Thế Tôn cũng không thể ban phước lành hay giáng họa cho ai. Và Đức Thế Tôn
không chấp nhận một "đấng tối cao" hay "đấng toàn năng" nào
cả. Ngài dạy cho tất thảy chúng sinh một bộ luật, đó là "LUẬT NHÂN QUẢ
CÔNG BẰNG". Bộ luật ấy không phải do Đức Thế Tôn sáng tạo ra. Bộ luật ấy tồn
tại khách quan, bao trùm vũ trụ. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn là vị giáo chủ duy nhất
nhìn thấy được, biết rõ được sự tồn tại và sự điều chỉnh của LUẬT NHÂN QUẢ CÔNG
BẰNG. Và ngài đã đem nó dạy lại cho chúng sanh.
Đó là bộ luật duy nhất đúng cho mọi lãnh vực, mọi trường hợp, mọi đối tượng,
mọi cõi giới, ngay cả các bậc Thánh vô ngã cũng vẫn bị chi phối.
Từ đó Đức Phật dạy rằng: Gieo phước lành thì hái điều thiện. Làm điều ác
nhất định sẽ gặp quả báo ác. Vậy ai là
chúa tể ban phước và giáng họa cho ta? Không ai ở đâu xa, không phải đấng
siêu nhiên nào, mà đó chính là bản thân
mình. Chúa tể cũng là mình và kẻ thù lớn nhất của đời mình cũng là chính bản
thân mình.
[1] Đức Phật không phải là một vị
Thần, nên trong toàn bộ các bài nếu xuất hiện cụm “dùng thần thông”thì là người
viết đã sai.
Download PDF một trong 2 link dưới đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét