Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

NBLRR 20 Mật ngọt

Chủ đề 20: Mật ngọt
Trong sách Đức Phật và Phật Pháp một trích đoạn:
Một chàng nọ lầm lũi đi giữa một khu rừng mênh mông đầy chông gai và ghềnh đá ngổn ngang. Bỗng nhiên anh thấy sau lưng một thớt tượng to tướng rảo bước đi về phía mình. Sợ hãi anh đâm đầu chạy. Voi chạy theo. Đến trước một cái giếng cạn, anh định nhảy xuống để tránh voi. Nhưng nhìn xuống giếng anh thấy một con rắn độc nằm dưới đáy. Không còn cách nào khác nữa anh đành đeo theo một sợi dây đầy gai, lòng thòng trên miệng giếng. Tạm thoát khỏi nạn, anh ngửa mặt nhìn lên thì thấy hai con chuột, một đen một trắng, đang cặm cụi gặm sợi dây mà anh đang đeo. Lúc anh ngửa mặt lên thì từ một tổ ong phía trên, vài giọt mật nhỏ ngay vào miệng.
Anh chàng lấy làm thỏa thích, lãng quên là mình đang sống trong tình trạng bấp bênh và hết sức nguy ngập, yên trí tận hưởng vị ngọt ngào của mật. Vừa lúc ấy có một người giàu lòng bi mẫn gọi và chỉ đường cho anh thoát nạn.
Nhưng anh lễ độ xin Ngài cảm phiền chờ một chút, để anh thưởng thức hết giọt mật…
Khu rừng mênh mông và đầy chông gai là hình ảnh tượng trưng cho vòng luân hồi, trầm luân bể khổ.
Thớt voi giống như cái chết đang đuổi theo sau mỗi người.
Con rắn độc chính là tuổi già đang chờ đợi mỗi người ở phía trước.
Sợi dây đầy gai tượng trưng cho sự sống monh manh của mỗi người.
Hai con chuột tượng trưng cho ngày và đêm.
Những giọt mật ngọt ngào chính là thú vui của cuộc sống.
Người giàu lòng bi mẫn sẵn sàng chỉ lối thoát chính là Đức Phật.
Quả thật con đường thoát khỏi khu rừng đầy chông gai và cạm bẫy do Đức Phật chỉ dạy thực sự là không hề dễ đi. Một con đường duy nhất dẫn đến trạng thái tự do tuyệt đối (Niết Bàn) mà Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã ngộ ra từ hơn 2500 năm trước. Con đường đó rất khó đi, bởi nếu dễ đi thì hàng bao nhiêu người đã có thể đi và đạt đến đích rồi.

Vì sao lại khó đi đến thế? Chính là bởi tại mật ngọt của cuộc đời đã làm người ta bị chướng duyên trên đường đi tìm giác ngộ. Những sự thỏa mãn Tham, Sân, Si nhất thời chính là những mật ngọt đó. Chỉ khi nào, người ta nhàm chán những ô trược đó và trở nên hồn nhiên như đứa trẻ người ta mới có thể đi theo Phật.

Download PDF một trong 2 link dưới đây:

Không có nhận xét nào: