Năm nay tưng bừng kỷ niệm Mậu Thân - 50 năm ngày anh em một nhà giết nhau.
Sang năm 2019 liệu có kỷ niệm 40 ngày đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc?
Sang năm 2019 liệu có kỷ niệm 40 ngày đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc?
HÔM NAY 17/2
Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội; phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học... ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.
Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân Việt Nam, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã bị Việt Nam đẩy lùi. Ngày 18/3/1979, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc đó, tuyên bố "đã dạy cho Việt Nam một bài học" và ra lệnh rút quân.
Trong 39 năm qua, hai bên luôn đưa ra những con số trái ngược nhau về quân số tham dự, thương vong và tù binh chiến tranh.
Cuộc chiến này được Trung Quốc đưa vào sách giáo khoa, công bố trên nhiều phương tiện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc và xuất bản nhiều ấn phẩm để tuyên truyền cho cái gọi là "sự chính nghĩa và chiến thắng" của họ.
Trong khi đó, phía Việt Nam thì luôn né tránh nhắc đến cuộc chiến tranh này. Những nỗ lực của các nhà biên soạn sách giáo khoa lịch sử Việt Nam trong việc đưa thông tin về cuộc chiến tranh này vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên Việt Nam dường như bất lực. Kết quả là chỉ có 13 dòng về cuộc chiến tranh này được in trong sách giáo khoa của bậc THPT, thay vì hơn 20 trang đã được biên soạn trước đó (lời của GS. Vũ Dương Ninh).
Là một người nghiên cứu lịch sử, tôi mong Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo về cuộc chiến tranh này trong năm tới (2019), nhân tròn 40 năm cuộc chiến xảy ra, để đánh giá một cách đầy đủ nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh này và để ngăn ngừa một cuộc chiến tương tự xảy ra giữa Trung Quốc với Việt Nam trong tương lai.
Tôi cũng mong phía Việt Nam mời các sử gia, học giả, các tướng lĩnh Trung Quốc từng tham chiến, sang Việt Nam dự các hội thảo này; hai bên công bố những tư liệu thật sự (hoặc những tư liệu gần với sự thật nhất) về con số binh lính tham chiến, số thương vong, mất tích, số thường dân bị Trung Quốc sát hại, những thiệt hại về kinh tế, chính trị, ngoại giao... mà cuộc chiến này gây ra.
Nếu có những cuộc hội thảo như thế, tôi xin tham gia và sẽ công bố những tài liệu về cuộc chiến tranh này do Trung Quốc và các học giả phương Tây công bố từ sau khi cuộc chiến kết thúc, mà tôi "tình cờ" sưu tầm được trong những ngày rong ruổi tìm kiếm tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm qua.
Bởi, cũng như hàng triệu người dân Việt Nam, tôi không bao giờ quên sự kiện bi thương này, dù cho ai đó cố tình muốn như vậy.
TRẦN ĐỨC ANH SƠN
Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội; phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học... ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.
Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân Việt Nam, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã bị Việt Nam đẩy lùi. Ngày 18/3/1979, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc đó, tuyên bố "đã dạy cho Việt Nam một bài học" và ra lệnh rút quân.
Trong 39 năm qua, hai bên luôn đưa ra những con số trái ngược nhau về quân số tham dự, thương vong và tù binh chiến tranh.
Cuộc chiến này được Trung Quốc đưa vào sách giáo khoa, công bố trên nhiều phương tiện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc và xuất bản nhiều ấn phẩm để tuyên truyền cho cái gọi là "sự chính nghĩa và chiến thắng" của họ.
Trong khi đó, phía Việt Nam thì luôn né tránh nhắc đến cuộc chiến tranh này. Những nỗ lực của các nhà biên soạn sách giáo khoa lịch sử Việt Nam trong việc đưa thông tin về cuộc chiến tranh này vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên Việt Nam dường như bất lực. Kết quả là chỉ có 13 dòng về cuộc chiến tranh này được in trong sách giáo khoa của bậc THPT, thay vì hơn 20 trang đã được biên soạn trước đó (lời của GS. Vũ Dương Ninh).
Là một người nghiên cứu lịch sử, tôi mong Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo về cuộc chiến tranh này trong năm tới (2019), nhân tròn 40 năm cuộc chiến xảy ra, để đánh giá một cách đầy đủ nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh này và để ngăn ngừa một cuộc chiến tương tự xảy ra giữa Trung Quốc với Việt Nam trong tương lai.
Tôi cũng mong phía Việt Nam mời các sử gia, học giả, các tướng lĩnh Trung Quốc từng tham chiến, sang Việt Nam dự các hội thảo này; hai bên công bố những tư liệu thật sự (hoặc những tư liệu gần với sự thật nhất) về con số binh lính tham chiến, số thương vong, mất tích, số thường dân bị Trung Quốc sát hại, những thiệt hại về kinh tế, chính trị, ngoại giao... mà cuộc chiến này gây ra.
Nếu có những cuộc hội thảo như thế, tôi xin tham gia và sẽ công bố những tài liệu về cuộc chiến tranh này do Trung Quốc và các học giả phương Tây công bố từ sau khi cuộc chiến kết thúc, mà tôi "tình cờ" sưu tầm được trong những ngày rong ruổi tìm kiếm tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm qua.
Bởi, cũng như hàng triệu người dân Việt Nam, tôi không bao giờ quên sự kiện bi thương này, dù cho ai đó cố tình muốn như vậy.
TRẦN ĐỨC ANH SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét