NGuyễn Xuân Nghĩa: Mờ sáng, tôi gọi Viêt Tân là Việt Tan! Hoàng Tứ Duy, sao con ngu vậy mà nhảy vào trò này và bênh vực bọn cực đoan da đen? Cha mẹ con đâu mà không dậy? Từ mấy chục năm nay, tôi không nói gì về Kháng chiến Hoàng Cơ Minh và Việt Tân, nhưng thấy thế hệ sau còn tệ hơn nữa, tôi phải lên tiếng, dù không vui. Bài học của Barack Obama chưa mở mắt hay sao?
Tôi xin kết luận như thế này - và sẽ gây tranh luận, kệ mẹ chúng nó - Việt Tan óc nhiều cứt hơn bùn! Ông Hoàng Cơ Minh mà còn thì cho lũ này vào....viện bảo tàng!
Bạn tôi - mà tôi rất kính trọng - là Giáo sư Vũ Quý Kỳ, đã dạy Hoàng Tứ Duy ra sao. Ông Kỳ và tôi đều là ủy viên Ban Chấp Hành Tổng vụ Hải ngoại của Mặt trận. Xin đọc, rồi thông cảm vì sao tôi không nói đến chuyện nít nôi này nữa.
======
Bài của Vũ Quý Kỳ:
Khi đọc bài có tựa đề “Việt Báo Phỏng Vấn ông Hoàng Tứ Duy về Phong Trào Black Lives Matter”, tôi đã viết bài nhận định này. Những điểm trình bày của ông Hoàng Tứ Duy đối với phong trào biểu tình “Black Lives Matter” đã khiến cho tôi quan tâm.
Điểm 1. Việt Báo hỏi về quan điểm của ông Hoàng Tứ Duy đối với những cuộc biểu tình bên Mỹ nhân cái chết của ông Floyd, một người Mỹ Da Đen, ông Hoàng Tứ Duy đã nói về những cuộc biểu tình để “phơi bầy những sai trái của cơ quan công quyền. Một khi dư luận đã đòi hỏi thay đổi, các định chế dân chủ từ hội đồng thành phố đến Quốc Hội Liên Bang phải đưa ra những điều chỉnh nhằm đáp ứng những đòi hỏi của người dân.” Trích dẫn nguyên văn.
Điều thứ nhất tôi không đồng ý với ông Hoàng Tứ Duy: Cái chết của ông Floyd khiến cho chính tôi có cảm tưởng phẫn nộ đối với cảnh sát viên, nhưng tôi chưa vội đi đến kết luận về tội hình sự vì tôi cần có kết quả do sự điều tra của cơ quan tư pháp. Mặt khác, nếu cảnh sát viên có tội, thì sẽ bị trừng phạt theo luật định trong một nền dân chủ pháp trị, chứ không qua những cuộc biểu tình theo “luật rừng” (Mob Rule).
Điểm rất quan trọng là hành động sai trái của cá nhân cảnh sát viên là một sai phạm cá nhân chứ không phải là những “sai trái của cơ quan công quyền” như ông Hoàng Tứ Duy lên án. Không thể vì lỗi lầm của một cá nhân thừa hành mà đòi kết tội cả chế độ. Nếu ông Hoàng Tứ Duy thấy cơ quan công quyền có sai trái, thì ông cần nêu ra bằng cớ chính xác, thay vì lên tiếng một cách mơ hồ.
Điều thứ hai, quyền biểu tình để nói lên quan điểm của mỗi người là quyền hiến định trong một nước dân chủ. Trong khi người dân thi hành quyền đó, người dân không có quyền vi phạm dân quyền của người khác, kể cả vi phạm trật tự công cộng. Những vi phạm nói trên là lạm dụng quyền hiến định của mỗi công dân, đưa đến việc thi hành “luật rừng”.
Sở dĩ tôi dùng từ ngữ “luật rừng” vì rất nhiều cuộc biểu tình đã kéo theo những hành động đập phá, bạo động, hôi của (looting), trong đó có cả mấy trăm người Việt Nam tham dự và bị bắt. Đó không phải là sinh hoạt dân chủ. Đó không phải là “nền tảng để tạo ra thay đổi” trong một xã hội dân chủ pháp trị, như sự hiểu nhầm của ông Hoàng Tứ Duy.
Điểm 2. Việt Báo hỏi: ông nghĩ sao về các bạn trẻ gốc Việt Nam tham gia các cuộc xuống đường đòi công lý cho người Mỹ đen?
Ông Hoàng Từ Duy đã trả lời: “Tôi nghĩ việc các bạn trẻ tham gia những cuộc biểu tình cho người da đen là hành động lành mạnh và nhân bản. Năm ngoái, nhiều người trẻ, trong đó có một số là thành viên của Đảng Việt Tân cũng đã tham gia các cuộc biểu tình với những thanh niên Hồng Kông để chống lại dự luật dẫn độ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2019. Cho nên việc những người trẻ (hoặc lớn tuổi hơn) tham gia các cuộc xuống đường tại Hoa Kỳ hay ở nhiều nơi khác trên thế giới là vì lương tâm thúc đẩy”.
Trước hết, tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông Hoàng Tứ Duy lẫn lộn cuộc biểu tình ủng hộ Hồng Kông với cuộc biểu tình ủng hộ ông Floyd. Trong cuộc biểu tình ủng hộ Hồng Kông, những người biểu tình đã chống lại một tập đoàn chuyên chính tàn ác muốn áp đặt một chế độ độc tài trên toàn dân Hồng Kông. Như vậy biểu tình ủng hộ Hồng Kông có một chính nghĩa sáng ngời, ai cũng dễ thấy. Mặt khác, biểu tình ủng hộ ông Floyd có nhằm chống lại một tập đoàn chuyên chính tàn ác nào không? Tôi không nhìn thấy một tập đoàn chuyên chính tàn ác nào cả. Tôi chỉ nhìn thấy một chế độ dân chủ pháp trị, và nếu có, thì một hoặc hai hoặc ba anh cảnh sát có thể phạm tội cố sát.
“Chính nghĩa” trong trường hợp biểu tình ủng hộ ông Floyd chẳng những không sáng ngời, trái lại tôi nhìn thấy nó tối om. Nó tối om vì, trong những cuộc biểu tình, người ta thấy có lẫn một số rất lớn những phần tử bất hảo, trộm cướp, phá phách, hôi của. Chúng nó giống bọn “con cháu bác Hồ” quá, vì chúng nó vừa đánh trống vừa ăn cướp. Chúng nó vừa đòi công bằng và nhân đạo, cùng lúc đó chúng nó tàn phá và xâm phạm quyền làm người của hàng ngàn người lương thiện khác.
Nếu ông Hoàng Tứ Duy nhìn thấy có một tập đoàn chính trị tàn ác đưa đến cái chết của ông Floyd, thì xin nêu lên cho độc giả thấy “chính nghĩa” của các cuộc biểu tình ủng hộ ông Floyd. Nếu không, thì đừng nên lẫn lộn cuộc biểu tình ủng hộ ông Floyd với cuộc biểu tình ủng hộ Hồng Kông.
Tôi rất lấy làm xấu hổ khi thấy đám tuổi trẻ Việt Nam đi biểu tình ủng hộ ông Floyd, và sau đó đi đập phá và hôi của. Không biết trong lòng ông Duy nghĩ sao, khi ông nhìn thấy cảnh tượng vừa biểu tình vừa bạo động “hôi của” nói trên? Tôi không đọc được một lời lên án nào của ông Hoàng Tứ Duy đối với những hành động ăn cướp nói trên?
Điểm 3. Chiêu bài của những cuộc biểu tình nói trên để ủng hộ ông Floyd. Tuy ông Hoàng Tứ Duy không minh thị nói lên, nhưng ông đã mặc thị ám chỉ nguyên nhân những cuộc biểu tình ủng hộ ông Floyd nhằm chống lại vấn đề “kỳ thị người Mỹ Đen” tại Hoa Kỳ.
Vấn đề “kỳ thị” này cần được phân biệt trên hai khía cạnh rõ rệt, không được lẫn lộn:
a/ Cá nhân những người Mỹ Trắng kỳ thị Mỹ Đen, hay là
b/ Chính sách của chính quyền đưa đến kỳ thị Mỹ Đen.
Nếu là cá nhân kỳ thị, thì đây là một vấn đề “xưa như trái đất”. Ở bên Tây thì nhiều người da trắng kỳ thị những người “pieds noirs”, bên Úc thì người da trắng kỳ thị người “aborigines”, bên ta thì người Việt kỳ thị “bạch quỷ” da trắng, kỳ thị người Tàu da vàng là “Ngố Tàu” (Chinese dumb dumb), đồng bào Thượng bị gọi là “mọi”.
Ở bên Mỹ thì sao? Tôi mới được đọc một tài liệu thống kê về liên lạc giữa Mỹ Đen và Mỹ Trắng, do cơ quan FBI thực hiện năm 2013 (5 năm sau khi Obama lên làm Tổng thống).
Tôi xin trích dẫn ra đây với mọi sự dè dặt cần thiết. Theo thống kê này thì tính trung bình 100 trường hợp sát thương trên toàn quốc:
Số người Mỹ Đen giết Mỹ Trắng trung bình mỗi năm khoảng 9.83%
Số người Mỹ Trắng giết Mỹ Đen trung bình mỗi năm chỉ có 0.77%
Số người Mỹ Đen giết Mỹ Đen trung bình mỗi năm khoảng trên 53.94%
Số người Mỹ Trắng giết Mỹ Trắng trung bình mỗi năm khoảng 10.22%
Trích: 2013 FBI Crime Report, Expanded Homicide Data Table 6.
Vậy, nếu thống kê ở trên là đúng sự thật, thì nó cho chúng ta biết điều gì? Nếu trên 53.94% những vụ sát thương do người Mỹ Đen giết lẫn nhau thì chúng ta gọi đó là “cái gì kỳ thị cái gì”? Tôi không gọi cái thảm kịch “người Mỹ Đen giết người Mỹ Đen” là hành động kỳ thị chủng tộc. Ông Hoàng Tứ Duy và những người bạn trẻ của ông có coi thảm kịch đó là nạn kỳ thị chủng tộc của Mỹ Trắng đối với Mỹ Đen hay không?
Chúng ta không có quyền nhắm mắt tin vào những tiếng kêu hoảng loạn của một nhóm biểu tình với chiêu bài “chống Mỹ Trắng kỳ thị Mỹ Đen”, khi vấn đề chưa sáng tỏ.
Vậy thì vấn đề thứ hai là vấn đề chính sách: hiện nay có một chính sách kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ hay không? Ngày xưa chắc chắn có chế độ nô lệ da đen là một chế độ kỳ thị dã man, nhưng sau cuộc đấu tranh của Mục Sư Martin Luther King thì chế độ, và chính sách, kỳ thị chủng tộc đã chính thức chấm dứt, và được thay thế bằng chính sách “cấm kỳ thị chủng tộc”. Điều này có nghĩa là hành động kỳ thị chủng tộc bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
“Cấm kỳ thị chủng tộc” mới chỉ là khía cạnh tiêu cực của bài toán chủng tộc. Mặt tích cực của vấn đề là “thăng tiến đời sống” của chủng tộc Mỹ Đen qua những chính sách xã hội. Chương trình Xã Hội Tốt Đẹp (Great Society) của Tổng Thống Lyndon B. Johnson khởi sự khoảng năm 1964 có mục đích chính là cải thiện đời sống vật chất cũng như tư thế xã hội của người Mỹ Da Đen.
Sau nửa thế kỷ vừa qua, người Mỹ Đen đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về mặt vật chất, chính trị và xã hội. Nhiều người Mỹ Đen đã thành công trong xã hội. Trong Tối Cao Pháp Viện người ta thấy có Thẩm Phán Viên Mỹ Đen. Trong Quốc Hội có những dân biểu Mỹ Đen. Trong cơ quan công quyền, cảnh sát, cũng như trong giới tư doanh có rất nhiều khuôn mặt Mỹ Đen sáng giá và thành công. Dĩ nhiên có nhiều người Mỹ Đen chưa hài lòng vì những lý do chính đáng và không chính đáng, và còn nhiều tệ nạn xã hội đang diễn ra. Mặt khác, những người Mỹ Đen bất mãn cũng không đồng ý với nhau về đường lối giải quyết “thảm kịch Mỹ Đen”.
Đường lối giải quyết bài toán Mỹ Đen của Chương trình Great Society đã giúp cải thiện một khía cạnh xã hội là nâng cao đời sống vật chất của người Mỹ Đen, nhưng lại đẻ ra vô số hậu quả khắc nghiệt khác: chế độ welfare-foodstamp đã tạo ra một thói quen coi đó là một lối sống; tinh thần “entitlement” (trong dân gian người ta gọi là “ăn tiền chùa”) tạo ra những con người ỷ lại; chế độ entitlement cho phép bất cứ phụ nữ nào có một đứa con là tự động có một số tiền trợ cấp.
Điều này đưa đến một hậu quả không ngờ là có người phụ nữ Mỹ Đen có 10 đứa con của 10 người đàn ông khác nhau, đến nỗi không nhớ được đứa con nào thuộc về ông bố nào. Đây là một thảm kịch khiến nhiều người Mỹ Đen đau lòng và muốn chấm dứt. Đây là một thảm kịch xã hội đưa đến sự tan rã của cấu trúc gia đình của người Mỹ Đen. Khi cấu trúc gia đình tan vỡ, hậu quả đưa đến những người trẻ tuổi nghiện ngập ma túy, nghiện rượu, trộm cướp và giết người.
Có rất nhiều người Mỹ Đen cũng như Mỹ Trắng rất đau lòng muốn chấm dứt thảm kịch đó. Nhưng cũng có rất nhiều người tai to mặt lớn Mỹ Đen cũng như Mỹ Trắng, kể cả Mỹ Vàng, đã khai thác trảm trạng nói trên cho mục đích chính trị. Họ thổi phồng tâm lý “tôi là nạn nhân” (self-victimization) với khẩu hiệu “Black Lives Matter” để khuyến khích bạo loạn và gây chia rẽ.
Những kẻ mỵ dân nói trên không thành công vì thảm kịch Mỹ Đen nói trên không bắt nguồn từ sự kỳ thị đen trắng. Trái lại, nó là hậu quả của một chính sách nhân đạo nhưng sai lầm. Những người đưa ra chính sách nhân đạo nói trên, trong thâm tâm, không hề có mục đích kỳ thị Mỹ Đen. Nhưng hậu quả của chính sách đã phản lại mục tiêu của chính sách.
Khi đã nhìn thấy bề sâu của vấn đề, thì ta thấy ngay những người biểu tình chống kỳ thị Mỹ Đen phần lớn đã bị những kẻ đầu cơ chính trị lợi dụng cho một mục tiêu riêng. Phần lớn những người biểu tình đã bị lừa. Có những thành phần cực kỳ thiên tả và bạo động, trương cờ đỏ búa liềm của cộng sản, như Antifa ở Portland và Seattle. Đồng sáng lập viên (co-founder) của phong trào Black Lives Matter, bà Patrisse Cullors cho biết rằng bà và các bạn "đồng chí" được học tập chủ thuyết Karl Marx ("trained Marxists”).
Một phần lớn khác đã đi biểu tình vì được chi tiền. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi có một đảng chính trị lớn đứng ngoài lợi dụng chiêu bài “kỳ thị chủng tộc” vì mục tiêu chính trị đảng phái, nhất là trong năm bầu cử tổng thống. Người ta có thể chi bạc tỷ cho cuộc chạy đua vào Bạch Ốc.
Nhập bọn với những người biểu tình mà không cẩn thận tìm hiểu chính nghĩa của cuộc biểu tình đó, thì thật là thiếu khôn ngoan.
Câu hỏi 3 và 4 không liên quan đến đề tài “biểu tình ủng hộ ông Floyd”, do đó tôi xin ngừng bình luận về những nhận định của ông Hoàng Tứ Duy ở đây.
Vũ Quý Kỳ
(Giáo sư Vũ Quý Kỳ hai lần tị nạn cộng sản năm 1954 và 1975. Ông là sinh viên du học ở Úc, tốt nghiệp Adelaide University 1963 ngành viễn thông. Ông định cư ở Hoa Kỳ. Giảng dạy 35 năm ở Devry Technical Institute/University môn Toán và Vật Lý Học (Physics). Sách biên khảo xuất bản gần đây là "A Shooting Star" về Chiến Tranh Việt Nam, viết bằng Anh Ngữ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét