Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Khi đi tàu hay đi xe bus hay phương tiện công cộng nên tránh ngội vào ghế "ưu tiên"

Trên phương tiện công cộng thường có một số ghế giành cho người "vận động khó khăn hơn người bình thường". Tiếng Việt tạm gọi là "ghế ưu tiên", và trong tiếng Nhật viết là "ưu tiên tọa tịch" 優先座席 và ở Nhật bao giờ cũng viết kèm thêm tiếng English là "Priority Seat" như trong hình ở trên.

Hôm nay tôi đi tàu, tôi đứng ở ngay cửa ra vào, và những cái ghế ưu tiên quay lưng ra phía cửa. Tôi có một thói quen là không bao giờ ngồi vào những ghế này, kể cả khi không có ai quanh đó. Nếu tìm được ghế thường thì ngồi, không thì tôi sẽ đứng. Cũng là do nghề chúng tôi đi biển, làm sĩ quan trên biển, một ngày đứng 8 tiếng chia 2 ca, đứng suốt 4 tiếng đồng hồ là bình thường. Khi làm thuyền trưởng, thời gian đứng liên tục có khi còn nhiều hơn, 6 hay 8 tiếng liên tục cũng là bình thường. Bởi vậy việc đứng ở trên tàu hay trên xe vài tiếng, với dân đi biển như chúng tôi không thành vấn đề.
Lúc vừa lên tàu, mặc dù đang mùa đại dịch, nhưng 8 cái ghế ưu tiên trước mặt tôi đều có người ngồi (tấm hình trên chụp khi đã có vài người xuống khỏi tàu).
Đi ngay sau lưng tôi là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, chắc là người tật nguyền, nên bước thấp bước cao, và khi đứng thì bị vẹo hẳn sang một bên. Hẳn là một đối tượng được ưu tiên ngồi ghế. Nhưng tiếc là cả 8 cái ghế ưu tiên và tất cả các ghế thường khác đều đầy người rồi. Và vì những cái ghế ưu tiên đó quay lưng ra cửa nên không ai trong số họ thấy chị phụ nữ đó. Chị bắt buộc phải đứng như tôi.
Trong chuyện này, không ai có lỗi!

Tuy nhiên, có lẽ nếu như mọi người bình thường đều ngay từ đầu không ngồi vào "nghế ưu tiên" thì hôm nay chị phụ nữ đó chắc đã có chỗ ngồi.
Cũng may là chị chỉ phải đứng qua một ga. Ở ga kế, có người xuống và chị có chỗ ngồi.
Qua chuyện này, tôi lại thấy việc tôi không bao giờ ngồi vào chỗ "Priority Seat" là đúng luôn ngay từ đầu. 

Không có nhận xét nào: