Trước tiên tôi xin nói về cụm từ "báo có môn bài".
Trong Tuyên Ngôn của LHQ về Nhân Quyền, điều số 19:
Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.
"Mọi cá nhân có quyền tự do ý kiến và bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền nắm giữ ý kiến, tìm kiếm, tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin thông qua bất cứ một phương tiện nào mà không bị cản trở và không cần quan tâm đến đường biên giới."
Okie! Nếu ai nói rằng: "cái đó là của LHQ, VN không cần phải theo" - vậy thì VN hãy lập tức rời khỏi LHQ cho nhanh!
Theo tuyên ngôn đó thì báo chí hay truyền hình thì cũng chỉ ngang với một cậu bé về quyền phát ngôn. Hay nói ngược lại là bất cứ một ai đều có thể tự mình là một nhà báo.
Thế nên ở xứ giãy chết họ không có luật báo chí.
Ai muốn nói sao thì nói, không phải tuân theo luật nào hết.
Tuy nhiên, nếu phát ngôn (vô căn cứ, bịa đặt, nói láo) của một cá nhân, hay một hãng tin mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do và danh dự của người khác thì coi chừng bị kiện cho sập nghiệp luôn. Và tùy thuộc vào mức độ, người ta sẽ xử theo hình luật hoặc luật dân sự.
Ấy thế nhưng, ở xứ Thiên Đường Tây Phi Luật Tân lại đẻ ra cái gọi là Luật Báo Chí.
Theo Luật Báo Chí 2016, tại điều 4, mục 2, khoản c:
c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
Mọi người hãy để ý cụm từ "hướng dẫn dư luận xã hội".
Có nghĩa là gì?
Nghĩa là báo chí phải "nói láo". Bởi hiển nhiên rằng: Nói thật thì làm sao mà hướng dẫn được dư luận.
Và vì vậy ở VN quyền phát ngôn không phải là "tự do".
Thế nên tôi dùng từ "báo có môn bài" để nói về cái thứ lá cải ở Thiên Đường Đông Lào.
Hôm nay 16 tháng 7 năm 2020, cậu thế tử nhà này đi thi vào cấp 3, buổi sáng thi môn đầu tiên là Văn.
Buổi trưa đáng nhẽ nó phải ngủ ngon lanh để chiều nó thi môn tiếng English.
Ấy vậy mà nó ngủ không được, không phải vì nó "trúng tủ" môn văn, mà nó bị báo có "môn bài" nói láo về nó.
Nó hậm hực kể với tôi rằng: "Rõ ràng thày giáo coi thi đã hỏi: "có em nào là học sinh trường Đông Hải 1" - ấy thế mà lên báo lại thành trường chuyên Chu Văn An (trường số 1 của tỉnh)" - con trai tôi đâu có phải là đứa hợm mình mà phải nói dối về nơi nó học.
Rồi cái tên mà tôi và mẹ nó mất công nghĩ mãi để đặt cho nó thì lại bị nhét thêm cái đuôi "Bình" vào đó.
Cả buổi trưa nó cứ hậm hực và cằn nhằn "loạn cào cào nhà báo".
Có thể nhiều người cho rằng, thông cảm bọn nhà báo nó nhầm tí chết ai.
Không!
Tôi không chấp nhận!
Việc sai như vậy nó thể hiện mấy điều:
1/ Các cháu còn bé, vậy mà đã dạy các cháu nói láo.
2/ Nhà báo có quyền nói láo mà không sao.
3/ Sự thiếu chuyên nghiệp của báo chí.
4/ Luôn sẵn sàng làm ẩu khi phát ngôn.
5/ Vô trách nhiệm với người khác, vô trách nhiệm với chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét