Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Kỹ Sư Trang - GS BS Trần Đông A - Bác sỹ Quân Y Quân Lực VNCH

Bác sỹ Quân Y Quân Lực VNCH,
Những điều đáng chú ý về Bác Sỹ Trần Đông A mà báo chính thống không hề viết tới.
Y khoa Đại học đường Sài Gòn, tiền thân của ĐHYD TPHCM, nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ BS cực kỳ giỏi không thua BS Pháp, Mỹ thời gian trước tháng 4/1975 của VNCH. Trong đó đã đào tạo ra Bác sỹ Quân Y cho Quân Lực VNCH.
Chúc mừng ca mổ Song Nhi đã thành công bước đầu. Bởi vì sẽ còn theo dõi sau hậu phẫu, sẽ có ít nhiều biến chứng gây không ít khó khăn cho sự thành công mỹ mãn.
Báo chí đã tường thuật nhiều về vụ việc này. Trong đó có nhắc đến BS Trần Đông A là 1 trong 9 BS ngoại viện làm cố vấn cho cuộc phẫu thuật
Nói sơ về GS, BS Trần Đông A để các bạn biết mà báo chính thống không hề nhắc tới. Ông thông thạo Anh, Pháp. Từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp Bác sỹ trước 1975 tại Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn.
-1988, ông cùng với ê-kíp đã mổ thành công ca mổ song sinh Việt-Đức. Nên có thể nói ông là người xây dựng đầu tiên các ca mổ song sinh tại VN, từ đó có cơ sở cho ca mổ Song Nhi hôm nay. Bất cứ vấn đề gì không có người tiên phong rất khó thành công. Ngay cả vấn đề ghép tạng, VN đã cử và bỏ ra rất nhiều tiền cho các BS đi học nước ngoài nhưng không thể thành công cho tới khi có các chuyên gia nước ngoài qua VN trực tiếp chỉ dẫn từng bước một, đến hôm nay mới có cái gọi là thành công bước đầu.
Trở lại vấn đề BS Trần Đông A, ông là Bác sỹ quân y của Sư Đoàn Dù, Quân Lực VNCH. Đến tháng 4/1975, ông mang cấp bậc Thiếu Tá Bác Sỹ Quân Y, chức vụ Tiểu Đoàn Phó lúc 34 tuổi. Ông đã nổi tiếng là một BS Quân Y phẩu thuật giỏi, gan dạ, bất chấp nguy hiểm ngay tại chiến trường trong điều kiện thiếu thốn. Có lẽ vì thế ông được mang cấp bậc Thiếu Tá khi mới 34 tuổi, cũng nên nhắc lại quân lực VNCH thường cho lên lon do đúng thâm niên, hoặc có chiến công xuất sắc tại chiến trường. Mới 34 tuổi đã là Thiếu Tá là rất trẻ.
Sau 4/1975, ông bị đi tù tại trại tù Suối Máu, Biên Hòa, VN. Trại tù này dành riêng đa phần cho sĩ quan cấp Tá của Quân Lực VNCH. Sau 2 năm tù ông được trả tự do và về làm việc tại Bịnh viện Nhi Đồng.
Có lẽ do thời gian đi tù của ông ít quá nên ông không được đi Mỹ theo diện HO tại thời điểm đó? (phần này cần kiểm chứng). Bởi vì theo tài liệu để lại thì phải ít nhất 3 năm tù, sau này có một số thay đổi ngoại lệ.
Đa phần các Bác sỹ Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn sau đó bằng nhiều cách đã đi ra nước ngoài sống, hầu hết được làm việc lại ở nước ngoài và rất thành công. Khi ra nước ngoài, không đem theo bằng cấp các vị ấy vẫn được đi học lại và hành nghề lại (phần này sẽ viết sau, khi có dịp).
Người viết bài chỉ muốn nhắc lại một giai đoạn lịch sử của Y Khoa Việt Nam. Một số ít BS còn lại của Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn trước 4/1975, đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ĐHYD TPHCM. Nếu tất cả Bác sỹ cũ ở lại có lẽ dân Singapore phải đem tiền qua VN chữa bịnh chứ không phải dân giàu VN phải qua Singapore chữa bịnh.
Chúc Anh/Chị/Em bình an.
Kỹ Sư Trang.
Kỳ sau: Nói về phi công Nguyễn Thành Trung.

Không có nhận xét nào: