Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Lại nói về thực phẩm bổ sung (supplement) với tin giả (fake news)


Trước đây tôi đã từng nói nhiều về việc này rằng: Nhật Bản sản xuất rất nhiều thực phẩm bổ sung (supplement) chỉ để bán cho khách du lịch từ Tàu Chệt và VN. Bản thân người Nhật lại không hề mua, không hề dùng. Đơn giản là họ đang dùng hàng ngày những thực phẩm tươi ngon rồi thì việc gì phải đi dùng những thứ chiết suất rồi đóng thành viên. Và chất lượng thì không được đảm bảo.
Đọc bài viết dưới đây:
https://yhoccongdong.com/thongtin/thao-duoc-va-thuc-pham-chuc-nang/
Chúng ta thấy một điều rằng: Tất cả các loại thực phẩm bổ sung đều chưa được các cơ quan chức năng xác định về công dụng của nó. Mọi công dụng "tiên dược" của cái gọi là "thực phẩm chức năng" (theo cách gọi của VN) trên khắp thế giới này đều được tung ra bởi nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà quảng cáo.
Bạn hình dung là tôi đi hái về một đống các loại rau, rồi tôi chiết suất, rồi tôi đóng thành viên và tôi quảng cáo uống cái này vào thì sẽ chữa được bệnh ung thư. Theo phương pháp "cái gì chưa đúng, nói lắm, nói nhiều thì sẽ thành đúng".
Cơ quan quản lý thực phẩm muốn công bố về công dụng của một loại thực phẩm nào đó thì họ phải tiến hành nghiên cứu cho dùng thử trên một số lượng người đủ nhiều, rồi đo các chỉ số huyết học, sinh hóa trước và sau khi dùng, rồi mới đưa ra kết luận. 
Tiền và thời gian cho việc này ai chi? Không ai cả. Vậy nên họ không làm. Và do đó họ không hề nói gì về công dụng của các "tiên dược" supplement (thực phẩm bổ sung).
Bài viết được nói đến ở trên kia trên website của trang Y HỌC CỘNG ĐỒNG là một bài viết hiếm hoi thuộc thể loại trung lập. Bạn rất khó để đọc được nó, vì không ai muốn chia sẻ những bài viết trung lập như vậy.
Hầu hết người dùng internet lại luôn sẵn sàng chia sẻ những bài viết mang tính chất tung hô một loại sản phẩm nào đó, mặc dù không ai được trả thù lao cho việc đó.
Đó chính là tâm lý của con người chúng ta. Chúng ta muốn đọc được cái chúng ta mong chờ. Và chúng ta không kịp kiểm chứng, cũng không kịp nghĩ xem thông tin có bị làm giả không?
Thậm chí rất nhiều người được cho là các nhà chuyên môn cũng chưa hề có cơ hội xác minh rằng thông tin có bị làm giả hay không? Tôi nhớ có một lần hồi đó thằng con trai còn đang nằm trong bụng mẹ nó, chúng tôi được mời đi đến hội trường lớn của Viện Sản để nghe về công dụng thần thánh của một loại sữa. Lúc đó rất nhiều bác sĩ tham gia phát biểu. Và đương nhiên lúc đó tôi hoàn toàn không hề đặt ra câu hỏi rằng: Các bác sĩ này đã xác minh tính trung thực của thông tin bằng cách nào? - Ha ha... chắc chắn chỉ là đọc tài liệu mà chính các nhà tổ chức đưa cho, hoặc thậm chí là chỉ nghe các nhà tổ chức trình bày chứ không có thời gian để đọc tài liệu.

Vậy là cuối cùng: Tất cả chúng ta, kể cả những người có chuyên môn như các bác sĩ, và kể cả những người "chạy xe ôm" hay "buôn chổi đót" đều đã vô tình truyền nhau những thông tin chưa hề được kiểm chứng. Và như vậy là có thể gọi là chúng ta là những người tung tin giả FAKE NEWS một cách rất INNOCENT (ngây thơ).

Và một chuyện động trời nữa mà tôi mới biết chưa lâu, đó là các ông lớn như FACEBOOK, GOOGLE, YOUTUBE, TWITTER... đều có kiểm duyệt, và họ cũng thích mọi người chia sẻ Fake News nhiều hơn. Chính quyền VN CS cực kỳ dễ dàng ra lệnh cho Youtube và FB xóa những thứ mà họ không thích cho người khác xem.

Một báo cáo về dạng FAKE NEWS khác mà ít người đọc được:

Có thể nào nói: EM KHÔNG BIẾT, KHÔNG CÓ TỘI được không?

Không có nhận xét nào: