Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Sự phẫn uất nào hơn?! - kỷ niêm 40 ngày giặc Tàu xâm lược

Ngày 17 tháng Hai năm 2019 - tròn chĩnh 40 năm 17 tháng Hai 1979 giặc Tàu xâm lược, cướp phá, đốt nhà, giết người, hãm hiếp đàn bà trẻ em suốt một dải biên giới phía bắc.

Đúng ngày hôm nay người dân Sài Gòn tự dưng thấy lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo bị di dời và thay bằng thùng rác!




Bài

Ai đã cho dời lư hương tượng Đức Thánh Trần?

Đúng vào ngày 17/2 kỷ niệm 40 năm chiến tranh Biên Giới chống quân Trung Quốc xâm lược, người dân Sài Gòn ngỡ ngàng nhìn thấy tượng Đức Thánh Tràn Hưng Đạo -vị tướng quân có công ba lần dẹp phá quân Nguyên đã bị raò chắn, lư hương ngay trước chân tượng đã bị ai đó ra lệnh dời đi và thay vào đó là hai xe rác.

Language
Vietnamese

By

Mai Hoa

Đã có một sự có thể gọi là sentimental - đau buồn và giận dữ trên trang mạng xã hội trong ngày 17/2 năn nay.

Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, vị Đại tướng oai hùng của dân tộc Việt, người nhân dân phong Thánh vì tài đức và công lao ba lần dẹp tan quân Nguyên xâm lược vốn là nơi mà người dân thường tới thắp hương trong những ngày lễ lạc quan trọng và các sự kiện lịch sử như ngày Hải Chiến Hoàng Sa, ngày nổ ra cuộc Chiến Tranh Biên Giới, ngày Vọng Đức Thánh Trần và các ngày lễ tết

Trong ngày 17/2 năm nay đúng 40 năm nổ ra cuộc chiến tranh biên giới tàn khốc và đẫm máu khi người dân Sài Gòn đến khu vực tượng Trần Hưng Đạo thì thấy nơi này đã bị ai đó ra lệnh rào chắn, lư hương lớn nặng hơn trăm ký đã bị dời đi lúc nào, và thay vào đó là hai xe rác được đặt chắn phía trước.

Người dân cũng ghi nhận có nhiều lực lượng chìm nổi trong các sắc phục khác nhau tập hợp quanh khu vực tượng Trần Hưng Đạo.

Cả xe phá sóng cũng được đưa đến.



Ngay trước ngày 17/2 trang mạng cũng lưu truyền một văn bản đánh dấu 'Mật' được cho là gởi đi từ ngày 15/2 từ Đảng Bộ TP Hồ Chí Minh do Phó Thường Trực Nguyễn Duy Vũ ký tên đóng dấu với nội dung yêu cầu các cấp thi hành chỉ thị "không tham gia tụ tập biểu tình gây rối an ninh trật tự tại khi vực tượng đài Trản Hưng Đạo (quận 1) trong ngày Chủ Nhật 17 tháng 2 năm 2019".

Cuộc chiến tranh Biên Giới theo như BBC cho biết "Ngày 17/02/1979, vào lúc 5 giờ sáng, chừng 100 nghìn quân Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam sau các đợt pháo kích cấp tập. Đối mặt với quân Trung Quốc ban đầu chỉ là 75-80 nghìn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Việt Nam."

Theo David Dreyer viết trong 'The 1979-Sino-Vietnamese-Conflict' thì Trung Quốc đã tập trung hơn 300-400 nghìn quân thuộc 20 sư đoàn, khoảng 1.200 xe tăng cùng pháo binh, 1.500 khẩu pháo và hỏa tiễn cùng các loại vũ khí hỗ trợ. Chỉ riêng ở vùng giáp Lạng Sơn, lực Lực lượng của Quân Giải phóng của Trung Quốc (PLA) lên tới 70 nghìn quân.

Sư đoàn Sao Vàng của Việt Nam bảo vệ Lạng Sơn bị Trung Quốc bao vây, xóa sổ và Lạng Sơn bị biến thành bình địa chỉ trong vài ngày.

Đây là một cuộc chiến diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng mức độ thảm khốc và chết chóc thì rất đáng kể dù cả hai bên đều đưa ra các con số khác nhau về thương vong.

Military History Magazine cho biết Trung Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15 nghìn bị thương nhưng các nguồn Phương Tây ước tính có 28 nghìn quân Trung Quốc bị giết và 43 nghìn bị thương. Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100 nghìn thường dân bị thiệt mạng.

Không như những người lính VNCH đã hy sinh trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974, mỗi năm đến ngày này việc tưởng niệm vẫn bị chính quyền Việt Nam gây khó dễ, thế nhưng với cuộc chiến tranh Biên Giới, những người đã ngã xuống hoàn toàn là thuộc chế độ nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, việc tưởng niệm họ bị cản trở là điều không hiểu nổi nếu không muốn nói là bất bình thường.

Suốt 40 năm qua trong khi các cuộc chiến chống Mỹ và kháng Pháp được nhắc đến và được dạy trong sách giáo khoa thì cuộc chiến tranh Biên giới và những người ngã xuống đã bị quên lãng và che giấu một cách khó hiểu, rât không công bằng cho những người đã khuất,

Việc lư hương nơi tượng Đức Thánh Trần bị dời đi đúng vào ngày này là một điều bất bình thường.

Thêm vào đó, với đạo đức và truyền thống người Việt, lư hương và nơi thờ cúng Tổ Tiên là chốn tôn nghiêm, nhiều gia đình xem việc lau chùi bàn thờ là việc cần phải được làm một cách cẩn trọng và kính cẩn, thậm chí có gia đình theo nếp xư chỉ có đàn ông mới được dọn dẹp lau chùi lư hương trên bàn thờ hoặc người phải sạch sẽ mới được lau chùi quét dọn bàn thờ và người Việt thường tránh kỵ di dời lư hương.

Vì vậy việc lư hương nặng hàng trăm ký trước trượng Đức Thánh Trần bị cẩu dời di vào đúng ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến Biên Giới 17/2, khu vực tượng bị cho rào chắn và đặt xe rác phía trước là điều rất cấm kỵ rất không theo thói quen và phong tục người VIệt.

Buồn thay cách cư xử này của chính quyền Thành Phố Hồ Chí Minh.

Không có nhận xét nào: