Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Lý tính hoặc Cảm tính quyết định chúng ta đứng ở chỗ nào

Nhân xem cái clip này: Ký tự nào ích kỷ nhất trong bảng chữ cái! 




Phát hiện ra một điều khá thú vị!

Trong tiếng Việt khi muốn nói: "sau khi ăn, tôi sẽ rửa bát" thì nhất định phải có chữ TÔI ở trong câu đó.

Trong tiếng English cũng tương tự: "After eating, I will wash the dishes". Nhất định phải có chữ "I" trong đó.

Thế nhưng trong tiếng Nhật người ta cố luôn lược bỏ chủ ngữ của câu nói: ご飯を食べたあっとでお皿を洗います。(Gohan o tabeta atto de o sara o araimasu.) không hề có từ watashi (tôi) trong câu đó.

Người Nhật cho rằng, nếu cứ sử dụng từ watashi (tôi) khi không cần thiết thì chúng ta có vẻ đề cao mình quá.

Từ việc thói quen văn hóa sử dụng ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy:

1/ Người Việt luôn tự cao tự đại, dễ bị chạm tự ái cực nhanh. Cảm tính quá lớn át hết Lý tính. Chính vì thế đất nước không trưởng thành được.

2/ Dân English đề cao cái "I" và tôn trọng tự do cá nhân, phát triển Lý Tính, coi thường cảm xúc Cảm Tính, chỉ cần một mình mình thấy đúng là cứ làm, không tuân theo bầy đàn, thế nên cứ ở đâu dây đến England thì đều văn minh vượt trội.

3/ Dân Nhật thì có truyền thống làm mất đi cái "watashi" - khiến cho "trách nhiệm cộng đồng" vì mục tiêu chung là cao cả nhất. Trong quan sát thực tế, có những người Nhật rất ghét nhau, nhưng khi buộc phải hợp tác thì vẫn rất trơn tru đâu vào đấy.

Thật là kỳ diệu phải không? England và Nhật, văn hóa gần như đối lập nhưng cả hai lại đều cùng phát triển lừng lẫy!

Cuối cùng là dù có đề cao "I" hoặc cố tình loại bỏ "watashi" thì cốt lõi vẫn là Lý Tính quyết định. SURE!




Không có nhận xét nào: