Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Trường Cuốc Tế các bậc phổ thông ở xứ Vệ là một trong những quái thai của chế độ


Có một lần tôi nhờ thằng cháu ở bên Đức đến điều tra một trường quốc tế ở Hamburg - chả là tôi muốn tham khảo xem một nơi nào đó để gửi con đi học.
Sau khi đến thăm trường thằng cháu nó nói huỵch toẹt: "Trường chán lắm chú à! Với lại con nhà chú không đủ tiêu chuẩn học trường đó".
Cũng sau nhiều lần tìm hiểu về các trường quốc tế ở một vài nơi khác thì dẫn đến một tóm tắt như sau về trường quốc tế:
- Lý do hình thành trường quốc tế: Vì có nhiều người nước ngoài đến làm việc mang theo con cái, nên cần có trường cho chúng nó học.
- Học trò ở hầu hết các trường quốc tế là đa quốc tịch, dân bản địa không thích học ở đó.
- Vì là học sinh đến từ tứ phương nên chương trình học cũng chung chung chứ không thấm đẫm bản sắc văn hóa của nước bản địa. Bởi thế đương nhiên là chán hơn các trường thuần của địa phương.

Thế nhưng ở VN lại đẻ ra vô cùng nhiều trường quốc tế nhưng lại không phải để phục vụ trẻ em quốc tế, mà là để phục vụ các cháu bé Việt.
Chính vì vậy tôi xin trịnh trọng khẳng rằng: Trường quốc tế cho các bậc học phổ thông ở xứ Vệ là một trong những QUÁI THAI của chế độ.
Nó được tạo ra bởi những kẻ thân lợi ích nhóm với lòng tham vô độ chỉ quan tâm đến TIỀN. (TIỀN ai mà không tham?)
Nó được nuôi sống và phát triển nhờ vào sự NGU DỐT của những bậc phụ huynh lắm tiền. Tôi xin lỗi phải dùng NGU DỐT ở đây. Và thật sự tôi cũng đã từng NGHĨ NGU DỐT như vậy. May cho 2 đứa con tôi là mặc dù tôi NGHĨ NGU DỐT nhưng tôi không có TIỀN.
Những bậc phụ huynh lắm tiền đã NGU DỐT cho rằng trường quốc tế là cái nơi tốt nhất cho con của họ.
Chưa nói đến CHẤT LƯỢNG có đúng thật là quốc tế hay không?
Hãy cứ coi là đúng chất lượng quốc tế đi.
Nhưng một đứa trẻ lớn lên muốn trở thành người quốc tế thì trước tiên nó phải đậm đà bản sắc Việt Nam trước nhất. Nếu nó là một đứa trẻ VN mà khi bước ra quốc tế người ta hỏi "Hà Nội xưa vốn là Thăng Long nhỉ! Ai đặt tên cho Thăng Long nhỉ?" - mà nó không trả lời được. Thì người ta sẽ đánh giá nó "thằng bé này rỗng tuếch, nó chẳng biết gì về nơi nó sanh ra và lớn lên thì nó hoàn toàn vô vị”. Một kẻ vô vị thì không thể nào thành người quốc tế được.
Thế cho nên, một đứa trẻ học trường quốc tế (chất lượng quốc tế) sẽ trở nên vô vị như vậy!
Okie! Sẽ nhiều người nói với tôi rằng: “Thì học trường thường ở VN, trẻ con cũng vô vị đấy thôi.”
Vâng đúng! Đó là cái TỘI tày đình của cái bọn chánh trị gia xứ Vệ này! Chúng nó chỉ muốn nhồi sọ trẻ con những điều bịa đặt dối trá nhằm tô vẽ cho vỏ bọc hào hoa bên ngoài của chúng, để che đậy sự khốn nạn bên trong của chúng.  
Và thực ra ở xứ Vệ này có được bao nhiêu người thuộc ngành giáo dục đang làm được đúng thực sự nghề giáo “chăm sóc nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ tương lai?”
Với một chương trình giáo dục nặng nề nhồi nhét thì bao nhiêu thiên tài bẩm sanh đều bị tiêu diệt sạch bách!
QUÁI THAI! HẾT THUỐC! QUÁI THAI!


  • Nghia Tran Gần ngõ nhà anh hình như cũng có trường quốc tế mà
    1
  • Nguyen Hai An Quái thai! Hết thuốc! Là chết ... chứ!
    1
  • Lien Ho Khi chúng ta ko có sự lựa chọn nào khác thì phải chấp nhận nó thôi, dù là trường công bị nhồi sọ nhưng dân làm được gì vào lúc này? Ai can đảm cho con ở nhà? Còn trường quốc tế, nó là tư lợi nhưng ko bị nhồi sọ quá nhiều. Để chọn lựa cái gọi là đúng sai ở đây ko quan trọng nữa vì ko có sự chọn lựa. Mong rằng dù ở trường công hay trường quốc tế thì con em trước hết cần nền tảng cơ bản còn nhảy xa bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều vân đề.biết rằng dù là quốc tế thế nào đi nữa thì cũng trong khuôn khổ của nền gd của cnxh và được vẫn hành bởi những con người ấy.
    2
    • Hà Nam Ninh Vậy nó chỉ nên là TRƯỜNG TƯ THỤC thôi, sao lại đặt cái chữ QUỐC TẾ vào đó, để mục đích lòe bịp cái gì?
      1
    Viết phản hồi...

  • Hung Pham Anh Bài viết phân tích chính xác ở: 
    - Lý do hình thành trường quốc tế: Vì có nhiều người nước ngoài đến làm việc mang theo con cái, nên cần có trường cho chúng nó học.
    - Học trò ở hầu hết các trường quốc tế là đa quốc tịch, dân bản địa không thích học ở 
    đó.
    - Vì là học sinh đến từ tứ phương nên chương trình học cũng chung chung chứ không thấm đẫm bản sắc văn hóa của nước bản địa. Bởi thế đương nhiên là chán hơn các trường thuần của địa phương.
    Nhưng dùng từ hơi “Mạnh – NGU DỐT” vì Phụ huynh cho con học trường “Cuốc Té” cũng đỡ nhồi sọ, đỡ áp lực hơn và cũng vì “Thị dục huyền ngã” nữa, con ta học trường “Cuốc Té” đó (kiểu như các trường điểm, trường chuyên, lớp chọn). Công tâm xét chắc chất lượng cũng khá hơn nhưng chưa xứng với chi phí (quá cao) 
    Đồng ý nên dùng từ trường TƯ THỤC không phải “Cuốc Té”. 
    “Cuốc Té” thì đám lắm của nhiều tiền mới cho con học, còn TƯ THỤC chắc chỉ người nghèo mới cho con học thôi (bây giờ có trường Giáo dục thường xuyên, những HS rớt tốt nghiệp học) 
    Tại sao không là triết lý giáo dục Nhân Bản – Dân Tộc – Khai Phóng 
    Đáng tiếc đáng buồn là ít người có tâm với giáo dục
    1
    Viết phản hồi...

  • Do Duc Thach Thầy bóc vỏ cái khái niệm " quắc tế" cũng thấy hay hay. Nhưng không đồng tình với thầy khi qui chụp tất cả bọn có tiền cho con vào " quắc tế" chỉ vì mong con chúng thành cái này cái nọ và cho oai. Bọn muốn con thành Ngố Bảo Trâu thì chúng dành tiền đó nhồi cho con để vào trường chuyên. Mà nhiều phụ huynh như tôi biết chỉ mong bỏ tiền ra mua quãng tuổi thơ hạnh phúc cho trẻ ( không phải học thêm, phải "yêu lấy thầy", không phải tụng "người cho em tất cả là bác..Aì Bí Ci").

    Một khái niệm khá sang chảnh và đắt đỏ là 'TƯ THỤC' đã được cụ Nguyễn Trần Bạt nói đến từ trước đây. Cái ở nước Vệ nó lại thành nơi để xã hội coi là "xà bần" mới quái thai làm sao???? nó biến thành "bóng lộ" là 'bán công' or 'dân lập' . Vì môi trường xã nghĩa nên bọn 'công lập' mới lobby cho bọn 'tư thục' bị ra rìa.

Không có nhận xét nào: