SỐNG VỚI TRUNG QUỐC by Tạ Duy Anh
Bài này hơi dài chút... bà con chịu khó đọc!
Hoài Tâm
Một bài viết quá dài; song khổ nỗi nó lại không thừa lấy một từ. Rất đáng đọc và suy ngẫm...
Bài viết lâu lắm rồi; và coppy lại cũng lâu lắm rồi, nay mới peaste. Bài của Tạ Duy Anh, một Nhà văn răng hô, má hóp gốc Hà Tây, song đáng để nhiều bậc mũ cao, áo dài biết để mà biết rằng dân An Nam biết cả, chỉ tội không nói được nên lời.
Nay xin phép Nhà văn Tạ Duy Anh đăng lại, bởi thấy nó mãi mãi vẫn còn tinh khôi...
(P/s: Message của Nhà văn Tạ Duy Anh gửi người đã post (H.T): "Ô, thật là vui, tôi đang tính in thành sách, dạng handmade, hy vọng sẽ lại gặp nhau. Tôi viết (Sống với Trung Quốc- H.T) mất hơn một năm, hoàn toàn với tinh thần tự nguyện hiến kế, cũng để lòng mình nhẹ đi vì nỗi ưu tư cứ nặng như đeo đá, cảm ơn anh nhiều. Tôi dốt F lắm nên sẽ còn sơ suất, mong thứ lỗi".
Cám ơn Nhà văn đã cho phép post để mọi người cùng... hưởng!).
H.T.
Bài viết lâu lắm rồi; và coppy lại cũng lâu lắm rồi, nay mới peaste. Bài của Tạ Duy Anh, một Nhà văn răng hô, má hóp gốc Hà Tây, song đáng để nhiều bậc mũ cao, áo dài biết để mà biết rằng dân An Nam biết cả, chỉ tội không nói được nên lời.
Nay xin phép Nhà văn Tạ Duy Anh đăng lại, bởi thấy nó mãi mãi vẫn còn tinh khôi...
(P/s: Message của Nhà văn Tạ Duy Anh gửi người đã post (H.T): "Ô, thật là vui, tôi đang tính in thành sách, dạng handmade, hy vọng sẽ lại gặp nhau. Tôi viết (Sống với Trung Quốc- H.T) mất hơn một năm, hoàn toàn với tinh thần tự nguyện hiến kế, cũng để lòng mình nhẹ đi vì nỗi ưu tư cứ nặng như đeo đá, cảm ơn anh nhiều. Tôi dốt F lắm nên sẽ còn sơ suất, mong thứ lỗi".
Cám ơn Nhà văn đã cho phép post để mọi người cùng... hưởng!).
H.T.
SỐNG VỚI TRUNG QUỐC?!
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.
Tôi dựa trên nền tảng quan điểm sau:
- Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là thôn tính Biển Đông và đối thủ số một là Việt Nam.
- Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
- Một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là bất phân thắng bại nhưng là thảm hoạ cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần hoà bình.
Tôi tin rằng:
- Thượng sách là làm sao để sống hòa bình với Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền tinh thần (bao gồm chính trị, văn hóa, lối sống…)
- Hạ sách là phải lựa chọn chiến tranh, dù ngắn hay dài, bởi hệ lụy của nó thì chưa thể biết hết, nhưng điều biết trước là – do cùng chung biên giới – sau sự tan hoang, đổ máu sự căng thẳng luôn trở về đúng điểm xuất phát khi chưa xảy ra binh đao và nguy hiểm hơn là nó tiếp tục làm tăng thêm mối hằn thù dân tộc là thứ sẽ để lại hậu quả cho con cháu lâu dài.
- Tối hạ sách là quá sợ chiến tranh mà đành ôm mối nhục để kẻ thù xâu xé cương vực, nuốt dần lãnh thổ, giết hại dân lành.
Chuyên luận chia làm ba phần: Bản chất của mối quan hệ Việt-Trung; Biển Đông và những điều có thể xảy ra; và Dự đoán hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn của Việt Nam.
Tôi được khích lệ, chia sẻ ý tưởng từ nhiều người, nhất là những bạn trẻ nhiệt huyết với vận mệnh đất nước, những đồng nghiệp nhiều ưu tư nhưng vì nhiều lý do mà không thể tự do phát biểu quan điểm như tôi. Tôi xin tặng lại chuyên luận này cho họ.
Có thể những gì tôi suy nghĩ và viết ra chỉ đáng là những điều vô bổ, nông cạn hoặc là những chuyện đã biết rồi, không ai cần đọc. Nhưng tôi không vì điều đó mà nản chí bởi đây là tấm lòng của tôi với đất nước, một đất nước chưa bao giờ thôi khốn khó nhưng là nơi duy nhất tôi có thể sống và chết. Tôi cũng không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ chữ cuối cùng của chuyên luận này, tôi vẫn chưa thoát khỏi cảm giác Nghĩ mãi không ra.
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.
Tôi dựa trên nền tảng quan điểm sau:
- Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là thôn tính Biển Đông và đối thủ số một là Việt Nam.
- Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
- Một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là bất phân thắng bại nhưng là thảm hoạ cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần hoà bình.
Tôi tin rằng:
- Thượng sách là làm sao để sống hòa bình với Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền tinh thần (bao gồm chính trị, văn hóa, lối sống…)
- Hạ sách là phải lựa chọn chiến tranh, dù ngắn hay dài, bởi hệ lụy của nó thì chưa thể biết hết, nhưng điều biết trước là – do cùng chung biên giới – sau sự tan hoang, đổ máu sự căng thẳng luôn trở về đúng điểm xuất phát khi chưa xảy ra binh đao và nguy hiểm hơn là nó tiếp tục làm tăng thêm mối hằn thù dân tộc là thứ sẽ để lại hậu quả cho con cháu lâu dài.
- Tối hạ sách là quá sợ chiến tranh mà đành ôm mối nhục để kẻ thù xâu xé cương vực, nuốt dần lãnh thổ, giết hại dân lành.
Chuyên luận chia làm ba phần: Bản chất của mối quan hệ Việt-Trung; Biển Đông và những điều có thể xảy ra; và Dự đoán hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn của Việt Nam.
Tôi được khích lệ, chia sẻ ý tưởng từ nhiều người, nhất là những bạn trẻ nhiệt huyết với vận mệnh đất nước, những đồng nghiệp nhiều ưu tư nhưng vì nhiều lý do mà không thể tự do phát biểu quan điểm như tôi. Tôi xin tặng lại chuyên luận này cho họ.
Có thể những gì tôi suy nghĩ và viết ra chỉ đáng là những điều vô bổ, nông cạn hoặc là những chuyện đã biết rồi, không ai cần đọc. Nhưng tôi không vì điều đó mà nản chí bởi đây là tấm lòng của tôi với đất nước, một đất nước chưa bao giờ thôi khốn khó nhưng là nơi duy nhất tôi có thể sống và chết. Tôi cũng không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ chữ cuối cùng của chuyên luận này, tôi vẫn chưa thoát khỏi cảm giác Nghĩ mãi không ra.
PHẦN I:
BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
Kể từ cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống cho đến năm 1979, cứ cách ngắn nhất là 200, dài nhất là gần 400 năm (trung bình khoảng 250 năm) người Hán lại chủ động gây can qua với nước ta. Tất cả đều nhằm tới mục tiêu thôn tính lãnh thổ, biến nước ta thành quận huyện của họ. Nếu khẩu độ thời gian này thành quy luật, thì chúng ta đang ở vào thời kỳ Hoà Bình với Trung Quốc. Nhưng không có bất cứ điều gì đảm bảo cho nhận định đó. Tôi luôn cảm thấy chúng ta còn rất ít thời gian để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới với Trung Quốc, vượt khỏi quy luật về tần suất vừa nêu và về mức độ khốc liệt. Nói cách khác, với Trung Quốc ngày nay, mọi sự đều vô cùng khó lường. Vì thế chúng ta cần phải động não đưa ra được một đối sách để tồn tại hoà bình lâu dài bên cạnh Trung Quốc mà không mất chủ quyền lãnh thổ (trước mắt là không mất thêm vì hiện tại Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của chúng ta) và chủ quyền chính trị. Trong thời gian qua, ngoài quan điểm được nói ra mồm của chính quyền: “Tránh những hành động làm ảnh hưởng đến đại cục trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, nổi lên những xu hướng sau từ phía dân chúng trong và ngoài nước:
- Xu hướng chủ chiến muốn Việt Nam dàn quân ngay tức khắc, cụ thể là đưa tàu chiến, máy bay ra để đối lại với những hành động bắt nạt, cướp bóc và giết hại ngư dân Việt Nam mà phía Trung Quốc thực hiện, khi điều kiện cho phép có thể dùng vũ lực đánh chiếm lại quần đảo Hoàng Sa và những vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Xu hướng này cũng lập tức kết tội chính quyền hiện tại hèn nhát, bán nước, làm tay sai cho Trung Quốc và yêu cầu họ nhường quyền lãnh đạo đất nước cho những lực lượng khác. Trong khi chưa thể chỉ ra lực lượng khác ấy là lực lượng nào, những người theo xu hướng này có lẽ cũng đã quên rằng, phần quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 là từ quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đồng minh số 1 của Hoa Kỳ lúc ấy, khiến hơn 60 chiến sĩ hải quân là con dân nước Việt bị bắn chết một cách tức tưởi trong cảm hứng vô cùng dã man của kẻ thù. Với một hạm đội khổng lồ của ông bạn lớn Hoa Kỳ nằm cách đó vài chục km, với rất nhiều vũ khí hiện đại, nếu người Việt (cụ thể là chính quyền miền Nam lúc ấy) định dàn quân giành lại Hoàng Sa thì không còn cơ hội nào tốt hơn chính thời điểm đó. Thực tế này với chính sách bị coi là nhu nhược của chính quyền hiện tại như một số người quy kết, là hai vấn đề khác nhau và mỗi vấn đề đều cần phải làm rõ, rạch ròi, công bằng trước lịch sử.
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn muốn dựa vào tinh thần dân tộc, tinh thần bài Hán để thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Giới hạn của xu hướng này là công khai đối đầu với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, thậm chí nếu cần thì cắt đứt bang giao, sẵn sàng cho một cuộc đánh trả bằng quân sự. Xu hướng này gây sức ép với chính quyền để họ phải tỏ rõ thái độ chống lại Trung Quốc bằng lời lẽ và hành động ngay lập tức.
Nếu sau mọi chuyện, sáng dậy mở mắt ra chúng ta đã không còn là láng giềng của Trung Quốc thì chẳng có gì phải bàn nhiều.
Thực ra dưới thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn, quan hệ Việt-Trung là thể hiện rõ ràng nhất của xu hướng này, với đỉnh cao của cuộc đối đầu là trận chiến biên giới năm 1979, kéo dài 30 ngày trên lý thuyết nhưng phải hơn 7 năm sau mới chấm dứt được sự đổ máu, sau khi để lại một biên giới tan hoang và một nền kinh tế kiệt quệ. Đấy là chưa kể thiệt hại lớn nhất về nhân mạng mà con số chắc chắn là nhiều vạn người vẫn còn trong vòng bí mật quốc gia!
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa mềm dẻo muốn Việt Nam độc lập với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao để tự chủ quan hệ đồng minh với những quốc gia có chung lợi ích chiến lược ở Biển Đông, số 1 là Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc không dám cậy mạnh lấn lướt mà phải lựa chọn sự hữu hảo bình đẳng. Mặt khác nhà cầm quyền cần từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa như một mặc định vô lý, nhanh chóng dân chủ hoá đất nước theo tấm gương của một số quốc gia phát triển trong khu vực để nâng cao sức mạnh dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, tiến tới đưa nước ta thành một cường quốc kinh tế, quân sự… Khi đó nền hoà bình với Trung Quốc sẽ tự nhiên được thiết lập và có cơ sở để bền chắc và có cơ hội để đòi lại những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Hàng loạt kiến nghị, tuyên bố… của những nhân sĩ, trí thức, công, nông, binh… trong thời gian qua là theo xu hướng này. Cùng với đó là những đợt người dân hai thành phố lớn xuống đường giương biểu ngữ phản đối Trung Quốc khi có sự cố nào đó họ gây ra trên Biển Đông.
Đây là xu hướng trước sau đất nước cũng phải lựa chọn, bởi nó mang tính tất yếu về mặt phát triển, đáp ứng nhiều nhất lợi ích của dân tộc trên mọi phương diện. Tuy nhiên khi tiếp cận ở một vài vấn đề then chốt vẫn còn hấp tấp, thiếu đi độ lạnh của lý trí, sự điềm tĩnh cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Chính vì thế nhiều ý tưởng đầy trách nhiệm với quốc gia, xuất phát từ những tấm lòng lớn với xã tắc, lại bị lồng trong cái vỏ của thứ ngôn ngữ chỉ dùng khi chửi bới, miệt thị, chế nhạo khiến mất đi tính đối thoại, rất đáng tiếc. Ngoài ra, vì để cho sự bức xúc chi phối mà nhiều ý kiến thành tâm bị mọi người hiểu sai, dẫn đến tác giả của nó bị vùi dập không thương xót, cũng làm mất đi không khí bàn bạc, tôn trọng nhau mà đáng ra giới trí thức phải gương mẫu duy trì (*). Với cá nhân tôi, những gì xảy ra giữa một bộ phận người dân với chính quyền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là với Nhà nước Việt Nam thời gian qua là một bi kịch dân tộc. Trong khi kẻ thù đang lăm le ăn sống nuốt tươi lãnh thổ của Tổ Quốc, thì nội bộ Dân tộc lại bị phân tán. Tôi phản đối mạnh mẽ cách thức hành xử của chính quyền khi đàn áp biểu tình, tấn công các blogger có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Hành xử như vậy cho thấy chính quyền thiếu tự tin về trí tuệ nhưng lại quá tự mãn, ngạo mạn với vai trò và quyền lực của mình. Chính quyền không thể cho mình cái quyền không cần đối thoại với dân chúng mà chỉ một mực đòi họ tuyệt đối tin tưởng, trước một vấn đề nước sôi lửa bỏng như vấn đề chủ quyền và sinh mệnh đồng bào. Họ là những người dân bình thường, không thể đòi hỏi họ cũng phải tư duy như những chính khách và càng không thể vì thiếu tư duy ấy mà họ bị khép tội. Họ có quyền lo lắng cho đất nước và cần biết niềm tin của họ có cơ sở hay không và đang đặt vào đâu. Ngay cả khi phải giữ bí mật, phải đóng kịch với Trung Quốc để không phá vỡ sách lược nào đó không cần phải cho người dân biết, thì vẫn có cách chuyển tải điều đó cho dân chúng. Sự vụng về thì có thể thông cảm được chứ rất khó mà chia sẻ với cái kiểu “bí thí tốt” như đã xảy ra.
Nhưng mặt khác cũng phải nói một sự thật rằng, chúng ta không thể đối phó được âm mưu của Trung Quốc muốn chiếm vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa nếu chỉ bằng những cuộc biểu tình trên đường phố hoặc những lời hô hào trên Internet. Đánh thức lòng yêu nước, sự cảnh giác của mọi tầng lớp dân chúng trước âm mưu Hán hoá mà Trung Quốc đang tiến hành với Việt Nam là cần thiết, thậm chí cấp thiết hơn bao giờ hết và chắc chắn còn có nhiều cách khác nữa. Nhưng sự tỉnh táo sau đó để giải mã hành động của Trung Quốc rồi đưa ra đối sách khôn ngoan mới là thứ cần thiết hơn. Chúng ta không sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc – nếu nó xảy ra – không có nghĩa rằng chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên bên bờ vực chiến tranh. Những lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy rải rác đâu đó, là vô cùng thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Nếu ai đó ở Trung Quốc cũng nuôi quan điểm như vậy với Việt Nam, cho dù họ ở thế nước lớn gấp 30 lần chúng ta, cũng đáng bị coi là thiển cận.
Một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta (và không chỉ chúng ta, ngay nước Mỹ, nước Nhật…) phải tìm mọi cách để tránh khi còn có thể. Bản thân Trung Quốc cũng phải làm điều tương tự với các láng giềng của họ, ngoại trừ họ ảo tưởng mù quáng về sức mạnh hoặc có kẻ nào đó trong giới chóp bu tại Bắc Kinh lại thích cá cược với lịch sử. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó, tức là cố gắng hoà hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, Triều đình Nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ huỷ diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người đó chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt. Rút cuộc vua tôi nhà Trần đã khiến kẻ thù phải bạc tóc hàng trăm năm sau mỗi khi nhớ lại cuộc xâm lược nhục nhã đó. Bởi vì nhà Trần có những vị vua vô cùng anh minh, lại khiêm nhường (những người còn tin có thần Phật, trời đất đều khiêm nhường), biết coi sinh mệnh của xã tắc cao hơn sĩ diện cá nhân, sĩ diện của triều đại. Nhà vua dám nói lên suy nghĩ của mình, dám thú nhận với bá tính sự kém cỏi, thiếu tự tin của mình trước một kẻ thù quá mạnh (dám thú nhận sự kém cỏi của mình chưa bao giờ là người kém cỏi!), cần đến các hiền tài dân tộc, cần tiếng nói quyết định của mọi tầng lớp nhân dân. Chính nhờ ở tinh thần “bóp nát quả cam”, ở những lời nói khẳng khái “Đầu thần còn trên cổ thì hoàng thượng chớ lo”, “Nếu định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”… mà Triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời. Có những bậc minh quân như vậy, những người biết chọn đối thoại, biết lắng nghe thay vì đối đầu với dân chúng, làm sao kẻ thù có thể thắng được.
Giờ đây là lúc cả dân tộc cần đến một sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông minh, trong sạch hơn bao giờ hết. Bởi vì vận mạng của dân tộc, sự tồn vong của xã tắc chưa bao giờ bị đặt vào thế chông chênh như hiện tại. Kẻ thù ngày nay không phải là những đạo quân công khai tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ mãng, ép con dân Việt phải cầm vũ khí. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt bạn bè, thậm chí còn là những người có cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại lịch sự nhất. Kẻ thù trước đây đặt chúng ta vào tình thế hoặc đánh lại hoặc bị tiêu diệt. Kẻ thù ngày nay tạo cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và cùng phát triển, vì một mục tiêu cao cả cùng hướng tới. Nhưng trên thực tế, chưa khi nào nước ta bị xâm lược ở quy mô lớn và toàn diện như hiện nay. Chưa khi nào nguy cơ lại rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang của dân tộc chúng ta hiển nhiên như hiện tại. Vì vậy con dân nước Việt mà đại diện của nó là giới trí thức, phải thật tỉnh táo để không gây ra trạng thái rối trí.
Chúng ta phải xác định ngay với nhau rằng, Trung Quốc là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra. Quan hệ Việt-Trung bỗng nồng ấm tình anh em khi người Pháp và liền sau là Mỹ quyết chia cắt Việt Nam để “ngăn cơn sóng đỏ”. Không thể trách những nhà chính trị miền Bắc thời ấy khi họ buộc phải dựa vào Trung Quốc (giống như những nhà chính trị của chính thể Việt Nam Cộng hoà phải dựa vào Hoa Kỳ) cho dù không ít người nhận ra bên trong những kiện hàng viện trợ là một tính toán lâu dài về lãnh thổ và lợi ích quốc gia của người Hán. Họ (bao gồm cả hai phía) đáng trách ở chỗ đã ngạo mạn đánh đồng các mục tiêu chính trị có tính đảng phái dựa trên những chủ thuyết chính trị, với các mục tiêu dân tộc vốn cao hơn, thiêng liêng hơn mọi ý thức hệ. Vì thế, người Việt nên trách nhau một cách nghiêm khắc thì công bằng hơn. Chúng ta đã thất bại quá lâu cho một cuộc hoà giải dân tộc (**) (giờ này vẫn chưa hết thất bại!), tạo cơ hội cho các loại ngoại bang nhảy vào xâu xé, chia chác, tự tiện đưa ra những quyết định theo ý họ trên lưng người Việt. Hàng triệu con cháu của bà Âu Cơ bị chính người anh em, đồng bào của họ giết chết bởi vũ khí ngoại bang, là điều khủng khiếp nhất của lịch sử đất nước và các thế hệ tương lai phải tiếp tục suy ngẫm về cơn bĩ cực đau thương đó. Trong số những ngoại bang ấy thì Trung Quốc là ẩn số lớn nhất, chứ không phải Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc mạnh mẽ viện trợ chiến tranh cho Bắc Việt Nam nhưng lại không muốn thấy một nướcViệt Nam thống nhất, là bằng chứng rõ ràng nhất về điều đó. Họ muốn người Việt tàn sát nhau cho tới người cuối cùng để dễ bề nuốt gọn cái dải đất phía Nam mà hàng ngàn năm ông cha họ không thực hiện được, hoặc ít ra cũng biến thành cái đệm an ninh như họ đang đạt được với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc là bậc thầy thiên hạ về khả năng giấu kín những mục tiêu chiến lược của mình. Những lời dạy của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời” đã nói rõ bản chất của nền chính trị Trung Hoa hiện đại. Giấu mình khi chưa đủ mạnh. Chờ thời cơ chín muồi, trong đó Trung Quốc đã là cường quốc, trong khi những cường quốc khác suy yếu, sẽ làm một cuộc trỗi dậy, đánh úp thiên hạ để rửa nhục cho những thất bại triền miên của dân tộc Trung Hoa (không phải chỉ thất bại trước người Việt). Thực ra đây là một tư tưởng nguy hiểm cho thế giới, đặc biệt với những nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Và cũng chính thủ đoạn đầy tinh thần Đại Hán đó đã xác định bản chất của mối quan hệ không chỉ Việt-Trung mà cả giữa Trung Quốc với thế giới.
Chưa khi nào Trung Quốc ngạo mạn và tự tin vào sức mạnh của họ như hiện nay.
May mắn lớn nhất là đến giờ này chúng ta vẫn chưa bị Hán hoá! Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào bị đô hộ tới cả ngàn năm mà lại vẫn sống sót với tư cách một dân tộc, để rồi sau đó phát triển thành một quốc gia, như Việt Nam. Đó là bi kịch khủng khiếp cho cả hai phía. Trong khi chúng ta bị dồn đuổi, bị áp bức, bị lệ thuộc, thì kẻ đô hộ cũng chẳng sung sướng gì. Sau một ngàn năm, việc người Hán đành phải nuốt hận dừng chân trên đường chinh phạt xuống phía Nam, chấp nhận có một quốc gia bé hơn họ gần ba mươi lần về diện tích, sống bên cạnh như một láng giềng, mà lại là láng giềng bướng bỉnh, là nỗi hổ thẹn không dễ gì quên đi được. Bằng chứng là từ khi nhà nước Đại Việt ra đời cho đến cuối thế kỷ 20, tức là 1000 năm sau đó, họ đã tám lần xua binh hùng tướng mạnh, lần lượt đối đầu với sáu triều đại chính của Việt Nam, quyết rửa nỗi nhục đế quốc mà vẫn không thành. Điều đó xác lập nên mối quan hệ lịch sử trớ trêu và bi thảm giữa chúng ta và Trung Quốc. Mỗi lần Trung Quốc muốn làm cỏ nước Nam, thì thêm mỗi lần họ phải nuốt xuống sâu hơn nỗi nhục thất bại. Nỗi nhục đó là nỗi nhục Quốc truyền. Ý thức rõ không thể tránh được Trung Quốc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tìm ra một triết lý sinh tồn bên cạnh người láng giềng khổng lồ và chưa bao giờ hết tham vọng lãnh thổ, đó là “thần phục giả vờ” (chữ của cố giáo sư Trần Quốc Vượng). Nghĩa là bề ngoài cha ông ta luôn tỏ vẻ thần phục Bắc triều với các hình thức dâng lễ vật hàng năm, bẩm báo một cách hình thức những việc trọng đại, chấp nhận chịu lễ phong vương (tức là chấp nhận thuộc quốc về mặt hình thức)… Thậm chí sau mỗi cuộc chiến, dù mình là người chính nghĩa và chiến thắng, nhưng – như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và sau này là Quang Trung đã làm – vẫn giành cho kẻ thù chút sĩ diện để nó không quá nhục mà trở nên điên cuồng. Nhưng bên trong thì lúc nào cha ông ta cũng giữ độc lập, bình đẳng với Trung Quốc trong mọi việc, sẵn sàng – cả về tinh thần (đoàn kết dân tộc) lẫn vật chất (rèn luyện binh sĩ, vũ khí, chẳng hạn chính sách “ngụ binh ư nông”… hoàn toàn chỉ để đối phó với Trung Quốc) – để cho gã khổng lồ nếm tiếp nỗi nhục thất bại nếu nó lại gây can qua. Về phía các triều đại Trung Quốc, một mặt họ cay đắng chấp nhận sự thần phục mà họ biết rõ là vờ vĩnh đó, một mặt họ không nguôi tìm cách xóa xổ nước Việt ở phương Nam, khi điều kiện cho phép. Điều kiện đó là khi nước nhà ta suy yếu hay lủng củng về nội bộ. Điều kiện đó còn là khi các triều đại của Trung Hoa tiếm quyền nhau và muốn lấy lòng dân chúng, muốn chứng tỏ họ hùng mạnh, muốn mở mang cương vực (thời điểm hiện tại có vẻ như đang hội đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài như vậy!). Họ đã thành công với hầu hết các nước nhỏ ở phía Tây, phía Bắc nhưng chưa bao giờ làm được điều tương tự khi quay xuống phương Nam. Vì thế, sự ngang nhiên tồn tại một nhà nước của một trong số những tộc Việt không thể tiêu diệt, chính là nỗi hận truyền đời của người Hán. Vì những mục tiêu lâu dài, trong một số điều kiện không thể chủ động, Trung Quốc buộc phải làm chỗ dựa cho Việt Nam trong một thời gian. Đây là một phần của sự thật lịch sử bang giao hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự thật này có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng bên trong vẫn là cái hạt đắng đót kết lại từ hàng ngàn năm quá khứ mà chính sách trắng của Bộ ngoại giao Việt Nam năm 1979 đã chỉ ra. Cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1978 với chế độ đồ tể Pônpốt và cuộc chiến phía Bắc năm 1979 với bậc thầy của hắn ta, tuy với hai quốc gia khác nhau nhưng đều có một điểm xuất phát từ Bắc Kinh. Nó là nút thắt định mệnh mỗi 250 năm (chính xác chỉ có 190 năm, kể từ cuộc xâm lược của nhà Thanh, là khẩu độ thời gian ngắn nhất) của lịch sử chưa bao giờ hữu hảo thật sự giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giờ đây, cho dù được khoác bằng những chữ vàng về tình anh em, được tô son trát phấn bởi đủ thứ mỹ tự, thì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, trên thực tế là quan hệ giữa một con mãnh thú luôn đói mồi với một con nhím chỉ muốn yên thân nhưng bất khuất, đầy kinh nghiệm thoát hiểm và có khả năng làm đối phương phải tổn thương. Người Trung Quốc có thể cũng rất muốn có sự yên ổn ở phía Nam, nhưng với điều kiện các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải – đặc biệt là lãnh hải – của họ phải được thoả mãn. Mà điều vô lý theo kiểu sô-vanh đó thì không bao giờ được chấp nhận, một khi người Việt chưa diệt vong. Vì vậy, mọi sự hữu hảo giữa hai đảng, hai nước, hai dân tộc… chỉ là sự vờ vịt mà cả hai bên đều đọc thấy hết những gì thật sự ẩn chứa bên trong, sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ, ít nhất là chừng nào chúng ta còn chưa giành lại được Hoàng Sa, hoặc chừng nào Trung Quốc chưa trở thành một cường quốc dân chủ, có trách nhiệm và do đó từ bỏ tham vọng ngông cuồng, đầy ảo tưởng thể hiện trên bản đồ lãnh hải hình lưỡi bò.
Có thể đã thừa căn cứ để nói rằng: Không ai mong muốn làm láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc như những gì thế giới chứng kiến ở họ. To lớn như nước Nga hay Ấn Độ họ cũng không thích thú gì có một ông bạn thâm hiểm, tham tàn và khó lường như Trung Quốc ở bên cạnh. Trong nửa sau thế kỷ 20, Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp gây chiến tranh với hầu hết bạn bè lân bang, đúng tinh thần của Binh pháp Tôn Tử: “Viễn giao, cận công”. Vì thế, số phận quả là khắc nghiệt đã đặt chúng ta bên cạnh Trung Quốc, lại ở phía dễ tổn thương nhất. Việc thất bại trong quá trình đồng hoá và xâm lược Việt Nam suốt hai ngàn năm, chưa phải là bài học cuối cùng cần khép lại vĩnh viễn với người Trung Quốc. Họ sẵn sàng theo đuổi tiếp hai ngàn năm nữa để thực hiện mục tiêu đó. Mấy chục năm hữu hảo, mấy trăm triệu đô la viện trợ để chúng ta có thể “đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng” chỉ là bước đi nhỏ, của một tính toán dài hạn, lạnh lùng, không thay đổi một li một lai mà người Trung Quốc vạch ra chi tiết cho việc thôn tính chúng ta. Xét về mọi khía cạnh thì đây là một thực tế bi thảm mà chúng ta phải đối mặt. Bi thảm vì chúng ta luôn ở thế lép vế so với họ; bi thảm vì chúng ta không có quyền lựa chọn không gian sống khác; bi thảm vì dân tộc chúng ta là một dân tộc quật cường, hoặc sống hoặc chết chứ không trở thành họ, càng không trở thành một bộ phận dơ dáy của họ. Bi thảm còn vì chúng ta không thể nhắm mắt lại rồi hy vọng khi mở ra đã ở bên một nước khác không phải Trung Quốc. Chúng ta, trong bất cứ khoảnh khắc nào đều không được phép sao lãng công việc để ý ông bạn láng giềng. Bỗng dưng nó mạnh lên là phải cảnh giác. Nhưng đột nhiên nó có nguy cơ tan vỡ cũng lại là mối nguy hiểm. Thấy họ cãi nhau với người hàng xóm khác (chẳng hạn như những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Philippines), phải nghĩ ngay đến việc họ đang giương đông kích tây, đánh lừa dư luận khỏi chú ý đến mục tiêu chính ở Biển Đông, tức là có thể bất ngờ đánh úp mình bất cứ lúc nào.
Nhưng có lẽ bi thảm nhất là vô tình chúng ta đóng vai trò vật cản tự nhiên của tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Đây là thực tế phũ phàng xác định tính thực chất lâu dài cho mối quan hệ Việt-Trung.
Nói gọn lại, chừng nào Trung Quốc còn nuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông, chừng nào Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, tìm cách gặm dần Trường Sa của Việt Nam, chừng nào người Việt Nam còn không chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc trên một phần lãnh thổ, không chấp nhận sự lệ thuộc tinh thần, thì chừng đó quan hệ Việt-Trung là quan hệ của hai đối thủ, mọi sự hữu hảo chỉ là tạm thời và vờ vĩnh. Thực chất của mối quan hệ đó là bên này tìm cách cô lập, làm suy yếu bên kia càng nhiều càng tốt (trên thực tế điều này chỉ đang diễn ra một chiều, từ phía Trung Quốc). Với Trung Quốc là cả một chiến lược toàn diện, dài hạn, nhất quán, được chuẩn bị kỹ với tầm nhìn hàng trăm năm từ chuẩn bị lực lượng quân sự, chèn ép về buôn bán, giao thương, xâm lược văn hoá, quấy nhiễu, gây rối an ninh, áp đặt dư luận bằng quy mô tuyên truyền lớn, thao túng hàng hoá, tiền tệ, công nghệ, làm suy thoái nòi giống Việt (***)… không thể kể hết, đến những can dự vào chính trị, chia rẽ nội bộ, kiềm toả về ngoại giao, kinh tế, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, … Còn về phía Việt Nam, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là tỉnh táo thoát khỏi những mưu mô đó của Trung Quốc, tận dụng thời cơ trong đó có cả những mâu thuẫn giữa các cường quốc để phát triển. Về phần Trung Quốc, họ nắm toàn bộ sự chủ động, có thể đề ra luật chơi theo ý mình nhưng tuyệt đối không phải vì thế mà họ có quyền định đoạt. Về phần mình, chúng ta bắt buộc phải sống bên cạnh họ – nhiều người có vẻ không nhớ thực tế đơn giản này – đành ở vào thế phải nương theo và vì vậy chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc bằng một đối sách khôn ngoan.
(Còn nữa)
TẠ DUY ANH.
- Xu hướng chủ chiến muốn Việt Nam dàn quân ngay tức khắc, cụ thể là đưa tàu chiến, máy bay ra để đối lại với những hành động bắt nạt, cướp bóc và giết hại ngư dân Việt Nam mà phía Trung Quốc thực hiện, khi điều kiện cho phép có thể dùng vũ lực đánh chiếm lại quần đảo Hoàng Sa và những vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Xu hướng này cũng lập tức kết tội chính quyền hiện tại hèn nhát, bán nước, làm tay sai cho Trung Quốc và yêu cầu họ nhường quyền lãnh đạo đất nước cho những lực lượng khác. Trong khi chưa thể chỉ ra lực lượng khác ấy là lực lượng nào, những người theo xu hướng này có lẽ cũng đã quên rằng, phần quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 là từ quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đồng minh số 1 của Hoa Kỳ lúc ấy, khiến hơn 60 chiến sĩ hải quân là con dân nước Việt bị bắn chết một cách tức tưởi trong cảm hứng vô cùng dã man của kẻ thù. Với một hạm đội khổng lồ của ông bạn lớn Hoa Kỳ nằm cách đó vài chục km, với rất nhiều vũ khí hiện đại, nếu người Việt (cụ thể là chính quyền miền Nam lúc ấy) định dàn quân giành lại Hoàng Sa thì không còn cơ hội nào tốt hơn chính thời điểm đó. Thực tế này với chính sách bị coi là nhu nhược của chính quyền hiện tại như một số người quy kết, là hai vấn đề khác nhau và mỗi vấn đề đều cần phải làm rõ, rạch ròi, công bằng trước lịch sử.
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn muốn dựa vào tinh thần dân tộc, tinh thần bài Hán để thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Giới hạn của xu hướng này là công khai đối đầu với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, thậm chí nếu cần thì cắt đứt bang giao, sẵn sàng cho một cuộc đánh trả bằng quân sự. Xu hướng này gây sức ép với chính quyền để họ phải tỏ rõ thái độ chống lại Trung Quốc bằng lời lẽ và hành động ngay lập tức.
Nếu sau mọi chuyện, sáng dậy mở mắt ra chúng ta đã không còn là láng giềng của Trung Quốc thì chẳng có gì phải bàn nhiều.
Thực ra dưới thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn, quan hệ Việt-Trung là thể hiện rõ ràng nhất của xu hướng này, với đỉnh cao của cuộc đối đầu là trận chiến biên giới năm 1979, kéo dài 30 ngày trên lý thuyết nhưng phải hơn 7 năm sau mới chấm dứt được sự đổ máu, sau khi để lại một biên giới tan hoang và một nền kinh tế kiệt quệ. Đấy là chưa kể thiệt hại lớn nhất về nhân mạng mà con số chắc chắn là nhiều vạn người vẫn còn trong vòng bí mật quốc gia!
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa mềm dẻo muốn Việt Nam độc lập với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao để tự chủ quan hệ đồng minh với những quốc gia có chung lợi ích chiến lược ở Biển Đông, số 1 là Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc không dám cậy mạnh lấn lướt mà phải lựa chọn sự hữu hảo bình đẳng. Mặt khác nhà cầm quyền cần từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa như một mặc định vô lý, nhanh chóng dân chủ hoá đất nước theo tấm gương của một số quốc gia phát triển trong khu vực để nâng cao sức mạnh dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, tiến tới đưa nước ta thành một cường quốc kinh tế, quân sự… Khi đó nền hoà bình với Trung Quốc sẽ tự nhiên được thiết lập và có cơ sở để bền chắc và có cơ hội để đòi lại những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Hàng loạt kiến nghị, tuyên bố… của những nhân sĩ, trí thức, công, nông, binh… trong thời gian qua là theo xu hướng này. Cùng với đó là những đợt người dân hai thành phố lớn xuống đường giương biểu ngữ phản đối Trung Quốc khi có sự cố nào đó họ gây ra trên Biển Đông.
Đây là xu hướng trước sau đất nước cũng phải lựa chọn, bởi nó mang tính tất yếu về mặt phát triển, đáp ứng nhiều nhất lợi ích của dân tộc trên mọi phương diện. Tuy nhiên khi tiếp cận ở một vài vấn đề then chốt vẫn còn hấp tấp, thiếu đi độ lạnh của lý trí, sự điềm tĩnh cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Chính vì thế nhiều ý tưởng đầy trách nhiệm với quốc gia, xuất phát từ những tấm lòng lớn với xã tắc, lại bị lồng trong cái vỏ của thứ ngôn ngữ chỉ dùng khi chửi bới, miệt thị, chế nhạo khiến mất đi tính đối thoại, rất đáng tiếc. Ngoài ra, vì để cho sự bức xúc chi phối mà nhiều ý kiến thành tâm bị mọi người hiểu sai, dẫn đến tác giả của nó bị vùi dập không thương xót, cũng làm mất đi không khí bàn bạc, tôn trọng nhau mà đáng ra giới trí thức phải gương mẫu duy trì (*). Với cá nhân tôi, những gì xảy ra giữa một bộ phận người dân với chính quyền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là với Nhà nước Việt Nam thời gian qua là một bi kịch dân tộc. Trong khi kẻ thù đang lăm le ăn sống nuốt tươi lãnh thổ của Tổ Quốc, thì nội bộ Dân tộc lại bị phân tán. Tôi phản đối mạnh mẽ cách thức hành xử của chính quyền khi đàn áp biểu tình, tấn công các blogger có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Hành xử như vậy cho thấy chính quyền thiếu tự tin về trí tuệ nhưng lại quá tự mãn, ngạo mạn với vai trò và quyền lực của mình. Chính quyền không thể cho mình cái quyền không cần đối thoại với dân chúng mà chỉ một mực đòi họ tuyệt đối tin tưởng, trước một vấn đề nước sôi lửa bỏng như vấn đề chủ quyền và sinh mệnh đồng bào. Họ là những người dân bình thường, không thể đòi hỏi họ cũng phải tư duy như những chính khách và càng không thể vì thiếu tư duy ấy mà họ bị khép tội. Họ có quyền lo lắng cho đất nước và cần biết niềm tin của họ có cơ sở hay không và đang đặt vào đâu. Ngay cả khi phải giữ bí mật, phải đóng kịch với Trung Quốc để không phá vỡ sách lược nào đó không cần phải cho người dân biết, thì vẫn có cách chuyển tải điều đó cho dân chúng. Sự vụng về thì có thể thông cảm được chứ rất khó mà chia sẻ với cái kiểu “bí thí tốt” như đã xảy ra.
Nhưng mặt khác cũng phải nói một sự thật rằng, chúng ta không thể đối phó được âm mưu của Trung Quốc muốn chiếm vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa nếu chỉ bằng những cuộc biểu tình trên đường phố hoặc những lời hô hào trên Internet. Đánh thức lòng yêu nước, sự cảnh giác của mọi tầng lớp dân chúng trước âm mưu Hán hoá mà Trung Quốc đang tiến hành với Việt Nam là cần thiết, thậm chí cấp thiết hơn bao giờ hết và chắc chắn còn có nhiều cách khác nữa. Nhưng sự tỉnh táo sau đó để giải mã hành động của Trung Quốc rồi đưa ra đối sách khôn ngoan mới là thứ cần thiết hơn. Chúng ta không sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc – nếu nó xảy ra – không có nghĩa rằng chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên bên bờ vực chiến tranh. Những lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy rải rác đâu đó, là vô cùng thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Nếu ai đó ở Trung Quốc cũng nuôi quan điểm như vậy với Việt Nam, cho dù họ ở thế nước lớn gấp 30 lần chúng ta, cũng đáng bị coi là thiển cận.
Một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta (và không chỉ chúng ta, ngay nước Mỹ, nước Nhật…) phải tìm mọi cách để tránh khi còn có thể. Bản thân Trung Quốc cũng phải làm điều tương tự với các láng giềng của họ, ngoại trừ họ ảo tưởng mù quáng về sức mạnh hoặc có kẻ nào đó trong giới chóp bu tại Bắc Kinh lại thích cá cược với lịch sử. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó, tức là cố gắng hoà hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, Triều đình Nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ huỷ diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người đó chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt. Rút cuộc vua tôi nhà Trần đã khiến kẻ thù phải bạc tóc hàng trăm năm sau mỗi khi nhớ lại cuộc xâm lược nhục nhã đó. Bởi vì nhà Trần có những vị vua vô cùng anh minh, lại khiêm nhường (những người còn tin có thần Phật, trời đất đều khiêm nhường), biết coi sinh mệnh của xã tắc cao hơn sĩ diện cá nhân, sĩ diện của triều đại. Nhà vua dám nói lên suy nghĩ của mình, dám thú nhận với bá tính sự kém cỏi, thiếu tự tin của mình trước một kẻ thù quá mạnh (dám thú nhận sự kém cỏi của mình chưa bao giờ là người kém cỏi!), cần đến các hiền tài dân tộc, cần tiếng nói quyết định của mọi tầng lớp nhân dân. Chính nhờ ở tinh thần “bóp nát quả cam”, ở những lời nói khẳng khái “Đầu thần còn trên cổ thì hoàng thượng chớ lo”, “Nếu định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”… mà Triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời. Có những bậc minh quân như vậy, những người biết chọn đối thoại, biết lắng nghe thay vì đối đầu với dân chúng, làm sao kẻ thù có thể thắng được.
Giờ đây là lúc cả dân tộc cần đến một sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông minh, trong sạch hơn bao giờ hết. Bởi vì vận mạng của dân tộc, sự tồn vong của xã tắc chưa bao giờ bị đặt vào thế chông chênh như hiện tại. Kẻ thù ngày nay không phải là những đạo quân công khai tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ mãng, ép con dân Việt phải cầm vũ khí. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt bạn bè, thậm chí còn là những người có cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại lịch sự nhất. Kẻ thù trước đây đặt chúng ta vào tình thế hoặc đánh lại hoặc bị tiêu diệt. Kẻ thù ngày nay tạo cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và cùng phát triển, vì một mục tiêu cao cả cùng hướng tới. Nhưng trên thực tế, chưa khi nào nước ta bị xâm lược ở quy mô lớn và toàn diện như hiện nay. Chưa khi nào nguy cơ lại rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang của dân tộc chúng ta hiển nhiên như hiện tại. Vì vậy con dân nước Việt mà đại diện của nó là giới trí thức, phải thật tỉnh táo để không gây ra trạng thái rối trí.
Chúng ta phải xác định ngay với nhau rằng, Trung Quốc là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra. Quan hệ Việt-Trung bỗng nồng ấm tình anh em khi người Pháp và liền sau là Mỹ quyết chia cắt Việt Nam để “ngăn cơn sóng đỏ”. Không thể trách những nhà chính trị miền Bắc thời ấy khi họ buộc phải dựa vào Trung Quốc (giống như những nhà chính trị của chính thể Việt Nam Cộng hoà phải dựa vào Hoa Kỳ) cho dù không ít người nhận ra bên trong những kiện hàng viện trợ là một tính toán lâu dài về lãnh thổ và lợi ích quốc gia của người Hán. Họ (bao gồm cả hai phía) đáng trách ở chỗ đã ngạo mạn đánh đồng các mục tiêu chính trị có tính đảng phái dựa trên những chủ thuyết chính trị, với các mục tiêu dân tộc vốn cao hơn, thiêng liêng hơn mọi ý thức hệ. Vì thế, người Việt nên trách nhau một cách nghiêm khắc thì công bằng hơn. Chúng ta đã thất bại quá lâu cho một cuộc hoà giải dân tộc (**) (giờ này vẫn chưa hết thất bại!), tạo cơ hội cho các loại ngoại bang nhảy vào xâu xé, chia chác, tự tiện đưa ra những quyết định theo ý họ trên lưng người Việt. Hàng triệu con cháu của bà Âu Cơ bị chính người anh em, đồng bào của họ giết chết bởi vũ khí ngoại bang, là điều khủng khiếp nhất của lịch sử đất nước và các thế hệ tương lai phải tiếp tục suy ngẫm về cơn bĩ cực đau thương đó. Trong số những ngoại bang ấy thì Trung Quốc là ẩn số lớn nhất, chứ không phải Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc mạnh mẽ viện trợ chiến tranh cho Bắc Việt Nam nhưng lại không muốn thấy một nướcViệt Nam thống nhất, là bằng chứng rõ ràng nhất về điều đó. Họ muốn người Việt tàn sát nhau cho tới người cuối cùng để dễ bề nuốt gọn cái dải đất phía Nam mà hàng ngàn năm ông cha họ không thực hiện được, hoặc ít ra cũng biến thành cái đệm an ninh như họ đang đạt được với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc là bậc thầy thiên hạ về khả năng giấu kín những mục tiêu chiến lược của mình. Những lời dạy của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời” đã nói rõ bản chất của nền chính trị Trung Hoa hiện đại. Giấu mình khi chưa đủ mạnh. Chờ thời cơ chín muồi, trong đó Trung Quốc đã là cường quốc, trong khi những cường quốc khác suy yếu, sẽ làm một cuộc trỗi dậy, đánh úp thiên hạ để rửa nhục cho những thất bại triền miên của dân tộc Trung Hoa (không phải chỉ thất bại trước người Việt). Thực ra đây là một tư tưởng nguy hiểm cho thế giới, đặc biệt với những nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Và cũng chính thủ đoạn đầy tinh thần Đại Hán đó đã xác định bản chất của mối quan hệ không chỉ Việt-Trung mà cả giữa Trung Quốc với thế giới.
Chưa khi nào Trung Quốc ngạo mạn và tự tin vào sức mạnh của họ như hiện nay.
May mắn lớn nhất là đến giờ này chúng ta vẫn chưa bị Hán hoá! Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào bị đô hộ tới cả ngàn năm mà lại vẫn sống sót với tư cách một dân tộc, để rồi sau đó phát triển thành một quốc gia, như Việt Nam. Đó là bi kịch khủng khiếp cho cả hai phía. Trong khi chúng ta bị dồn đuổi, bị áp bức, bị lệ thuộc, thì kẻ đô hộ cũng chẳng sung sướng gì. Sau một ngàn năm, việc người Hán đành phải nuốt hận dừng chân trên đường chinh phạt xuống phía Nam, chấp nhận có một quốc gia bé hơn họ gần ba mươi lần về diện tích, sống bên cạnh như một láng giềng, mà lại là láng giềng bướng bỉnh, là nỗi hổ thẹn không dễ gì quên đi được. Bằng chứng là từ khi nhà nước Đại Việt ra đời cho đến cuối thế kỷ 20, tức là 1000 năm sau đó, họ đã tám lần xua binh hùng tướng mạnh, lần lượt đối đầu với sáu triều đại chính của Việt Nam, quyết rửa nỗi nhục đế quốc mà vẫn không thành. Điều đó xác lập nên mối quan hệ lịch sử trớ trêu và bi thảm giữa chúng ta và Trung Quốc. Mỗi lần Trung Quốc muốn làm cỏ nước Nam, thì thêm mỗi lần họ phải nuốt xuống sâu hơn nỗi nhục thất bại. Nỗi nhục đó là nỗi nhục Quốc truyền. Ý thức rõ không thể tránh được Trung Quốc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tìm ra một triết lý sinh tồn bên cạnh người láng giềng khổng lồ và chưa bao giờ hết tham vọng lãnh thổ, đó là “thần phục giả vờ” (chữ của cố giáo sư Trần Quốc Vượng). Nghĩa là bề ngoài cha ông ta luôn tỏ vẻ thần phục Bắc triều với các hình thức dâng lễ vật hàng năm, bẩm báo một cách hình thức những việc trọng đại, chấp nhận chịu lễ phong vương (tức là chấp nhận thuộc quốc về mặt hình thức)… Thậm chí sau mỗi cuộc chiến, dù mình là người chính nghĩa và chiến thắng, nhưng – như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và sau này là Quang Trung đã làm – vẫn giành cho kẻ thù chút sĩ diện để nó không quá nhục mà trở nên điên cuồng. Nhưng bên trong thì lúc nào cha ông ta cũng giữ độc lập, bình đẳng với Trung Quốc trong mọi việc, sẵn sàng – cả về tinh thần (đoàn kết dân tộc) lẫn vật chất (rèn luyện binh sĩ, vũ khí, chẳng hạn chính sách “ngụ binh ư nông”… hoàn toàn chỉ để đối phó với Trung Quốc) – để cho gã khổng lồ nếm tiếp nỗi nhục thất bại nếu nó lại gây can qua. Về phía các triều đại Trung Quốc, một mặt họ cay đắng chấp nhận sự thần phục mà họ biết rõ là vờ vĩnh đó, một mặt họ không nguôi tìm cách xóa xổ nước Việt ở phương Nam, khi điều kiện cho phép. Điều kiện đó là khi nước nhà ta suy yếu hay lủng củng về nội bộ. Điều kiện đó còn là khi các triều đại của Trung Hoa tiếm quyền nhau và muốn lấy lòng dân chúng, muốn chứng tỏ họ hùng mạnh, muốn mở mang cương vực (thời điểm hiện tại có vẻ như đang hội đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài như vậy!). Họ đã thành công với hầu hết các nước nhỏ ở phía Tây, phía Bắc nhưng chưa bao giờ làm được điều tương tự khi quay xuống phương Nam. Vì thế, sự ngang nhiên tồn tại một nhà nước của một trong số những tộc Việt không thể tiêu diệt, chính là nỗi hận truyền đời của người Hán. Vì những mục tiêu lâu dài, trong một số điều kiện không thể chủ động, Trung Quốc buộc phải làm chỗ dựa cho Việt Nam trong một thời gian. Đây là một phần của sự thật lịch sử bang giao hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự thật này có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng bên trong vẫn là cái hạt đắng đót kết lại từ hàng ngàn năm quá khứ mà chính sách trắng của Bộ ngoại giao Việt Nam năm 1979 đã chỉ ra. Cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1978 với chế độ đồ tể Pônpốt và cuộc chiến phía Bắc năm 1979 với bậc thầy của hắn ta, tuy với hai quốc gia khác nhau nhưng đều có một điểm xuất phát từ Bắc Kinh. Nó là nút thắt định mệnh mỗi 250 năm (chính xác chỉ có 190 năm, kể từ cuộc xâm lược của nhà Thanh, là khẩu độ thời gian ngắn nhất) của lịch sử chưa bao giờ hữu hảo thật sự giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giờ đây, cho dù được khoác bằng những chữ vàng về tình anh em, được tô son trát phấn bởi đủ thứ mỹ tự, thì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, trên thực tế là quan hệ giữa một con mãnh thú luôn đói mồi với một con nhím chỉ muốn yên thân nhưng bất khuất, đầy kinh nghiệm thoát hiểm và có khả năng làm đối phương phải tổn thương. Người Trung Quốc có thể cũng rất muốn có sự yên ổn ở phía Nam, nhưng với điều kiện các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải – đặc biệt là lãnh hải – của họ phải được thoả mãn. Mà điều vô lý theo kiểu sô-vanh đó thì không bao giờ được chấp nhận, một khi người Việt chưa diệt vong. Vì vậy, mọi sự hữu hảo giữa hai đảng, hai nước, hai dân tộc… chỉ là sự vờ vịt mà cả hai bên đều đọc thấy hết những gì thật sự ẩn chứa bên trong, sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ, ít nhất là chừng nào chúng ta còn chưa giành lại được Hoàng Sa, hoặc chừng nào Trung Quốc chưa trở thành một cường quốc dân chủ, có trách nhiệm và do đó từ bỏ tham vọng ngông cuồng, đầy ảo tưởng thể hiện trên bản đồ lãnh hải hình lưỡi bò.
Có thể đã thừa căn cứ để nói rằng: Không ai mong muốn làm láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc như những gì thế giới chứng kiến ở họ. To lớn như nước Nga hay Ấn Độ họ cũng không thích thú gì có một ông bạn thâm hiểm, tham tàn và khó lường như Trung Quốc ở bên cạnh. Trong nửa sau thế kỷ 20, Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp gây chiến tranh với hầu hết bạn bè lân bang, đúng tinh thần của Binh pháp Tôn Tử: “Viễn giao, cận công”. Vì thế, số phận quả là khắc nghiệt đã đặt chúng ta bên cạnh Trung Quốc, lại ở phía dễ tổn thương nhất. Việc thất bại trong quá trình đồng hoá và xâm lược Việt Nam suốt hai ngàn năm, chưa phải là bài học cuối cùng cần khép lại vĩnh viễn với người Trung Quốc. Họ sẵn sàng theo đuổi tiếp hai ngàn năm nữa để thực hiện mục tiêu đó. Mấy chục năm hữu hảo, mấy trăm triệu đô la viện trợ để chúng ta có thể “đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng” chỉ là bước đi nhỏ, của một tính toán dài hạn, lạnh lùng, không thay đổi một li một lai mà người Trung Quốc vạch ra chi tiết cho việc thôn tính chúng ta. Xét về mọi khía cạnh thì đây là một thực tế bi thảm mà chúng ta phải đối mặt. Bi thảm vì chúng ta luôn ở thế lép vế so với họ; bi thảm vì chúng ta không có quyền lựa chọn không gian sống khác; bi thảm vì dân tộc chúng ta là một dân tộc quật cường, hoặc sống hoặc chết chứ không trở thành họ, càng không trở thành một bộ phận dơ dáy của họ. Bi thảm còn vì chúng ta không thể nhắm mắt lại rồi hy vọng khi mở ra đã ở bên một nước khác không phải Trung Quốc. Chúng ta, trong bất cứ khoảnh khắc nào đều không được phép sao lãng công việc để ý ông bạn láng giềng. Bỗng dưng nó mạnh lên là phải cảnh giác. Nhưng đột nhiên nó có nguy cơ tan vỡ cũng lại là mối nguy hiểm. Thấy họ cãi nhau với người hàng xóm khác (chẳng hạn như những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Philippines), phải nghĩ ngay đến việc họ đang giương đông kích tây, đánh lừa dư luận khỏi chú ý đến mục tiêu chính ở Biển Đông, tức là có thể bất ngờ đánh úp mình bất cứ lúc nào.
Nhưng có lẽ bi thảm nhất là vô tình chúng ta đóng vai trò vật cản tự nhiên của tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Đây là thực tế phũ phàng xác định tính thực chất lâu dài cho mối quan hệ Việt-Trung.
Nói gọn lại, chừng nào Trung Quốc còn nuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông, chừng nào Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, tìm cách gặm dần Trường Sa của Việt Nam, chừng nào người Việt Nam còn không chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc trên một phần lãnh thổ, không chấp nhận sự lệ thuộc tinh thần, thì chừng đó quan hệ Việt-Trung là quan hệ của hai đối thủ, mọi sự hữu hảo chỉ là tạm thời và vờ vĩnh. Thực chất của mối quan hệ đó là bên này tìm cách cô lập, làm suy yếu bên kia càng nhiều càng tốt (trên thực tế điều này chỉ đang diễn ra một chiều, từ phía Trung Quốc). Với Trung Quốc là cả một chiến lược toàn diện, dài hạn, nhất quán, được chuẩn bị kỹ với tầm nhìn hàng trăm năm từ chuẩn bị lực lượng quân sự, chèn ép về buôn bán, giao thương, xâm lược văn hoá, quấy nhiễu, gây rối an ninh, áp đặt dư luận bằng quy mô tuyên truyền lớn, thao túng hàng hoá, tiền tệ, công nghệ, làm suy thoái nòi giống Việt (***)… không thể kể hết, đến những can dự vào chính trị, chia rẽ nội bộ, kiềm toả về ngoại giao, kinh tế, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, … Còn về phía Việt Nam, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là tỉnh táo thoát khỏi những mưu mô đó của Trung Quốc, tận dụng thời cơ trong đó có cả những mâu thuẫn giữa các cường quốc để phát triển. Về phần Trung Quốc, họ nắm toàn bộ sự chủ động, có thể đề ra luật chơi theo ý mình nhưng tuyệt đối không phải vì thế mà họ có quyền định đoạt. Về phần mình, chúng ta bắt buộc phải sống bên cạnh họ – nhiều người có vẻ không nhớ thực tế đơn giản này – đành ở vào thế phải nương theo và vì vậy chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc bằng một đối sách khôn ngoan.
(Còn nữa)
TẠ DUY ANH.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét