Từ tiếng Nhật (tỷ lần không phải từ của Tầu Xì) Văn Minh Khai Hóa 文明開化 = civilization and enlightenment = văn minh và khai sáng, những từ này xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Nhật Bản trong thế kỷ 19, và được hiểu chính là làn sóng khai sáng Châu Âu đã thâm nhập vào nước Nhật Bản qua sự truyền tải nền văn minh Âu Mỹ vào Nhật Bản của giới trí thức Nhật (bao gồm cả những quan chức trong chính phủ Tokugawa cũng như chính phủ Meiji - Minh Trị đương thời qua các dự án dịch sách do chính quan chức chính phủ thuê học giả Nhật dịch) thông qua các hoạt động như dịch thuật, viết sách và đóng góp cho công cuộc cải cách giáo dục và áp dụng khoa học kỹ thuật phương tây vào Nhật Bản.
Trong một chương của cuốn "Việt Nam và Nhật Bản - Giao Lưu Văn Hóa", tiêu đề "Trục giao lưu văn hóa Nhật Bản - Trung Quốc - Việt Nam vào đầu thế kỷ XX - Những tự vựng bắt nguồn từ tiếng Nhật đã đi vào tiếng Hán - Việt như thế nào?" http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/07-Truc_giao_luu-1.htm tác giả Vĩnh Sính (cố giáo sư về Lịch sử Nhật Bản và Việt Nam ở Đại học Alberta, Canada) cho rằng rất nhiều từ ngữ về kinh tế chính trị khoa học công nghệ đã được người Nhật dịch và được viết bằng chữ Hán (Nhật), sau đó được các học giả (thực sự là giả học) Tầu Xì "mượn" dùng trong các tài liệu dịch Nhật-Trung và sau đó vào Việt Nam qua ngả "tân sách" cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, và được các học giả VN diễn tả bằng thơ lục bán (văn Nôm), người Việt cứ nghĩ rằng những từ vựng đó của Tầu Xì, nhưng thực ra không phải, mà phải là từ vựng tiếng Nhật do người Nhật Bản sáng chế ra.
Phong trào "tân sách" (sách mới) bao gồm các sách chữ Hán được du nhập vào VN trong quá khứ không khác nào một sự "tam sao thất bản", qua một quá trình như sau: sách gốc từ phương tây (tiếng Anh, tiếng Pháp), được các học giả Nhật dịch và viết, nhất sao, và sau đó được học giả Trung Quốc (ví như Lương Khải Siêu) dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Trung (rất dễ nhận thấy từ Hán Nhật nếu được dịch sang tiếng Trung y hệt như tiếng Trung, nhưng đã mang hồn Nhật), đó là nhị sao, và khi vào đến VN, học giả VN lại dịch sang văn nôm, đó là tam sao... Tam sao thất bản, những ý tưởng của người châu Âu đã được người Nhật và TQ xào xáo, rồi mới đến người Việt xào xáo lại.
Vậy tại sao thời hiện đại ngày nay người xứ Đông Lào không học được gì từ quá khứ để tránh "tam sao thất bản", nghĩa là hãy học và làm bằng cách áp dụng trực tiếp những gì các nước phát triển như Âu Mỹ Nhật đã thành công để khỏi phải qua ngả Tầu Xì???
Chỉ là một sự quan sát: Những sách vở tài liệu gì mới mẻ về khoa học kỹ thuật về kinh tế chính trị phương tây có thì chỉ cần ít lâu sau ở Nhật người ta đã mua được bản quyền và dịch sang tiếng Nhật... chỉ có "nhất sao ít thất bản"!
Trục giao lưu văn hóa Nhật Bản - Trung Quốc - Việt Nam vào đầu thế kỷ XX -
Những tự vựng bắt nguồn từ tiếng Nhật đã đi vào tiếng Hán - Việt như thế nào ?
(1)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét