Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Cần phải phân tích cả rủi ro nữa

Hà Nam Ninh đã chia sẻ một bài viết.
Nghĩa là nông dân luôn suy nghĩ "ăn chắc" họ không ưa mạo hiểm. Vì vậy nếu bạn là chuyên gia nông nghiệp, bạn định cải tạo năng xuất cây trồng bạn cần chia sẻ thông tin về rủi ro tiềm ẩn.
Pham Lan Anh
 nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay, trong đó có VN. Nhưng, chúng tôi hình dung như ở trên ko có nghĩa là phần lớn người nông dân ở các nước đang phát triển ko có năng lực hay ko hợp lý mà là hoàn toàn ngược lại: Họ luôn biết hoạt động theo tính hợp lý về mặt kinh tế.
... Lý luận của học phái cổ điển mới về kiểu nông nghiệp duy trì mức sống tối thiểu ở các nước đang phát triển dựa trên 1 giả định: Nông dân luôn tối đa hóa lợi ích của họ <tức là tối đa hóa tổng sản lượng nông nghiệp của họ>.
... Nhưng, rất tiếc là lý luận này ko thể giải thích vì sao nông dân/tiểu nông hay do dự khi đưa kết quả đổi mới kỹ thuật nông nghiệp, giống mới và các loại nông sản hàng hóa khác vào sản xuất nông nghiệp của mình. Nói cách khác, vì dựa trên 1 giả định ko thực tế - giả đinh mà nông dân luôn có đủ thông tin - nên lý luận này hầu như ko thể giải thích thành công được về việc nông dân có hoạt động như thế nào để duy trì mức sống tối thiểu. <Tức là lý luận này ko giả định gì về sự ko chắc chắn/rủi ro trong nông nghiệp.> Trên thực tế, nếu nông dân bị hạn chế tiếp cận những thông tin cần thiết thì họ hay bị gặp khó khăn hay những sự ko chắc chắn, và trong hoàn cảnh này, nông dân hay hoạt động tránh rủi ro.
... Thực sự, nông nghiêp mang tính tự cung tự túc là 1 dạng làm ăn có mạo hiểm vì có rủi ro cao. Trong trường hợp này, mục đích tối cao của đời sống nông dân là để luôn tối đa hóa khả năng tiếp tực sống cho bản thân mình và gia đình mình. Nếu vậy thì nông dân sẽ mong muốn áp dụng loại kỹ thuật sản xuất lương thực <môi trưởng sản xuất, tổ chức sản xuất v.v.> có thể giảm tối đa/giảm thiểu tình trạng mất mùa hơn là loại kỹ thuật sản xuất lương thực tối đa hóa tổng sản lượng khi được mùa.
.. <Tóm lại, trong trường hợp như thế này, nông dân thường mong muốn thực hiện bình quân hóa mức thu hoạch/mức tự tiêu v.v.để chia sẻ rui ro.>
... Sở dĩ có nhiều dự án để nâng cao năng suất nông nghiệp của các hộ gia đình quy mô nhỏ ko đạt được hiệu quả như vậy là vì các dự án này <nhiều khi> ko đưa ra những giải pháp để giúp cho nông dân có thể đối phó với tình trạng thiếu lương thực - tình trạng rủi ro. <Nói cách khác, loại dự án này ko tạo lập những thể chế để giúp cho nông dân thực hiện chia sẻ rủi ro.>
... Có thể nói: Nông dân ở các nước đang phát triển, trong đó có VN, về cơ bản, là chủ thể kinh tế biết hoạt động theo tính hợp lý và cũng biết phản ứng với “động lực” về mặt kinh tế, cho nên, để thực hiện công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn thành công, chúng ta cần phải nỗ lực thực hiện chia sẻ hết cả rủi ro và loại bỏ hết cả những cản trở về mặt kinh doanh, cơ chế chính sách vì nông dân.
Bình luận
Pham Lan Anh Ngại quá. Tên fb là PLA, dễ gây hiểu nhầm quá. Đề nghị tác giả tạo fb riêng ạ.

Không có nhận xét nào: