CÂU HỎI ÔN TÂP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 2
ÁP DỤNG CHO NĂM HỌC: 2018
1. CẤU TRÚC ĐỀ THI KẾT
THÚC HỌC PHẦN
Câu
1: Lý thuyết về hàng rời, hàng hạt rời, vận chuyển bằng đường biển
(2,5
điểm)
Câu
2: Lý thuyết về hàng nguy hiểm được vận chuyển bằng đường biển
(2,5 điểm)
Câu 3: Bài
tập (5 điểm)
2. HÌNH THỨC THI: Thi vấn đáp
3. THỜI GIAN CHUẨN BỊ: 40 phút
4. NỘI DUNG ÔN TẬP:
A. LÝ THUYẾT
Câu 01: Hãy trình bày cấu trúc của Bộ
luật quốc tế về hàng rắn rời chở xô bằng đường biển (the International
Maritime Solid Bulk Cargoes Code - IMSBC Code).
Câu 02: Hãy
trình bày các đặc tính, tính chất cơ bản của hàng rời và Các công tác chuẩn bị ban đầu đối với tàu khi vận chuyển hàng rời.
Câu 03: Hãy
trình bày công tác chuẩn bị hầm cho việc xếp
hàng rời.
Câu 04: Hãy
trình bày cách tính toán tận dụng trọng
tải và dung tích của tàu đối với việc xếp hàng rời.
Câu 05: Hãy
trình bày những lưu ý trong việc xếp hàng rời xuống tàu.
Câu 06: Hãy
trình bày những công tác chính, cơ bản Chăm sóc hàng rời trong thời gian tàu chạy biển.
Câu 08: Giải thích các thuật ngữ
trong Bộ luật quốc tế về Vận chuyển an toàn hàng hạt rời (International
code for the safe carriage of grain in bulk) sau: “Filled compartment,
untrimmed”, “Filled compartment,
trimmed”, “Partly filled compartment”,
”Specially suitable compartment”, “Assumed Volumetrics heeling moments”,
“Maximum allowable heeling moment”.
Câu 09: Hãy nêu công tác chuẩn bị hầm
hàng trước khi nhận vận chuyển hàng hạt rời (d).
Câu 10: Hãy nêu yêu cầu kiểm tra của
Chính quyền cảng đối với tàu chở hàng hạt rời?
Câu 11: Hãy
nêu các tiêu chuẩn về ổn định đối với tàu chở hàng hạt rời có giấy phép được
qui định trong Bộ luật quốc tế về Vận chuyển an toàn hàng hạt rời
(International code for the safe carriage of grain in bulk).
Câu 12: Hãy
nêu các tiêu chuẩn về ổn định đối với tàu chở hàng hạt rời không có giấy phép của Chính quyền hành chính để chở một phần
hàng hạt rời.
Câu 13: Hãy trình bày phương pháp cố định bề mặt hàng
hạt bằng cách: Tạo lòng chảo đối
với các hầm chở đầy, được đánh tẩy.
Câu 14: Hãy trình bày phương pháp cố
định bề mặt hàng hạt bằng cách: Chèn phía trên.
Câu
15: Hãy trình bày phương
pháp cố định bề mặt hàng hạt bằng cách: Bọc hàng hạt
Câu
16: Hãy trình bày phương
pháp cố định bề mặt hàng hạt bằng cách: Chằng
đai hoặc buộc bằng dây
Câu
17: Hãy trình bày phương
pháp cố định bề mặt hàng hạt bằng cách: Cố định bằng lưới thép
Câu 18: Hãy trình bày Cơ sở lý thuyết
của phương pháp xác định khối lượng hàng bằng cách giám định mớn nước.
Câu
19: Hãy trình bày cách xác định lượng giãn nước thật của tàu, từ mớn nước biểu
kiến trong Giám định lần đầu.
Câu 20: Nêu các thông số cần thiết phải trình bày trong báo cáo giám định mớn
nước ?
Câu 21: Nêu tên 9 loại hàng
nguy hiểm theo phân loại của Bộ luật
quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm
đường biển (IMDG Code).
Câu
22: Trình bày cấu trúc của Bộ luật
quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm
đường biển (IMDG Code )
Câu 23: Giải thích các thuật ngữ trong bảng phân cách hàng
nguy hiểm trong Bộ luật quốc tế
về vận chuyển hàng nguy hiểm
đường biển (IMDG Code): “Away from”,
“Separated from”, “Separated by a completed compartment or hold from”,
“Separated longitudinally by an intervening completed compartment or hold”
Câu 24: Nêu tên các loại tàu và tên cách phân loại chất xếp
(Stowage category) trong Bộ luật
quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm
đường biển (IMDG Code).
Câu 25: Trình bày Bảng danh sách hàng nguy hiểm được liệt kê
cụ thể trong Bộ luật IMDG.
Câu 26: Trình bày phân loại hàng nguy hiểm lớp 1(loại 1) trong IMDG Code
Câu 27: Trình bày phân loại hàng nguy hiểm lớp 2(loại 2) trong IMDG Code
Câu 28: Trình bày phân loại hàng nguy
hiểm lớp 7 và lớp 8(loại 7 và 8) trong
IMDG Code
Câu 29: Trình bày phân loại hàng nguy
hiểm lớp 3 lớp 9 và lớp 10 (loại 2, loại
9 và loại 10) trong IMDG Code
Câu 30: Trình bày phân loại hàng nguy
hiểm lớp 6(loại 6) trong IMDG Code.
Câu 31: Trình bày phân loại hàng nguy
hiểm lớp 5(loại 5) trong IMDG Code
Câu 32: Trình bày phân loại hàng nguy
hiểm lớp 4(loại 1) trong IMDG Code
Câu 33: Hãy cho biết sự phân chia các
nhóm hàng nguy hiểm theo Dangerous Good List Trong Bộ luật IMDG Code.
Câu 34: Hãy cho biết ý nghĩa của cột thứ
nhất đến cột thứ mười trong Dangerous Good List
Câu 35: Hãy cho một ví dụ cụ thể về
một loại hàng nguy hiểm vận chuyển bằng đường biển được hướng dẫn trong
Dangerous Good List.
Câu 36: Hãy cho biết ý nghĩa của cột
thứ mười một đến cột thứ tám trong Dangerous Good List.
Câu 37: Hãy cho một ví dụ về mã ghi
tại cột số 8 trong Dangerous Good List, hướng dẫn bao bì đóng gói, theo kiểu
đóng gói kết hợp không có bao gì trung gian (không có bao bì ở giữa) cho loại
hàng hay ngóm hàng nguy hiểm
Câu 38: Hãy cho một ví dụ cụ thể về
một loại hàng nguy hiểm
Câu 39: Hãy cho một ví dụ về Dung tích lớn nhất/Khối lượng tịnh lớn
nhất của loại hay nhóm hàng nguy hiểm có thể chứa trong các kiểu nhóm bao bì
đóng gói theo mã ghi tại cột 5, có liên hệ với mã ghi tại cột 8 về loại hay
nhóm hàng hóa đó tại cột số 8 trong Dangerous Good List.
Câu 40: Hãy cho một ví dụ về mã ghi
tại cột số 8 trong Dangerous Good List, hướng dẫn bao bì đóng gói, theo kiểu
đóng gói bao đơn (Bao gì
chỉ có một lớp duy nhất) cho loại hàng hay ngóm hàng nguy.
Câu 41: Hãy cho một ví dụ về Điều khoản đặc biệt áp dụng đối với loại
hau ngóm hàng theo mã ghi tại cột số 8 trong Dangerous Good List.
B. BÀI TẬP
Dạng 1: Tính lượng giãn nước thật của tàu từ mớn nước trung bình chính xác cuối
cùng
Ví dụ 1:
Một tàu đậu trong cảng sau khi tính toán số liệu từ số đọc mớn nước có được các thông số sau: Mớn nước trung bình cuối cùng của tàu dQ/M = 7.9984 (m). Hiệu số mớn nước của tàu trim = 0.43 m (chúi mũi). Tìm lượng giãn nước cuối cùng của tàu. Biết tàu có LBP = 122.9 (m) và tỷ trọng nước của cảng là ɣ cảng = 1.022 MT/m3.
(Tham khảo hồ sơ tàu)
Ví dụ 2:
Một tàu đậu trong cảng sau khi tính toán số liệu từ số đọc mớn nước có được các thông số sau: Mớn nước trung bình cuối cùng của tàu dQ/M = 7.5237 (m). Hiệu số mớn nước của tàu trim = 0.33 m (chúi lái). Tìm lượng giãn nước cuối cùng của tàu. Biết tàu có LBP = 122.9 (m) và tỷ trọng nước của cảng là ɣ cảng = 1.015 MT/m3.
(Tham khảo hồ sơ tàu)
Dạng 2. Tính toán đối với tàu chở hàng hạt rời.
Loại 1: Tính l0, góc nghiêng ngang và Moment nghiêng
ngang do hàng hạt dịch chuyển. Kiểm tra kết quả
Ví dụ 1:
Tàu MV Valente Ace, sau
khi hoàn thành việc nhận hàng hạt rời có hệ số chất xếp SF=43FT3/LT
xuống các hầm, như sau:
- Các hầm
chứa đầy là hầm 1, 2, 4 và 5
- Hầm 3 chứa
một phần, với khối lượng hàng là 5662MT
- Tổng khối
lượng FW trong các két trên tàu: 156MT
- Tổng khối
lượng F0 trong các két trên tàu: 1022MT
- Tổng khối
lượng D0 trong các két trên tàu: 170MT
- Tổng các
thành phần khối lượng khác: 0MT
- Hằng số
tàu: 214MT
- Khối lượng
tàu không: 9190MT
- Chiều cao
trọng tâm tàu: KG = 9.98m
- Độ suy
giảm chiều cao thế vững do ảnh hưởng của mặt thoáng chất lỏng:
GG0 = 0.42m
Hãy tính :
- Tính Moment
nghiêng ngang do hàng hạt dịch chuyển. Kiểm tra
- Giá trị l0 và góc nghiêng ngang do hàng hạt
dịch chuyển
(Tham khảo hồ sơ tàu)
Ví dụ 2:
Tàu MV Valente Ace, sau khi hoàn
thành việc nhận hàng hạt rời có hệ số chất xếp SF=43FT3/LT xuống các
hầm, như sau:
- Các hầm
chứa đầy là hầm 1, 2, 4 và 5
- Hầm 3 chứa
một phần, với khối lượng hàng là 4600MT
- Tổng khối
lượng FW trong các két trên tàu: 156MT
- Tổng khối
lượng F0 trong các két trên tàu: 1022MT
- Tổng khối
lượng D0 trong các két trên tàu: 170MT
- Tổng các
thành phần khối lượng khác: 0MT
- Hằng số
tàu: 214MT
- Khối lượng
tàu không: 9190MT
- Chiều cao
trọng tâm tàu: KG = 9.98m
- Độ suy
giảm chiều cao thế vững do ảnh hưởng của mặt thoáng chất lỏng:
GG0 = 0.42m
Hãy tính :
- Tính Moment
nghiêng ngang do hàng hạt dịch chuyển. Kiểm tra
- Giá trị l0 và góc nghiêng ngang do hàng hạt
dịch chuyển
(Tham khảo hồ sơ tàu)
Loại 2: Tính và vẽ đồ
thị cánh tay đòn ổn định tĩnh
Ví dụ:
Tàu Centery Star có lượng
giãn nước D = 65969 MT, chiều cao trọng tâm tàu sau khi đã hiệu chỉnh ảnh hưởng
của mặt thoáng chất lỏng KGo = 8.08 m.
Lập bảng tính giá trị và vẽ đồ thị GoZ tại các góc nghiêng. Đánh giá ổn định
theo theo chuẩn IS 2008.
Sử dụng hồ sơ tàu
Loại 3: Có cánh tay đòn ổn định tĩnh,
có tổng Moment nghiêng ngang do hàng hạt dịch chuyển, cần vẽ và tính diện tích
ổn định dư. Kiểm tra kết quả
Ví dụ:
Tàu Centery Star cho
lượng giãn nước là 64500MT; Tổng Moment nghiêng ngang do hàng hạt dịch chuyển
là 36597MT-m; Chiều cao thế vững của tàu sau khi đã hiệu chỉnh mặt thoáng chất
lỏng tại các két là 3.2m. Hãy vẽ và tính diện tích ổn định dư, kiểm tra kết
quả. Biết thông số bảng tính giá trị G0Z như sau:
Góc nghiêng
(Độ)
|
G0Z
(m)
|
0
|
0
|
5
|
0.29
|
10
|
0.589
|
15
|
0.908
|
20
|
1.263
|
25
|
1.582
|
30
|
1.784
|
35
|
1.911
|
40
|
1.972
|
(Tham khảo hồ sơ tàu)
C. CÁC TÀI LIỆU ĐI KÈM
THEO (ví dụ như: các
bảng tra, hồ sơ tàu …)
Hồ sơ các tàu:
-
Gemini For
-
Santa Fancica
-
Century Star
-
Valente Ace
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét