CÂU HỎI ÔN TÂP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 1
ÁP DỤNG CHO NĂM HỌC: 2018
1. CẤU TRÚC ĐỀ THI KẾT
THÚC HỌC PHẦN
Câu
1: Lý thuyết (5 điểm)
Câu 3: Bài
tập (5 điểm)
2. HÌNH THỨC THI: Thi vấn đáp
3. THỜI GIAN CHUẨN BỊ: 45 phút
4. NỘI DUNG ÔN TẬP:
A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Hãy trình bày các tính chất và cách phân loại hàng hoá trong vận
tải biển ?
Câu 2: Các phương pháp thông gió hầm hàng và các trường hợp áp dụng ?
Câu 3: Hãy trình bày phương pháp chất xếp một số loại hàng bách hoá
thường gặp trong vận tải biển?
Câu 4: Trình bày hiện tượng đổ mồ hôi hàng hoá và mồ hôi thân tàu ?
Câu 5: Hãy trình bày cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế khô-ướt để xác định
điểm sương và độ ẩm không khí ?
Câu 6: Nêu nguyên nhân gây hư hỏng và thiếu hụt hàng hoá trong vận tải
biển ?
Câu 7: Nêu các biện pháp phòng ngừa hạn chế hư hỏng và thiếu hụt hàng
trong vận tải biển ?
Câu 8: Trình bày khái niệm về các đại lượng đặc trưng của không khí ?
Câu 9: Hãy tình bày các nguyên tắc thông gió hầm hàng trong quá trình
vận chuyển ?
Câu 10: Nêu cách xác định điểm sương của không khí, ý nghĩa của nó ?
Câu 11: Nêu đặc điểm, tính chất, cách vận chuyển hàng mau hỏng ?
Câu 12: Nêu các yêu cầu, chú ý khi vận chuyển động vật tươi sống và sản
phẩm của nó?
Câu 13: Hãy nêu đặc điểm, tính chất, cách vận chuyển hàng ngũ cốc đóng
bao ?
Câu 14: Nêu khái niệm, phân loại, tính chất quặng trong vận vận chuyển
đường biển ?
Câu 15: Trình bày các phương pháp vận chuyển quặng trong vận tải biển
?
Câu 16: Trình bày cách phân loại, tính chất của gỗ và phương pháp vận
chuyển gỗ trên tàu chuyên dụng ?
Câu 17: Trình bày cách phân loại, tính chất của gỗ và phương pháp vận
chuyển gỗ trên tàu không chuyên dụng ?
Câu 18: Nêu các chú ý khi vận chuyển gỗ ?
Câu 19: Nêu cách phân loại và tính chất của than trong vận chuyển trên
tàu biển?
Câu 20: Trình bày cách vận chuyển than trong vận tải biển ?
Câu 21: Trình bày ưu nhược điểm việc vận chuyển hàng bằng container,
phân loại, kích thước tiêu chuẩn của container thường gặp trong vận tải biển ?
Câu 22: Hãy nêu các thiết bị chằng buộc container trên tàu container
Câu 23: Hãy trình bày hiêu biết của mình về sơ đồ xếp hàng tàu
Container
Câu 24: Trình bày các thuật ngữ trong chằng buộc hàng hoá?
Câu 25: Trình bày các nguyên tắc chằng buộc hàng hóa?
Câu 26. Trình bày các yêu cầu đối với thiết bị chằng buộc hàng hóa?
Câu 27. Trình bày các loại lực tác dụng nên khối hàng?
Câu 28. Trình bày phương pháp rút gọn để đánh giá hiệu quả của hệ thống
chằng buộc đối với các loại hàng hóa không được tiêu chuẩn hóa.
Câu 29. Trình bày phương pháp tính toán quy ước để đánh giá hiệu quả của
hệ thống chằng buộc đối với các loại hàng hóa không được tiêu chuẩn hóa.
Câu
30: Trình bày phương pháp cân bằng lực chuyển đổi để đánh giá hiệu quả của hệ
thống chằng buộc đối với các loại hàng hóa không được tiêu chuẩn hóa.
B. BÀI TẬP
Dạng 1. Tính mớn nước trung bình
chính xác cuối cùng từ mớn nước biểu kiến
(Sử dụng Draft
Correction Table)
Bài ví dụ: Một tàu đậu
trong cảng có số đọc mớn nước như sau: df/s = 8.15 m, df/p = 8.3 m, dm/s
= 8.2 m, dm/p = 8.35 m, da/s = 7.4 m, da/p = 7.55
m. Tìm mớn nước trung bình cuối cùng
của tàu. (Chú ý: Lấy sau dấu thập phân 4 số đối với mớn nước
trung bình cuối cùng)
Tham khảo Draft Correction Table
Dạng 2. Tính mớn nước trung bình
chính xác cuối cùng từ mớn nước biểu kiến
(Sử dụng phương
pháp tính toán)
Bài ví dụ: Một tàu đậu
trong cảng có số đọc mớn nước như sau: df/s = 9.1 m, df/p = 9.3 m, dm/s
= 9.1 m, dm/p = 9.4 m, da/s = 8.4 m, da/p =
8.4 m. Tìm mớn nước trung bình cuối cùng
của tàu (Sử dụng phương pháp tính toán)? Biết thước mớn nước mũi đặt cách đường thủy trực mũi là lf =
2.1 m, thước mớn lái cách đường thủy trực lái
là la = 6.5 m và thước mớn nước giữa đặt sau mặt phẳng sườn giữa 0.5 m. Tàu có chiều dài tính
toán LBP = 129 m. (Chú ý: Lấy sau dấu thập phân 4 số đối với mớn nước
trung bình cuối cùng)
Dạng 3: Tận dụng dung tích và tải trọng
Bài ví dụ 1: Một tàu có dung tích chở hàng Wh=9000m3.
Trọng tải thuần tuý Dtt=7000MT. Tàu phải chở một lượng hàng bắt buộc
là Pbb = 2000 MT với hệ số chất xếp SF=1,6m3/MT. Ngoài
ra, tàu còn phải chở 3 loại hàng có hệ số chất xếp SF1=0.5, SF2=1.1
và SF3=1.7 m3/MT. Hãy tính khối lượng từng loại hàng để
tận dụng hết dung tích và tải trọng tàu.
Bài ví dụ 2: Một tàu có trọng tải chở hàng Dtt = 4100 MT
với thể tích chứa hàng Wh = 6165m3 phải xếp ba loại hàng
có hệ số chất xếp tương ứng là SF1=0.8m3/MT, SF2=1.2m3/MT,
SF3=1.9m3/MT. Hệ số rỗng hầm hàng của các loại hàng này
là 15%. Tìm khối lượng mỗi loại cần phải xếp xuống tàu để tận dụng hết tải
trọng và dung tích tàu.
Bài ví dụ 3: Một tàu dự kiến xếp ba loại hàng như sau: Pyrites đóng
bao có SF1= 14ft3/MT, Green tea có SF2=86 ft3/MT
và Cork có SF3=254 ft3/MT. Tầu có dung tích chở hàng bao
là 453.000 ft3 và trọng tải
chở hàng là 8000 MT. Hãy tính khối lượng mỗi loại hàng xếp xuống tàu để
tận dụng hết dung tích và tải trọng tàu.
Dạng 4. Tính toán khối lượng hàng xếp
xuống từng vị trí
Bài ví dụ: Một tàu đang xếp hàng trong cảng, tại hầm hàng số 1
còn một khoảng trống thể tích 200m3 có hoành độ trọng tâm nằm phía
trước và cách mặt phẳng sườn giữa 25,5m; tại hầm số 3 còn một khoảng trống có
thể tích 310m3 có có trọng tâm sau mặt và cách phẳng sườn giữa 12,5m.
Tại trạng thái này, tàu có hoành độ tâm đường nước là 0.5m trước mặt phẳng sườn
giữa, MTC=200 T-m/cm, hiệu số mớn nước là 0.1m về phía mũi. Tàu còn phải xếp
thêm 420MT Sodium Sunphate (SF=0.95m3/MT). Hãy tính khối lượng hàng
xếp xuống mỗi hầm để tàu đạt trạng thái có hiệu số mớn nước 0,2m về phía lái.
Giả thiết các thông số thuỷ tính của tàu không đổi khi xếp hàng, tâm mặt phẳng
đường nước F nằm phía sau mặt phẳng sườn giữa, cách mặt phẳng này 1,8m. Kiểm
tra xem phương án có thực hiện được không?
C. CÁC TÀI LIỆU ĐI KÈM
THEO (ví dụ như: các
bảng tra, hồ sơ tàu …)
Hồ sơ các tàu:
-
Gemini For
-
Santa Fancica
-
Century Star
-
Valente Ace
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét