Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024

Những người đội lốt tu sĩ sẽ thuyết phục được rất nhiều người tưởng là họ đang theo đạo của cụ Thích Ca

Bắt đầu từ câu chuyện trượt giá.


Bà chị liền gửi cho một bài viết tung hô "block chain"


Cái này em không tin đâu chị 😁  


Căn cước có gắn chíp là một kiểu quản lý từng người dân một cách sát sao, họ đi ỉa cũng quản lý luôn ấy. Các cách quản lý như vậy rất nguy hiểm cho mỗi cá nhân.


Em không biết đã có chính phủ nào áp dụng toàn bộ thanh toán đều bằng đồng mã kim hay chưa.

Nếu chính phủ có làm thì, lúc đó mới xem sao.



Thực ra khi chưa dùng căn cước mã định danh, thì mỗi cá nhân đã như cá nằm trên thớt rồi.

Bây giờ thì việc cá nằm trên thớt càng dễ hơn thôi.


Ơ chị, không làm sai, mà nói khác với chính quyền là chết luôn rồi, chứ làm gì có đủ thời gian để sợ 😂

Thực ra mọi công cụ hiện đại đều để làm cái việc "dễ dàng thao túng" theo ý đồ của kẻ cầm quyền thôi.

Chứ không bao giờ có cái "công khai minh bạch" hết.


Trả lại quyền lực vào lá phiếu của người dân, đến lúc đó người dân sẽ tự chọn lãnh đạo cho họ.


Thời nguyên thủy, theo em là tốt hơn thời nay.
Em lấy ví dụ.
Thời xưa, chưa có internet.
Muốn truyền tin phải viết thư tay.
Bây giờ em và chị cách nhau hàng ngàn km, muốn nói chuyện nhắn tin chỉ nửa nốt nhạc.
Theo lý mà nói, 
Thì người ta phải thấy thanh nhàn hơn vì đã tiết kiệm được thời gian truyền tin phải không?
Nhưng thực ra thì lại ngược lại. Đúng không?


Ha ha... "lòng dân ý đảng", là sự tuyên truyền hàng trăm năm nay rồi chị ơi! Có thể đa số mọi người đang hồ hởi với cái chuyện "căn cước mã định danh". Căn bản là họ bị tuyên truyền một chiều. Nên chẳng ai nhận ra sự nguy hiểm của nó.

Chứ trên thực tế không ai muốn bị kiểm soát 100% thời gian của mình ở mọi nơi mọi chỗ cả. Con cái với cha mẹ là yêu thương nhất. Vậy mà đôi lúc trẻ con cũng cần phải nói dối cha mẹ những lời nói dối vô hại chứ phải không?

Vậy mà giữa chính quyền (kẻ cai trị) với người dân (kẻ bị cai trị) thì có tình nghĩa gì đâu. Vậy mà chính quyền biết luôn cả việc người ta đi đái khi nào, đái ở đâu, đái hết bao lâu... vân vân... thế thì đâu còn tự do gì nữa.


Em đòi hỏi phải có bầu cử dân chủ, nhân dân có quyền lựa chọn người lãnh đạo cho mình là sai sao? 😀
Đương nhiên là có bầu cử, nhưng chỉ là diễn kịch cho có thì nói làm gì? 😄
Lần gần đây nhất chị đi bầu gì, và chị bỏ phiếu cho ai? Vì sao chị lại chọn người đó.

Em đang nói nghiêm túc đấy. ở bên Mỹ, ông Trump thất cử từ năm 2020, bắt đầu từ năm 2021 ông ấy liên tục đi làm các cuộc mit tinh để nói về cái không được của chánh quyền hiện tại, và ông ấy nói sẽ làm gì nếu đắc cử. Vận động liên tục 4 năm liền, mọi người dân mới biết được chính sách cảu ông ấy.

Ở Nhật, mỗi khi mùa bầu cử đến, chẳng hạn như bầu chủ tịch thành phố, các ứng cử viên đều đi xuống các ngã tư đường phố, cầm loa nói vận động xin từng lá phiếu một.

Thế còn bầu cử ở ta thì sao?

Em đã đi bầu, mà những người trên lá phiếu em không biết họ là ai.

Em không biết họ có yêu nước thương dân không.

Em không biết họ sẽ làm gì vì dân vì nước đó chị.


Cái này em chẳng tin 😋


Lâu rồi, khoảng hơn 10 năm, em không thích nghe và đọc giáo lý nữa.

Vì giáo lý của tất cả các vị đó đều nói là của ông cụ Thích Ca, nhưng mà thực ra không phải của cụ ấy.

Với lại, con đường của cụ Thích Ca dạy đơn giản lắm mà! Đâu cần phải nhiều giáo lý tít mù như vậy.

Cụ ấy dạy là "nếu muốn giải thoát thì phải tu để diệt bản ngã" - vậy thôi.

Làm cách nào thì làm, cứ diệt được bản ngã là giải thoát.

Đương nhiên ở Đời thì vẫn luôn có bản ngã.

Chẳng hạn "chỗ ngồi này là của tôi" - đơn giản vậy thôi đã là có bản ngã rồi.

Còn khi đi vào Đạo, thì Cái Thân này cũng chẳng phải là của tôi.

Thế nên muốn theo Đạo thì phải bỏ Đời.

Còn nếu vẫn ở Đời, thì lại phải đề cao sự Công Bằng. 😊


Tham Sân Si là Bản Ngã, 

Bản Ngã là Nguyên Gốc của Khổ

Để Diệt Khổ thì phải diệt bản ngã.

Để diệt bản ngã thì phải diệt tham sân si.

Diệt tham sân si là diệt vọng tưởng.

Diệt vọng tưởng là giữ cho tâm luôn luôn ở lại trong thân.

Muốn làm việc đó thì phải thiền.

Làm cách nào để thiền được là tùy vào mỗi người.

Trên đó là ngôn ngữ của Đạo.

Những ngôn ngữ đó không nên áp dụng cho Đời 😀


Hi hi... chị đang còn phải lo cho con, phải kiếm tiền để nuôi chúng nó.

Vì vậy, chị cần đề cao sự công bằng, chị vất vả lao động, thì chị phải cần được trả công xứng đáng.

Vì vậy, đừng nghe pháp thoại! Vì không có bài pháp thoại nào đề cao tính công bằng trong thực tế cả. 😃

Tất cả các pháp thoại đều bóng gió xa xôi về công bằng siêu thế, dùng luận điệu của thuyết nhân quả để hoặc hù dọa người ta hoặc dụ dỗ người ta. Rằng kiếp này cúng dường nhiều thì kiếp sau giàu có. Kiếp này tham lam nhiều kiếp sau sẽ gặp quả báo.

Buồn cười là rất nhiều người tin.

Vì sao tin?

Vì mấy gã giảng pháp cứ bắn cái đó lên mồm cụ Thích Ca - nói là Phật Ngôn. Mà chính xác cụ Thích Ca không lải nhải mấy cái đó.

KHÔNG CHỊ! 😁
Em không áp đặt, em đã nói rõ rồi, cụ Thích Ca không dạy còn đường an lạc, cụ ấy dạy con đường giải thoát.
An lạc không phải là Phật Pháp của cụ Thích Ca.

Cái mà đa số nhiều người thời nay gọi là đạo Phật - cái đó nó không phải là của cụ Thích Ca, nhưng vì cụ nổi tiếng, nên người ta bắn nó lên mồm cụ.

Vì An Lạc là vẫn còn bản ngã, trong khi cụ Thích Ca dạy con đường diệt sạch bản ngã.

An lạc là trồng một cái cây tươi tốt không sâu bệnh hoa quả đầy đủ.

Giải thoát là quật tất tần tật rễ của cái cây đó lên.

Em cũng muốn nói luôn một cái mà cụ Thích Ca cũng không dạy: đó là việc đời này thì tu theo tịnh độ để vào cõi giới tịnh độ. Rồi trong cõi giới tịnh độ mới tu thành giác ngộ. Cái này cụ Thích Ca không dạy.

Pháp môn niệm Phật cũng có thể được coi là của đạo mà cụ Thích Ca dạy. Nhưng nó là ở cái ý nghĩa trợ lực cho việc thiền. Nhiều người muốn thiền mà tâm cứ loạn. Nó cứ liên tục rời bỏ thân. Rồi người ta tìm nhiều cách, và niệm Phật là một cách trợ lực để người ta giữ tâm ở lại với thân.

Không có nhận xét nào: