CỤ ĐỒ 2009
Cụ đồ 2009
Năm nay hoa đào nở
Có nhiều ông đồ già
Bầy mực Tàu giấy đỏ (đoạn này chôm của Vũ Đình Liên)
Viết chữ nét như hoa
Khai xuân chưa đặt bút
Chưa thấy khách xuân xưa
Nhưng CA ngập phố
Chạy như chuột phải mưa
Mực Tầu văng tung tóe
Giấy đỏ xé tanh bành
Còn đâu là chữ nghĩa
Cụ đồ mặt tím xanh
Ai biết xuân chăng tá?
Ai biết đời người ta
Ai biết quan là giặc
Giặc chẳng ở đâu xa
50 phần trăm nhé
Không nghe thì biến ngay
Chữ viết ra để bán
Nào ai buôn chữ này...
Hai tay cụ đồ vái
Trời xanh ở trên cao
Cũng đành rơi giọt lệ
Đâu có biết làm sao?
*Cỏ hoang*
http://hoaphonglan.vnweblogs.com/post/9171/132122
13 Nov, 2008
KHÔNG LÀM CƯỚP THÌ LẤY GÌ SỐNG?
Cầm dao đi cướp ngân hàng,
Công an bắt được mang về hỏi cung:
Chồng thì bị cấm công nông
Cả ngày chỉ biết chổng mông nằm chờ (hỗ trợ nghề mới)
Lũ con còn nhỏ bơ vơ
Cơm đong từng bữa vật vờ thảm thương
Nay lại hè thoáng thông đường
Hàng rong cấm bán hết đường mưu sinh
Bác Hồ, ới Bác Hồ ơi
Khi xưa bác dạy, bao lời bác răn
Lời rằng vì nước vì dân
Kẻ làm cán bộ đội dân lên đầu
Chớ ham đục nước thả câu
Ép cho dân khổ, ông trời chẳng tha
Lời Bác văng vẳng vậy mà
Đến nay chúng đã quẳng cha đi rồi
Cán bộ nay là "cậu giời"
Tham lam vơ vét, lại đè nén dân
"Lấy dân làm gốc" - đếch cần
Dân đen "làm guốc" là phần đúng hơn
Nếu như nay Bác vẫn còn
Thì câu bác dạy có còn ngân vang?
*HPL*
Ngày nay, trong cuộc sống hàng ngày, người ta không còn mặc yếm nữa. Nhưng không phải vì thế mà giá trị nghệ thuật của nó bị mất đi. Ta có thể thấy những cô áo yếm với áo tứ thân, nón quai thao tại những ngày hội hoặc nghe hát chầu văn. Vẫn là nó, vẫn đơn giản mà cuốn hút kỳ lạ không gì thay thế được. Và cũng chính vì vậy mà nó vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng sáng tác không chỉ cho thơ ca hiện đại mà còn cho các nhà tạo mẫu. Những bộ trang phục cách tân dựa trên hồn của chiếc áo yếm luôn luôn đầy sự khám phá và sáng tạo. Thiếu nữ Việt ngày nay vẫn lựa chọn trang phục áo yếm để lưu giữ những bức ảnh với nét đẹp tuổi xuân e ấp và tràn đầy sức sống.
Công an bắt được mang về hỏi cung:
Chồng thì bị cấm công nông
Cả ngày chỉ biết chổng mông nằm chờ (hỗ trợ nghề mới)
Lũ con còn nhỏ bơ vơ
Cơm đong từng bữa vật vờ thảm thương
Nay lại hè thoáng thông đường
Hàng rong cấm bán hết đường mưu sinh
Bác Hồ, ới Bác Hồ ơi
Khi xưa bác dạy, bao lời bác răn
Lời rằng vì nước vì dân
Kẻ làm cán bộ đội dân lên đầu
Chớ ham đục nước thả câu
Ép cho dân khổ, ông trời chẳng tha
Lời Bác văng vẳng vậy mà
Đến nay chúng đã quẳng cha đi rồi
Cán bộ nay là "cậu giời"
Tham lam vơ vét, lại đè nén dân
"Lấy dân làm gốc" - đếch cần
Dân đen "làm guốc" là phần đúng hơn
Nếu như nay Bác vẫn còn
Thì câu bác dạy có còn ngân vang?
*HPL*
Yếm đào - Hồn Việt đi cùng năm tháng
Yếm đào dành cho tầng lớp thị dân Thăng Long đẹp đến mức, đầu thế kỷ 20, khi hai họa sĩ "Tây học" Lê Phổ và Cát Tường phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kỳ, pha trộn hài hòa Ðông - Tây vẫn cứ phảng phất, lưu giữ lại một phần vẻ đẹp của chiếc yếm thắm thuở nào.
Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội xưa đã uyển chuyển đi vào thi ca, hội họa, đặc trưng nhất là những bức tranh "Tố nữ" của các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống với hình ảnh các thiếu nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, kín đáo phô ra đường nét rất đài các, tinh tế nơi phồn hoa đô thị. Có ý kiến từng nhận định rằng, ngay trong những bộ quần áo cần lao giản dị, người Tràng An vẫn đượm vẻ phong lưu, bởi lẽ vẻ đẹp thanh lịch của người con gái đất kinh kỳ được tỏa ra từ phong thái điềm tĩnh, đoan trang, nhàn hạ. Thế nên, hình ảnh chiếc yếm đào vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thể hiện thành công đề tài tình yêu trong ca dao Việt Nam. Dải yếm đã "đặc tả" tương đối đầy đủ, trọn vẹn, sâu sắc những cung bậc phức tạp của tình yêu - nguồn cảm hứng muôn đời của thi ca nhân loại: Trời mưa trời gió kìn kìn/ Ðắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông.
Cô thôn nữ tóc vấn khăn, yếm cổ xây hoặc cổ viền với quần sồi, quần lĩnh mộc mạc là hình ảnh tiêu biểu cho lối ăn mặc xưa. Chiếc áo yếm của người phụ nữ Việt Nam xưa trông thật đơn giản, nhưng đong đầy vẻ đẹp e ấp, thầm kín của thiếu nữ.
Yếm đào có nhiều loại khác nhau như yếm cổ xẻ, mới hơn là yếm cổ kiềng. Những dải yếm với màu sắc khác nhau từ hai mép yếm buộc choàng sau lưng, dải thừa buông xuống váy. Các cô gái thị thành thích mặc yếm trắng, yếm hồng, còn ở nông thôn mặc yếm nâu, hoa hiên, khi lễ hội là yếm đào, yếm đỏ...
Theo dòng thời gian, cuộc sống thay đổi từng ngày, nhưng sự độc đáo và đặc sắc của áo yếm dường như là một vẻ đẹp vĩnh hằng. Yếm có mặt từ thuở trong nôi tới khi có sự gặp gỡ Đông Tây, để từ đó người phụ nữ lựa chọn, nhập thân chiếc yếm cổ truyền vào chiếc nịt ngực hiện đại.
Cô thôn nữ tóc vấn khăn, yếm cổ xây hoặc cổ viền với quần sồi, quần lĩnh mộc mạc là hình ảnh tiêu biểu cho lối ăn mặc xưa. Chiếc áo yếm của người phụ nữ Việt Nam xưa trông thật đơn giản, nhưng đong đầy vẻ đẹp e ấp, thầm kín của thiếu nữ.
Yếm đào có nhiều loại khác nhau như yếm cổ xẻ, mới hơn là yếm cổ kiềng. Những dải yếm với màu sắc khác nhau từ hai mép yếm buộc choàng sau lưng, dải thừa buông xuống váy. Các cô gái thị thành thích mặc yếm trắng, yếm hồng, còn ở nông thôn mặc yếm nâu, hoa hiên, khi lễ hội là yếm đào, yếm đỏ...
Theo dòng thời gian, cuộc sống thay đổi từng ngày, nhưng sự độc đáo và đặc sắc của áo yếm dường như là một vẻ đẹp vĩnh hằng. Yếm có mặt từ thuở trong nôi tới khi có sự gặp gỡ Đông Tây, để từ đó người phụ nữ lựa chọn, nhập thân chiếc yếm cổ truyền vào chiếc nịt ngực hiện đại.
Ngày nay, trong cuộc sống hàng ngày, người ta không còn mặc yếm nữa. Nhưng không phải vì thế mà giá trị nghệ thuật của nó bị mất đi. Ta có thể thấy những cô áo yếm với áo tứ thân, nón quai thao tại những ngày hội hoặc nghe hát chầu văn. Vẫn là nó, vẫn đơn giản mà cuốn hút kỳ lạ không gì thay thế được. Và cũng chính vì vậy mà nó vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng sáng tác không chỉ cho thơ ca hiện đại mà còn cho các nhà tạo mẫu. Những bộ trang phục cách tân dựa trên hồn của chiếc áo yếm luôn luôn đầy sự khám phá và sáng tạo. Thiếu nữ Việt ngày nay vẫn lựa chọn trang phục áo yếm để lưu giữ những bức ảnh với nét đẹp tuổi xuân e ấp và tràn đầy sức sống.
Dạ Hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét