Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

2023.03.31 Không làm mà muốn có ăn thì hoặc đi lừa người hoặc bị người lừa

Hôm trước gặp một cháu thanh niên, nói chuyện với cháu được khoảng nửa tiếng gì đó thì cháu chìa cho mình xem cái màn hình điện thoại của cháu:

- chú xem này.

- gì vậy?

- đây là người yêu cháu, nó đang kày tiền đấy, mỗi ngày nó kiếm được 2 triệu trên tik-tok. 

- ừ 😂

- chú biết không? nó kiếm còn hơn cả lương đi làm công nhân xây dựng như cháu.

- ừ 😂

Thấy mình có vẻ không quan tâm, thằng bé thôi không nói đến chuyện đó nữa.

Mình nghĩ thầm:

1) Chú không bao giờ kiếm cái đồng tiền mà không phải bỏ một giọt mồ hôi nào. Ngay kể cả là thu nhập thụ động như bạn chú, thì trước đó bạn chú đã phải lao động vất vả để mua đất xây chung cư để cho thuê. Tiền mà không mất giọt mồ hôi nào có hời mấy chú cũng không kiếm.

2) Mà kiếm tiền dễ thế sao cháu không cùng kày với người yêu? Đi làm đày nắng làm chi cho khổ?

===

Hôm nay, nhận được email thế này. Nhìn thấy email thì cái tâm ghét tàu khựa của mình nó lại to thêm một chút.


Dòng chữ viết bằng tiếng English nói là "email này cực kỳ quan trọng"

Tiêu đề của cái mail cũng viết bằng tiếng Nhật là "Trọng Yếu thông báo"

Nội dung của mail thì nói là mình đã bị sai trong việc khai báo phương thức thanh toán trên web giao dịch mua sắm Amazon. Và vì vậy tất cả các giao dịch của mình đã bị đình chỉ. Hàng mà mình mua đã bị chặn lại. Và nó yêu cầu mình "click" vào cái nút vàng vàng đó để khai báo lại phương pháp thanh toán.

Thực ra nhìn thấy cái "mail" được khoảng nửa giây, mình đã biết là lừa đảo, định xóa nó vào thùng rác luôn. Nhưng nghĩ nên viết một bài nhỏ để khẳng định lại với các cháu rằng: Bác không kiếm tiền bằng nước bọt nên các cháu không bao giờ lừa được bác.

Thực ra nếu ai đang xài Amazon thì cũng có thể bị mắc câu. Dưới đây là một số đặc điểm để mình nhận ra sự lừa đảo trong cái "mail" họ gửi:

1) Bản thân mình khoảng 10 năm trước có mua cái gì đó trên Amazon, nhưng ngay sau đó mình phát hiện cái gã Jeff Bezos toàn bán hàng tàu chệt không à. Thế là mình bỏ Amazon luôn.

Mình nhớ cách đây vài năm, đi học tiếng Nhật của một bà giáo sư đáng kính ở Phúc Cương (Fukuoka). Bà ấy bảo mình mua quyển sách, rồi nói "mày mua ở trên Amazon ấy" - Mình đã buột miệng "What the Phúc!"

Tự rút ra kinh nghiệm rằng: giới thiệu cho ai cái gì thì chỉ nói cái tên thôi, đừng bảo người ta phải đi đâu để mua. Còn nếu người ta hỏi "mua ở đâu" thì phải nói kiểu ví dụ chứ đừng nói kiểu bắt người ta phải mua ở đó.

Chẳng hạn:

- ê mày, ghẹ ngon, mua mà ăn.

- ờ, mà ở đâu có vậy?

- à, Đồ Sơn ấy!

NO ... NO ... NO ...

Không nên nói thế, mà nên nói là "đâu chẳng có, như Đồ Sơn chẳng hạn, ghẹ ngoài đó chân dài thoòng, lông nách dài tới chân luôn" 😂

Thói quen mua sắm của mình thời 2023: Tìm mua cái đó ở cửa hàng - ưu tiên đầu tiên. Nếu tìm mãi không thấy thì mới "search" trên "internet", nếu thấy có trên "net" thì chọn mua từ trang "web" nào có đuôi *.co.jp - nếu là đuôi *.com thì đừng hòng tôi mua à.

Bởi vậy chỉ nửa giây thì mình biết cái "mail" đó là lừa đảo.

2) Cái dấu hiệu thứ nhì: địa chỉ "email" người gửi Tên hiển thị thì là Amazon.co.jp nhưng cái đuôi thật của cái địa chỉ email người gửi lại là *.cn 😂  ka ka... các cháu dấu đầu mà lòi cái đuôi Tập Chệt là sao?

3)


Khi đặt con trỏ lên cái chỗ đó thì nó hiển thị cái đường "link" có đuôi "cháu là cướp đây".


Okie, đó là vài điểm nhận dạng ra các cháu.

Nhiều bạn, nhiều anh em đồng nghiệp, nhiều cháu không đồng tình với cái tư tưởng "ghét tàu chệt" của mình vẫn nói "người hoa có nhiều người tốt mà!"

Okie, mình đồng ý là sắc dân nào cũng có người nọ người kia. Mà chỉ khổ cho mình là mình gặp bọn chệt thì nhiều, mà chưa gặp người hoa nào tử tế.

Okie! 😂

Không có nhận xét nào: