Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Tàu FELICITY ACE - Bốc cháy - Nguyên nhân vẫn còn chưa tiết lộ - Vì chưa tiết lộ nên bàn tán nhiều

 



Đỗ Đức Thạch: Vụ này sao để tệ vậy ông nhỉ?

Chuyện cụ thể thế nào chưa biết được. Chắc vài hôm tôi sẽ có tin. Có gì tôi nói với cụ sau. MOL mấy năm nay bị túi bụi.

Ngô Đăng Tùng Lâm: Hi anh, anh có theo dõi con Felicity Ace của MOL không? Trôi dạt vài ngày rồi thấy bốc cháy giữa "Atlantic Ocean" - "car carrier" chở xe của Volkswagen (vôlks-wa-gen) từ Germany (Đức) qua United States (Mỹ)! Nghe nói thuyền viên được cứu hết từ tuần trước. Nhưng không hiểu thế nào mà sau khi thuyền viên bỏ tàu vài ngày thì tàu mới bốc cháy dữ dội hơn. Nguyên nhân thì chưa biết - phần nhiều là do "battery" của xe EV (electrical vehicle) chăng?! Em đã từng thăm quan vài lần lên mấy con tàu thuộc lớp ACE này - hồi đó bọn bạn nó ghé Yokohama, em lên tàu thăm chúng nó.

Chú đoán nguyên nhân là do cháy "battery" của EV là có nhiều khả năng đấy. Theo anh được biết loại xe EV mà bị cháy cái "battery" là không hề dễ chữa. Nếu chú biết đích xác cái xe nào bị cháy cái đó, thì chú phải dùng nước dạng phun thành một cái màng - nó có loại "nozzle" để tạo ra cái loại màng đó. Phun trên dưới xung quanh bao bọc lấy cái xe đó trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp chú không xác định được cái xe nào cháy. Thì coi như là xin thua, và bỏ tàu càng nhanh càng tốt.

Ngô Đăng Tùng Lâm: Em cũng chịu, vì không rõ lắm về EV - thì đúng là "crews" phải bỏ tàu trước khi nó bốc cháy dữ dội. Mà những luật về phòng cháy chữa cháy đối với các loại xe sử dụng pin nhiên liệu  "lithium" này nọ kia có lẽ vẫn còn đang... soạn thảo chăng?! Hic vụ này tổn thất vài trăm triệu Biden-tệ chứ không ít. Đấy là chưa nói đến vấn đề tổn hại môi trường.

Nếu một cái xe cháy, chú phát hiện sớm, chú sẽ có thể khống chế được. Nhưng khi mà hầm hàng đã nghi ngút khói rồi thì khó mà xác định được cái xe nào cháy. Mặc dù chỉ có mỗi nó cháy. Khi mà không không chế được, thì nó sẽ cháy lan sang những cái xe khác. Các tàu chở ô-tô thì được trang bị hệ thống chữa cháy hầm hàng (cargo hold fire fighting system) là hệ thống CO2 hoặc là "foam" (bọt). Và đương nhiên bao giờ cũng có hệ thống nước biển chữa cháy (sea water). Như anh đã nói ở trên, duy nhất chỉ có 1 cách chữa cháy đối với cháy xe EV. Hệ thống CO2 hay hệ thống "foam" chỉ dùng để chữa cháy loại xe xăng dầu thông thường. Nếu chỉ là cháy xe xăng dầu thông thường, người ta thì đóng kín hầm hàng lại, sau khi điểm danh đầy đủ thuyền viên đã tập hợp ở nơi an toàn, người ta thực hiện xả CO2 hoặc "foam" vào là có thể "okie". Nhưng xe EV có "battery" thì chịu.

Okie.

Vậy phải bỏ tàu thôi.

Về quy định phòng cháy chữa cháy cho loại xe EV thì có rồi. Nó phải có trước khi nó được đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, chắc sau vụ này người ta có thể sửa đổi bổ sung gì đó. Chẳng hạn như "nghiêm cấm vận tải xe EV bằng đường biển".

Ka ka...

Thì khi đó bọn Obama (trùm chống biến đổi khí hậu một cách ngây ngô) với Tập Cận Chệt (trùm lừa đảo chống biến đổi khí hậu) làm thế đéo nào thì anh chịu.

Ngô Đăng Tùng Lâm: 勉強になりました。Trend 傾向 xu hướng xài EV sẽ không thể tránh khỏi. Cũng như chuyện chuyển lên 5G và 6G - mặc dù dạo này cái bọn 5G đã im lặng không nói gì nữa. 😂 Thậm chí các máy "mobile 4G - galapagos" còn đang xuất xưởng ầm ầm ở Japan hah!

Em vẫn cứ tự hỏi: Mỗi một con xe trị giá khoảng 50,000$. Mỗi tàu to nhỏ khác nhau, chở được vài trăm hoặc vài ngàn chiếc! Vậy tại sao không thể có một sơ đồ hàng hóa xứng tầm! Ý em nói là cảm biến nhiệt độ - đo độ nóng cho từng "unit" (chiếc). Rồi theo dõi từ xa chứ nhỉ. Dẫu sao cũng thời đại IoTs (Internet of Things) mà🤔. Nếu biết rõ vị trí phát nhiệt bất thường thì có phải sẽ giảm được bao nhiêu thiệt hại không?! Vì mù tịt kiến thức nên em suy nghĩ trẻ con vậy đấy.

Nếu muốn lắp cảm biến nhiệt độ, chắc chắn là làm được.

Có điều như vậy thì phải nhiều vô vàn luôn.

Hồi còn làm giặc biển, cái tàu anh đi hồi đó chở được 4000 con xe.

Mới chỉ là cảm biến khói thôi đã là 500 cái cảm biến rồi.

Nếu là cảm biến nhiệt độ để xác định chính xác vị trí cháy của 1 chiếc xe, thì anh nghĩ cũng phải ít nhất là 2000 cái cảm biến trở lên.

Rồi, có cảm biến rồi thì sao?!

Như chú biết đấy.

Bọn tàu chệt nó là lũ "copy" nhanh nhất và giá rẻ nhất. Bất cứ cái gì thế giới vừa mới đang quảng cáo thôi thì hôm sau đồ "made in tàu chệt" đã nhan nhản rồi.

Mà tất cả các hãng chủ tàu lớn bé đều KHỐN LẠN ở chỗ "tối đa hóa lợi nhuận" - thực ra với dân "business" tiền chính là danh dự - còn các giá trị khác với chúng nó là thứ phù phiếm. Do đó, trên thế giới ô trọc này, liệu có bao nhiêu kẻ sẽ lắp đồ "made in Japan, Germany" (anh không nói đồ USA - vì USA thì cũng là đồ tàu chệt hàng "made in USA sản xuất tại chệt" nhiều vô thiên lủng) hay tất cả chúng nó sẽ lắp cảm biến nhiệt độ của tàu khựa?!

Và khi đó thì sẽ liên tục có báo động giả. Và khổ nhất là thuyền viên. Đang nửa đêm, báo động nó réo. Hùng hục chạy đi xem, kết quả là báo động giả.

Số lượng cảm biến càng nhiều, thì tỉ lệ báo động giả càng nhiều.

Đến lúc chán nản và mệt mỏi với báo động giả. Bọn họ sẽ chểnh mảng. Có báo động, chỉ ấn "reset" là xong.

Thế là lúc đó cháy thật là toi.

Vậy đấy chú!

Câu chuyện thật với cái tính toán bằng lý thuyết nó khác nhau lắm!


Thời Jack Sparrow đi tàu chỉ có mỗi cái la bàn từ cầm tay, cũng tung hoành ngang dọc.

Đương nhiên các tai nạn thì cũng không ít.

Okie.

Đến lúc người ta trang bị RADAR cho con tàu. Lúc đó tưởng như là một cuộc cách mạng viễn tưởng luôn. Người ta bằng RADAR có thể phát hiện các tàu thuyền khác từ rất xa ngoài tầm đại bác. Tưởng là sẽ an toàn hơn, nhưng số lượng tai nạn thậm chí còn tăng.

Và rồi cách mạng mới đây nhất là đưa ECDIS (Hệ thống thông tin hiển thị bao gồm hải đồ điện tử) vào sử dụng.

Nhưng những tai nạn vẫn cứ xảy ra.

Sắp tới người ta loại bỏ con người khỏi tàu biển. Tất cả các con tàu đều được điều khiển từ xa.

Vậy thì không còn là tai nạn thông thường nữa.

Khi đó, "cyber" tai nạn sẽ là thảm họa khốc liệt vô cùng.

Ngô Đăng Tùng Lâm: Thank you bác! Em cũng mở mang được chút!

Tuy nhiên đến đây ... em chợt nghĩ: Bây giờ ở khắp nơi hàng cùng ngõ hẻm nào cũng toàn "small-screen" ý nói "mobiles". Japan hay cả VN, đặc biệt là toàn cầu Apple - iphone hay VN - bphone 😅 thì cứ mỗi năm lại tung ra hàng loạt "models" mới. Tại sao chưa có "start-up" nào đứng ra thu mua rồi tái chế các "smartphone" rồi "galapagos mobile" đời cũ giá rẻ bèo rồi chuyển các "mobile" đó làm cảm biến rồi GPS rồi nhận phát tín hiệu sóng xài trong "internet of things" nhỉ?! Nhất là mấy cái "galapagos" điện thoại mở gấp của Japan thì pin cực khỏe để vài ngày không phải "recharge". Mà nếu có xài năng lượng cáp tử ngoại thì cũng đâu có tốn nhiên liệu điện năng đâu nhỉ? Tổng số "mobile" thải ra hàng năm thì có mà hàng triệu chiếc chứ hah!

Ngay cả huy chương Olympic Tokyo cũng làm chủ yếu từ "mobile" cũ - hơi phí phạm😁

He he lý thuyết suông thì cũng khó mà triển khai được hah😂

Liên quan đến nhưng chuyện Reduce, Re-use, Recycle, anh không biết nói thế nào, chỉ kể vài câu chuyện vụn vặt.

"Sao không có ai "start-up" thu mua lại "mobile" thải để biến nó thành thứ hữu dụng cho việc khác - anh nghĩ chắc là có, mà người ta chưa thành Elon Musk nên mình không biết.

Anh đi làm giám sát đóng mới tàu ở nhà máy đóng tàu, ở đó họ đưa cho anh 1 cái "mobile" mở gấp để liên lạc. Đội nhân viên của nhà máy, mỗi ông một cái đeo lủng lẳng ở cổ.

Hôm rồi, anh xuống tàu để làm đối ứng với ông thẩm định viên (auditor) của ClassNK. Ông ấy cũng lủng lẳng một cái "mobile" mở gấp.

Hồi lâu rồi, anh có mua một cặp Galaxy S-5 (chắc cũng thuộc loại hiếm thời nay) - anh một cái vợ anh một cái. Dùng đến năm 2020 thì cái của vợ anh bị trộm nó lấy mất. Gọi điện để xin lại thì nó không nghe máy. Thế vợ anh đành phải đi mua một cái "mobile" khác. Để bảo mật, anh nói vợ anh là "em dùng một cái lệnh để "log out" cái "account" của em ra khỏi tất cả mọi thiết bị". Chẳng biết cái ông thợ IT ông ấy giỏi mức nào. Tự dưng cái điện thoại của anh (đang ở bên Nhật) - choang một cái - khôi phục cài đặt gốc. Hỏi lại vợ anh là đã làm gì. Thì vợ anh bảo "cái chú thợ chú ấy ra lệnh xóa hết mọi thứ trên những máy đã từng lắp cái sim điện thoại này". Mà cái điện thoại của anh khôi phục cài đặt gốc thì nó quay trở về bản Nhật - không phải là bản đã "unlock" - nên cái sim của anh đứng hình luôn. Giờ anh vẫn để cái điện thoại đó ở nhà, tính hôm nào về VN, đem đi "unlock" rồi xài tiếp.

Gã Obama chống biến đổi khí hậu kiểu gì khi mà nó bảo Biden cấm khai thác dầu trong nước rồi đi mua dầu nước ngoài về đốt?

Gã John Kerry (lấy bà góa tỉ phú) giờ làm đặc phái viên của Biden về khí hậu United States Special Presidential Envoy for Climate, nhưng đi đâu cũng xài máy bay riêng siêu đốt nhiên liệu.

Cháu Greta Thunberg được bọn cánh tả lợi dụng, dùng làm công cụ để chửi rủa, nhưng cháu ấy đi từ quê nhà sang New York để phát biểu bằng thuyền - một mình cháu đi một cái thuyền vì cháu ấy phản đối máy bay chạy xăng.

Hồi tầm 2010, anh có tham gia đạo tràng, rồi tham gia vào cái nhóm từ thiện của đạo tràng, tham gia đi cứu trợ Miền Trung, lúc đó lôi hết quần áo chưa cũ mà không dùng ở nhà đem đi hiến tặng. Bà trưởng nhóm từ thiện bảo mấy đứa khuân vác bê đồ anh góp xếp vào đống dùng làm từ thiện cho các trạm sửa xe rửa xe. Sau đó bà ấy giao tiền cho mấy đứa đi mua đồ mới tinh trong siêu thị để đi phát từ thiện.

Khi anh làm giám sát đóng tàu ở nhà máy, việc hàn ghép nối các "block" với nhau người ta thực hiện phương pháp hàn mà có miếng sứ lót ở phía đối diện (ceramic backing tape) như hình. Sau khi xong, bóc đi, các miếng sứ đó không vỡ hỏng gì, chỉ có cái "tape" (lá nhôm) thì cháy. Anh hỏi họ có đem tái chế không? Họ cười bảo: "tái chế mắc tiền hơn mua mới".



Okie, quay lại cái "mobile", cuối cùng anh tự hỏi vì sao người ta phải thải mấy thứ vẫn còn sử dụng tốt? Mà đáng nhẽ phải hỏi là cái bọn tài phiệt vì sao lại cứ liên tục tung ra đồ mới để bắt ép người ta phải xài :D

Mà chính mấy gã "big tech, big pharma, big media, big education, big gì gì đó" lại là cái lũ to mồm nhất trong cái gọi là "chống biến đổi khí hậu".



Không có nhận xét nào: