TỪ biện Toại ĐẾN Đặng văn Hiến
=============================
Cách đây 90 năm, thời Việt Nam còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp, ở đồng Nọc Nạn thuộc huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra 1 vụ cướp đất chấn động bởi bọn cường hào ác bá kết hợp với bọn quan lại tham tàn.
=============================
Cách đây 90 năm, thời Việt Nam còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp, ở đồng Nọc Nạn thuộc huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra 1 vụ cướp đất chấn động bởi bọn cường hào ác bá kết hợp với bọn quan lại tham tàn.
Gia đinh anh em biện Toại có 73 héc ta ruộng từ đời ông cha khai khẩn đất hoang và truyền lại cho con cháu. Thời bấy giờ ai khai khẩn đất hoang đương nhiên trở thành sở hữu chủ.
Sự việc bắt đầu từ lòng tham của tên hoa kiều khét tiếng Bang Tắc muốn chiếm đất đai của gia đình biện Toại. Bang Tắc là sân sau của quan tri phủ (chủ tịch tỉnh) Ngô văn H. Tên này mua một miếng ruộng giáp ranh với đất của gia đình biện Toại, nhưng lại ghi trong giấy tờ phần đất bao gồm luôn của gia đình anh biện.
Sự việc bắt đầu từ lòng tham của tên hoa kiều khét tiếng Bang Tắc muốn chiếm đất đai của gia đình biện Toại. Bang Tắc là sân sau của quan tri phủ (chủ tịch tỉnh) Ngô văn H. Tên này mua một miếng ruộng giáp ranh với đất của gia đình biện Toại, nhưng lại ghi trong giấy tờ phần đất bao gồm luôn của gia đình anh biện.
Tranh chấp đất xảy ra, Bang Tắc một mặt cho giang hồ hăm dọa, dằn mặt biện Toại, mặt khác làm đơn khiếu kiện. (Cái này nghe quen quen)
Quan tri phủ đã phân xử yêu cầu chia đôi phần đất hương hỏa của gia đình anh Biện. Cũng chính ông ký xác nhận phần đất này thuộc về người bán đất, và do đó thuộc về Bang Tắc, người đã thông đồng chặt chẽ với quan tri phủ.
Sau đó thống đốc nam kỳ nghe theo lời quan phủ ký quyết định bán 50 héc ta trên phần đất của anh em biện Toại cho Bang Tắc. Vậy là gia đình biện Toại mất trắng 50 héc ta đất đai đã 3 đời cha ông đổ mồ hôi khai khẩn, để rồi trở thành tá điền làm ruộng thuê trên chính mảnh đất của mình. Bi kịch bắt nguồn từ đây.
Bang Tắc sau đó muốn phủi tay nên bán phần đất này lại cho gia đình anh ruột quan tri phủ. Từ đó bà mẹ vợ của ông này chính thức yêu cầu gia đình biện Toại phải nộp tô trên phần đất này. Gia đình biện Toại thẳng thừng chống đối.
Quan tri phủ đã phân xử yêu cầu chia đôi phần đất hương hỏa của gia đình anh Biện. Cũng chính ông ký xác nhận phần đất này thuộc về người bán đất, và do đó thuộc về Bang Tắc, người đã thông đồng chặt chẽ với quan tri phủ.
Sau đó thống đốc nam kỳ nghe theo lời quan phủ ký quyết định bán 50 héc ta trên phần đất của anh em biện Toại cho Bang Tắc. Vậy là gia đình biện Toại mất trắng 50 héc ta đất đai đã 3 đời cha ông đổ mồ hôi khai khẩn, để rồi trở thành tá điền làm ruộng thuê trên chính mảnh đất của mình. Bi kịch bắt nguồn từ đây.
Bang Tắc sau đó muốn phủi tay nên bán phần đất này lại cho gia đình anh ruột quan tri phủ. Từ đó bà mẹ vợ của ông này chính thức yêu cầu gia đình biện Toại phải nộp tô trên phần đất này. Gia đình biện Toại thẳng thừng chống đối.
****
Đất phải đổi bằng máu.
Vào một ngày tháng 2/1928 được sự thông đồng của tòa cho phép tịch thu tất cả lúa của gia đình biện Toại. Bọn lính mã tà đến thi hành nhiệm vụ, nhưng bị phản ứng gay gắt. Trước thái độ cương quyết đó, họ đã lui về.
Đất phải đổi bằng máu.
Vào một ngày tháng 2/1928 được sự thông đồng của tòa cho phép tịch thu tất cả lúa của gia đình biện Toại. Bọn lính mã tà đến thi hành nhiệm vụ, nhưng bị phản ứng gay gắt. Trước thái độ cương quyết đó, họ đã lui về.
Biết là đụng lớn, buổi tối hôm đó, anh em biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên để tạ từ. Họ quyết tử để giữ đất, và tổ chức rút thăm để xem ai là người phải hy sinh trước. Lá thăm dun rủi rơi vào cô em út Trong. Không nỡ thấy em gái như vậy, nên họ yêu cầu rút thăm lại. Lần này cũng lại là út Trong. Cô đứng lên bảo: "Ông bà đã chọn thì em xin vâng lời."
Như dự đoán, 2 ngày sau 1 đám lính mã tà và hai sĩ quan cảnh sát Pháp là Tournier và Bouzou trang bị súng ống đầy đủ đến yêu cầu gia đình biện Toại giao nộp lúa. Cô út Trong tiên phong đi ra đón đầu. Trong lúc tranh cãi, bị tên cò Tournier tát tai, cô bất ngờ cô rút trong người ra 1 con dao nhỏ nhắm Tournier lao tới. Nhưng phụ nữ chân yếu tay mềm, cô bị hắn đập cho 1 báng súng bất tỉnh.
Chuyện nổ lớn, gia đình biện Toại túa ra ứng chiến. Cò Pháp bắn nhiều phát chỉ thiên để cảnh cáo. Nhưng họ vẫn xông tới. Một bên là súng đạn và cường quyền, một bên chỉ có dáo mác gậy gộc và lòng căm thù lên tột đỉnh.
Em trai biện Toại là mười Chức lao đến tên Tournier, người vừa đánh út Trong, và lãnh trọn mấy viên đạn vào ngực.
Như con mãnh hổ trúng thương, anh dùng hết sức tàn lao đến cắm ngọn mác vào bụng hắn trước khi gục chết.
Bạo lực bùng nổ, Bouzou rút súng bắn cả nhà biện Toại. Thêm 4 người còn lại bị thương nặng. Cho đến khi dân làng kéo đến hổ trợ họ mới bỏ chạy.
Em trai biện Toại là mười Chức lao đến tên Tournier, người vừa đánh út Trong, và lãnh trọn mấy viên đạn vào ngực.
Như con mãnh hổ trúng thương, anh dùng hết sức tàn lao đến cắm ngọn mác vào bụng hắn trước khi gục chết.
Bạo lực bùng nổ, Bouzou rút súng bắn cả nhà biện Toại. Thêm 4 người còn lại bị thương nặng. Cho đến khi dân làng kéo đến hổ trợ họ mới bỏ chạy.
Hậu quả tên cò Tournier chết 1 ngày sau đó. Còn gia đình biện Toại hy sinh 4 người, gồm vợ chồng mười Chức và 2 người em trai.
***
Phiên tòa lịch sử.
6 tháng sau, tháng 8 năm 1928 vụ án được xét xử ở tòa đại hình Cần Thơ. Đặc biệt có 2 viên luật sư người Pháp là Tricon và Zévaco biện hộ free cho gia đình biện Toại. Tất cả dư luận từ phía thực dân Pháp và người Việt đều đứng về gia đình nông dân này.
Kết quả gia đình biện Toại được tha bổng và được trả lại đất đai. Tri phủ Ngô văn H bị cách chức. Công lý đã chiến thắng, dù phải đổi bằng vài mạng người.
Phiên tòa lịch sử.
6 tháng sau, tháng 8 năm 1928 vụ án được xét xử ở tòa đại hình Cần Thơ. Đặc biệt có 2 viên luật sư người Pháp là Tricon và Zévaco biện hộ free cho gia đình biện Toại. Tất cả dư luận từ phía thực dân Pháp và người Việt đều đứng về gia đình nông dân này.
Kết quả gia đình biện Toại được tha bổng và được trả lại đất đai. Tri phủ Ngô văn H bị cách chức. Công lý đã chiến thắng, dù phải đổi bằng vài mạng người.
***
Gần 100 năm sau, đất nước không còn bóng thực dân nhưng nạn cường hào còn kinh khủng hơn xưa.
Gần 100 năm sau, đất nước không còn bóng thực dân nhưng nạn cường hào còn kinh khủng hơn xưa.
Tiên Lãng Hải Phòng thời hiện đại có nguời kỹ sư nông dân tên Đoàn văn Vươn, nguời dám dùng tài trí và sức lực của mình thi gan cùng biển cả, chiến đấu với thần biển thần gió để giành từng tấc đất.
Sau vài năm lao khổ với bao nhiêu mồ hôi, máu, và cả sinh mạng của đứa con gái 8 tuổi, anh và gia đình đã bồi đuợc 19.3 héc ta đất ven biển, một con số đáng kinh ngạc chỉ từ bàn tay và khối óc của những nguời nông dân. Anh còn tự mình xây được con đê cao bao quanh cả 1 vùng rộng lớn giúp chống chọi với bão lũ hằng năm. Anh là 1 anh hùng thời bình, và cần đuợc xem như 1 tấm gương về tài trí và kiên trì, làm giàu bằng mồ hôi và trí lực.
Sau vài năm lao khổ với bao nhiêu mồ hôi, máu, và cả sinh mạng của đứa con gái 8 tuổi, anh và gia đình đã bồi đuợc 19.3 héc ta đất ven biển, một con số đáng kinh ngạc chỉ từ bàn tay và khối óc của những nguời nông dân. Anh còn tự mình xây được con đê cao bao quanh cả 1 vùng rộng lớn giúp chống chọi với bão lũ hằng năm. Anh là 1 anh hùng thời bình, và cần đuợc xem như 1 tấm gương về tài trí và kiên trì, làm giàu bằng mồ hôi và trí lực.
Oái oăm thay, năm 2009 chính quyền ra thông báo buộc anh giao lại đất này cho nguời khác. Lẽ ra đất đó phải là của chính anh, nhưng anh chỉ khiêm tốn xin đuợc khai thác và đóng thuế. Họ nhất mực tống anh ra khỏi mảnh đất máu thịt và có cả sinh mạng con anh.
Sau vài năm kiện cáo, tiếng nói oan ức uất nghẹn của gia đình bay theo gió theo mây. Năm 2012 chính quyền huy động 1 lực lượng hơn 100 người gồm cả công an và bộ đội trang bị đầy đủ để cưỡng chế. Như con thú hoang bị dồn vào đường cùng, anh chống trả trong tuyệt vọng. Bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải anh gây khó khăn cho đoàn cuỡng chế trước khi bị bắt. Hậu quả có 4 công an và 2 bộ đội bị thương nhẹ.
Phiên toà mở ra, anh bị kết tội cố ý giết nguời. Anh và em là Đoàn văn Quý bị 5 năm tù, những người thân còn lại cũng rơi vào vòng lao lý. 19.3 héc ta đất vào tay bọn cường hào như đã lập mưu.
Trong phiên tòa ông khẳng định mình vô tội, và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu sau này một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng'.
Công lý đã không dành cho người nông dân tài giỏi dám thi gan cùng biển cả để mưu sinh. Nhưng sự phản kháng của anh gióng lên lời cảnh tỉnh về nạn cường hào ác bá.
Sau vài năm kiện cáo, tiếng nói oan ức uất nghẹn của gia đình bay theo gió theo mây. Năm 2012 chính quyền huy động 1 lực lượng hơn 100 người gồm cả công an và bộ đội trang bị đầy đủ để cưỡng chế. Như con thú hoang bị dồn vào đường cùng, anh chống trả trong tuyệt vọng. Bằng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải anh gây khó khăn cho đoàn cuỡng chế trước khi bị bắt. Hậu quả có 4 công an và 2 bộ đội bị thương nhẹ.
Phiên toà mở ra, anh bị kết tội cố ý giết nguời. Anh và em là Đoàn văn Quý bị 5 năm tù, những người thân còn lại cũng rơi vào vòng lao lý. 19.3 héc ta đất vào tay bọn cường hào như đã lập mưu.
Trong phiên tòa ông khẳng định mình vô tội, và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu sau này một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng'.
Công lý đã không dành cho người nông dân tài giỏi dám thi gan cùng biển cả để mưu sinh. Nhưng sự phản kháng của anh gióng lên lời cảnh tỉnh về nạn cường hào ác bá.
***
Gần hơn là vụ Đặng văn Hiến xảy ra tháng 10/2016. Anh Hiến là nông dân miền bắc, 2 vợ chồng bỏ quê hương Lạng Sơn vào Đắk Nông lập nghiệp. Sau 1 thời gian dành dụm, năm 2005 hai người mua được 4 mẫu đất để trồng điều, và bắt đầu giấc mơ người nông dân làm chủ đất.
Nhưng không lâu sau, công ty Long Sơn, người được chính quyền giao đất canh tác, với sự trợ của công an cùng súng ống, hơi cay..., đã cho xe ủi đến phá hết vườn điều của vợ chồng anh và nhiều nông dân khác. Long Sơn bảo đất đai của người dân là thuộc phần đất của công ty.
Gia đình anh cùng 100 hộ nông dân vác đơn ra trung uơng kiện. Nhưng những tiếng kêu oan rơi vào im lặng, và Long Sơn, dưới sự bao che của chính quyền địa phương, tiếp tục ủi phá hoa màu của dân . Vậy là bao nhiêu thành quả từ mồ hôi nước mắt tan thành mây khói.
Nhưng không lâu sau, công ty Long Sơn, người được chính quyền giao đất canh tác, với sự trợ của công an cùng súng ống, hơi cay..., đã cho xe ủi đến phá hết vườn điều của vợ chồng anh và nhiều nông dân khác. Long Sơn bảo đất đai của người dân là thuộc phần đất của công ty.
Gia đình anh cùng 100 hộ nông dân vác đơn ra trung uơng kiện. Nhưng những tiếng kêu oan rơi vào im lặng, và Long Sơn, dưới sự bao che của chính quyền địa phương, tiếp tục ủi phá hoa màu của dân . Vậy là bao nhiêu thành quả từ mồ hôi nước mắt tan thành mây khói.
Giọt nước đã tràn ly, và máu phải đổ.
Tháng 10/2016 trong 1 lần người của Long Sơn đến ủi phá hoa màu, anh Hiến và gia đình đã chống trả bằng súng. Hậu quả 3 chết và 13 bị thương. Anh Hiến buông súng và đi đầu thú. Anh là 1 người nông dân lương thiện, cố gắng vươn lên bằng mồ hôi của mình. Nhưng giấc mơ nhỏ bé đó dường như lại quá lớn đối với thân phận những người như anh.
Tháng 10/2016 trong 1 lần người của Long Sơn đến ủi phá hoa màu, anh Hiến và gia đình đã chống trả bằng súng. Hậu quả 3 chết và 13 bị thương. Anh Hiến buông súng và đi đầu thú. Anh là 1 người nông dân lương thiện, cố gắng vươn lên bằng mồ hôi của mình. Nhưng giấc mơ nhỏ bé đó dường như lại quá lớn đối với thân phận những người như anh.
Tại phiên tòa năm 2017, họ tuyên án anh tử hình, mặc cho biết bao nhiêu người phản đối. Năm 2018 trong phiên tòa phúc thẩm, anh bị y án tử. Họ muốn anh phải chết thay cho tội lỗi của người khác.
Nếu là ở Mỹ, anh sẽ trắng án, đừng nói là tù. Hành động của anh là để bảo vệ tài sản của mình, chống lại những kẻ xâm nhập bất hợp pháp. Tội ác này lẽ ra phải dành cho lãnh đạo tỉnh Đắk Nông, những kẻ vô tri, thờ ơ với nỗi thống khổ của dân lành trong 1 thời gian dài.
Nếu là ở Mỹ, anh sẽ trắng án, đừng nói là tù. Hành động của anh là để bảo vệ tài sản của mình, chống lại những kẻ xâm nhập bất hợp pháp. Tội ác này lẽ ra phải dành cho lãnh đạo tỉnh Đắk Nông, những kẻ vô tri, thờ ơ với nỗi thống khổ của dân lành trong 1 thời gian dài.
Anh Hiến là người tử tù dễ thương nhất. Dư luận đứng về phía anh, hàng ngàn người đã ký tên yêu cầu ân xá anh, gồm cả gia đình của nạn nhân. Nhưng tất cả đều vô vọng. Anh phải chết vì một nền công lý què quặt.
****
90 năm trước, thời thực dân đô hộ, gia đình biện Toại đã giành lại công lý từ bọn cường hào, nhờ chính vào sự ủng hộ của chính phủ thực dân.
Từ biện Toại đến Đặng văn Hiến là gần 1 thế kỷ. Nhân loại đã tiến rất xa, nhưng ở Việt Nam công lý đi thụt lùi.
Hôm nay đất nuớc không còn bóng thực dân, hoà bình đã có mặt gần nửa thế kỷ, nhưng thân phận những người nông dân lương thiện như anh Vươn anh Hiến thê thảm quá. Họ bị chính những người cùng dòng máu, màu da bách hại. Điều quái quỷ gì đang xảy ra trên đất nuớc này? Xin dành câu trả lời cho bạn đọc.
Hôm nay đất nuớc không còn bóng thực dân, hoà bình đã có mặt gần nửa thế kỷ, nhưng thân phận những người nông dân lương thiện như anh Vươn anh Hiến thê thảm quá. Họ bị chính những người cùng dòng máu, màu da bách hại. Điều quái quỷ gì đang xảy ra trên đất nuớc này? Xin dành câu trả lời cho bạn đọc.
Giờ đây anh Vươn đã ra tù và đang làm lại cuộc đời bằng chính bàn tay khối óc của mình. Còn anh Hiến vẫn đang bị cùm trong phòng biệt giam của tử tù chờ ngày ra pháp truờng. Mong có 1 phép màu nào đó cứu đuợc anh Hiến, nguời nông dân chất phác luơng thiện. Anh không đáng chết vì nền công lý vô cảm độc ác này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét