Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

Sống an phận đừng có quan tâm chánh trụy làm gì!

 

Thực ra đa số mọi người đều muốn sống một cuộc sống đơn giản bình yên quanh những người thân.

Quan tâm chuyện chánh trụy làm đếck gì cho mệt.

Kể ra cũng đúng.

Nếu mình có thể thoát tục thì tốt quá!

Nhưng nếu đã thoát tục thì khi người thân bị đau cũng không còn phải lo lắng nữa.

Nhưng vì còn phải lo lắng cho người thân thì còn phải sống ở đời.

Mà phàm đã sống ở đời thì lại bị chánh trụy nó vả vào mặt từng phút giây.

Chuyện chánh trụy nó đâu có ở trên giời.

Nó ở ngay cạnh mình đây thôi.

Chẳng hạn như trẻ con đến 6 tuổi mà phụ huynh phải chen nhau xếp gạch đặt chỗ cả đêm để đợi đến lượt xin học cho con. Đó là vì nhờ ơn chế độ chánh trụy ưu việt nhất thế giới.

Hoặc là chuyện bà ngoại của đám trẻ bị ngã sẽ được kể chi tiết như sau:

Khoảng 2 tháng trước, gần 80 tuổi, bà lóc cóc đạp xe xuống nhà con gái.

Ngang đường bị một ông hay bà "shipper" tông phải. Bà ngã đùng ra đường.

Rồi bà đứng dậy, dắt xe, lết về đến nhà bà. (Ghê quá!)

Rồi con gái bà đưa đi bệnh viện chiếu chụp, họ đọc phim và bảo bà bị rạn xương, chịu khó nằm nhà nghỉ ngơi.

Bà chịu đau 1 tháng nghỉ ngơi tại nhà mà không thấy khỏe lên.

Con gái bà lại đưa bà đi chiếu chụp, họ đọc phim và bảo bây giờ bà phải nằm im một chỗ 3 tháng liền.

Bà lại chịu đau, nằm im thêm nửa tháng nữa, mọi người trong nhà thì cứ sốt lên xình xịch.

Con gái bà thông qua bạn, gửi phim chụp lên bệnh viện đầu ngành, họ bảo phải mổ để thay khớp háng.

Thế là đặt lịch mổ, rồi đưa thẳng bà lên viện đầu ngành.

Mặt khác nhờ người trong nhà bỏ tiền ra chạy giấy chuyển viện từ tuyến dưới để được bảo hiểm y tế thanh toán một số hạng mục gì đó.

Gia đình trước mắt cứ tạm ứng ra khoảng gần 100 củ mọi loại tiền (gồm cả tiền phòng tự chọn, tiền đi lại bằng xe cứu thương, etc. tất nhiên không tính chi phí của việc thăm nom trông coi) để tiến hành ca phẫu thuật.

Nằm trên bàn mổ, bà còn nói với bác sĩ "việc thay cái khớp nhân tạo không được bảo hiểm thanh toán, thôi thì tiêm cho tôi mũi giảm đau rồi cho tôi về thôi".

Con gái bà đã thỏa thuận với bác sĩ là dùng giảm đau tĩnh mạch. Lúc bác sĩ bảo bà ký, thì bà lại bảo "cái này không được bảo hiểm thanh toán, nên thôi".

Bác sĩ lại gọi điện thoại cho con gái bà. Con bà kêu lên "ui bác cứ cho bà em dùng, chứ không dùng thì đau chết mất!"

Sau khi phẫu thuật được vài ngày, vẫn còn đang trong bệnh viện, bác sĩ vật lý trị liệu đến khám và tư vấn. Bà lại bảo "bác sĩ vật lý trị liệu không có trong mục thanh toán bảo hiểm, nên thôi không cần".

Vì bệnh viện đầu ngành quá đông, chưa khỏi bệnh và có trả thêm tiền để ở lại thì cũng vẫn bị đuổi về sớm.

Về đến nhà là vừa tròn 2 tháng từ khi bị ngã.

===== 

Để có được một câu chuyện nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn như vậy cũng là nhờ ơn cái chế độ chánh trụy ưu việt nhất thế giới.

Chứ mà ở cái xứ Giãy Chết thì nó chán phẽo.

Ở xứ Giãy Chết Nhật Bản chuyện nó thế nào:

Bà bị ngã.

Ngã xong nằm im đó, không được đứng dậy.

Người đi xe đụng phải bà, chính họ sẽ gọi điện số 119. Xe cứu thương đến đón bà vào viện.

Chừng nào khỏi hẳn, đi lại bình thường thì xuất viện.

Mọi chi phí bảo hiểm trả 70%.

Hết chuyện.

====

Đó, chẳng có gì để kể một câu chuyện ở xứ Giãy Chết tẻ nhạt.

Nhờ ơn một chế độ ưu việt nhất thế giới (theo lời của TBT), nên một cụ bà 80 tuổi, đã bị tiêm thuốc gây mê còn nửa tỉnh mà còn biết rõ rành rành cái gì trong bảo hiểm, cái gì ngoài bảo hiểm.

Nhờ chế độ ưu việt, nên dân ta ai ai cũng thông minh chứ đâu có ngờ nghệch như xứ Giãy Chết - không có tí kiến thức gì về khái niệm "trong bảo hiểm hay ngoài bảo hiểm".


Đó chỉ là một chuyện về y tế, còn hàng tỉ chuyện khác nữa, chế độ ta cũng ưu việt hơn hẳn.

Thế cơ mà!

Không có nhận xét nào: