Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Cháu học sinh đó thốt lên: "Mọi chuyện không thể tốt lên được!"

Cháu học sinh đó thốt lên: "Mọi chuyện không thể tốt lên được!"
Đó là lời kêu thốt thất vọng toàn tập khi trong hang không có một tia sáng.

Vấn đề giáo dục có lẽ đụng đến toàn dân nên lượng cmt nhiều vô thiên lủng!

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=569989560053529&id=412779529107867



"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!
Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.
Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi.
Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.
Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.
Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước.
Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?
Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.
Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.
Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.
Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.
Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu.
Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm.
Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.
Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!
Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 18, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.
Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.
Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra.
Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.
Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.
Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!
Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?
Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.
Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng "Chuyển động tròn đều", "Chiều tăng giảm của hàm số" hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?
Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.
Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm.
Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ - con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn.
Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.
Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày.
Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày.
Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.
Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường.
Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.
Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.
Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu.
Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.
Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.
Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể.
Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém.
Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.
Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".
st

Chuong Nguyen Thời xưa hệ 10 năm không dạy thêm, không luyện thi, nghỉ hè 3 tháng cũng không phải học thêm. Nhưng rất nhiều người tài, người giỏi, giáo sư đúng chất, nhà văn nhà thơ nổi tiếng, các nhà khoa học rất giỏi, nhiều diễn viên điện ảnh nổi tiếng với nội dung phim hay, nhiều ca sỹ nổi tiếng, Bây giờ thì sao. Ngành giáo dục xem lại đi.
Quản lý
BuồnHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Dinh Tien Loi Học hành ngày nay áp lực thật. Có những đứa trẻ ngày học 4 ca, không có thời gian ăn, nghỉ, vì giờ học trên lớp, vì gợi ý học thêm của cô, vì kỳ vọng con mình là siêu việt, toàn mỹ. 
Kết quả mà nền giáo dục hiện tại cây dựng:
- Là giáo viên bắt học sin
h uống nước giẻ lau bảng
- Là học sinh đâm thầy vì bị mắng trên lớp
- Là phụ huynh bắt giáo viên quỳ xin lỗi
- Là nhảy sông tự tử vì áp lực của việc học trước sứ ep của phụ huynh và nhà trường vì cải cách vì thành tích. 
- Là 30 điểm không đỗ đại học Công an
- Là 12 điểm đỗ sư phạm để sau này trở thành giáo viên rồi lại đi dạy các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo dư tương lai

Buồn cho nền giáo dục Việt nam
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Hohoanghieu Tonyho Mấy bố, mấy bà xem đi. Rồi thay đổi cách dạy, cải cách riết không hiểu nổi. Nói thật chứ nhiều bài toán lớp 5 giờ tui giải không được. Không biệt phải mình dốt kg nữa. 😓
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Linh Bao Trinh Tôi kể câu chuyện thật ở trong họ nhà tôi nha Mn, chú em đó sinh năm 1975 Học xong 12 Đi thi đại học, biết mình ko chữ chú thi vô trường đại học đông đô, với giá 5.000.000 nộp giấy trắng, đậu đại học, mỗi kì thi lại giấy trắng + tiền mặt, tốt nghiệp +t...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Hương Ruby Đúng là quá sợ với kiểu học thêm hiện nay của hs Việt Nam!, kiến thức thì k dạy trong tiết học chính mà chỉ dạy khi học thêm, nên em nào k học thêm thì coi như liệt môn đó luôn.. cần bỏ ngay học thêm, phát hiện ra dạy thêm bí mật hay tự nguyện đều duổi...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Lan Tran Đề nghị bộ giáo dục VN phải xem xét lại, cái gì thiết thực thì học cái gì không thì bỏ đi, thay vào đó các môn đạo đức, kỹ năng sống để các con trở thành người tốt trước khi trở thành người tài.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Huong Tien Nguyen Bài viết đúng sự thật 100% và nói được tâm tư của người đi học thời nay!
Chú cũng là một GV dạy THPT, môn văn, nay đã nghỉ hưu hơn 3 năm rồi đã từng chứng kiến những gì cháu viết!
Thời của chú trước 1975, ở miền Nam VN thì tự học là chính .Không có áp 
lực gia đình, xã hội, bạn bè nào hết.. 
Chỉ có áp lực của bản thân, nội lực là chính 
Không tự học và ham chơi thì mình tự đào thải mình!
Không cần học thêm, học bớt gì hết!
Cho nên thời nay như các cháu bị áp lực nặng nề sự học quá!
Chứ thời của chú vừa học vừa rong chơi thoải mái lắm!
Quan trọng là các kỳ thi tú tài bán phần và toàn phần phải lấy cái tự học ra mà làm bài cháu ạ!
Chú hoàn toàn tâm đắc với những tâm sự của cháu về sự học ngày nay!
Cảm ơn cháu!
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Hanh Tran Tôi nghĩ đây ko phải lỗi của ngành giáo dục mà chính là lỗi của phụ huynh, họ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con mình nên đã tự gây áp lực cho con.Chinh họ đã đưa đến vc gv day thêm nhiều ,lúc nào họ cũng muốn con mình là số một nên có những người bắt con học thêm ba thầy một môn thì thử xem con còn thời gian nào tự học nữa. Tôi cũng từng dạy học tôi day cho học sinh theo lối tư duy sáng tạo nên học sinh nhàn mà tôi cũng rất nhan. Có gv bảo sao cô dạy nhàn thế mà kết quả vẫn cao hơn so với các lớp khác . Nên theo tôi nghĩ phụ huynh nên tạo cho con thói quen tự học thì mới mong được kết quả tốt nhất chứ chỉ học thêm nhiều thì hỏi con cái gì tưởng cũng biết hết nhưng khi cho làm bài thì không biết cái gì ,đây là kinh nghiệm để các phụ huynh cần lưu ý nhé có thế các con mỗi ngày đến trường mới là một ngày vui
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Đông Huyền Sinh hai thằng con , thằng đầu chăm ngoan , học giỏi . Học trường chuyên . Thằng sau thích chơi hơn học . Học TTGD TX . Thằng anh vào ĐH . Thằng em đậu TN xin vào phường làm dân quân . Sau đó được cử đi học ĐH TC , bí thư đoàn phường , rồi phó CT . Thằng anh ra trường xin việc khắp nơi không được , về nhờ nó xin cho một chân kế toán kho của một doanh nghiệp trên địa bàn nó phụ trách ....
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Thanh Van Cái sai lầm cho nền giáo dục VN là học để lấy điểm số, thành tích, thi thố, học tủ, học để thi cho đạt huy chương, các trò chơi mang tính thách đố, hại não về kiến thức... Cách dạy và học không mang tính giáo dục, tư duy, phản biện. Đua thành tích là cái hại nhất của nền giáo dục.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Trần Hữu Trung Hãy học hỏi cách dạy và học của các nước phát triển về giáo dục như Mỹ, Anh.... Phải để hs tự học và tư duy sáng tạo, phải có những chuyến đi ngoại khóa, ứng dụng vào thực tế,thì hs mới thấy dc quý giá những kiến thức đã học,các e sẽ không thấy nhàm ch...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Cúc Thanh Phan Ông nào là bộ trưởng bộ giáo dục. Đọc bài này để thấy nổi thống khổ của học trò. Các ông cứ mỗi năm mỗi thay đổi các cuộc thi cuối cấp. , một em hs đã nói lên tất cả những nổi niềm của một hs. Cuối cùng cũng chẳng được gì cho bản thân.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Nguyễn Mậu Ngà xưa thời chúng tôi đi học chỉ có hệ lớp 10 thôi học ngày có 1 buổi khg phai học thêm sáng đi học chiều về phụ giúp bố mẹ cày cấy chăn trâu cắt cỏ mà vẫn học tốt đấy thôi rất nhiều nhà khoa họ giáo sư tiến sỹ đúng chất đấy thôi còn bây giờ tối ngày học thêm mà chất thì khg chán.....
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Thi Phuong Pham cảm ơn con đã dám nói lên sự thật đau lòng này đại diện tiếng nói con tim cho tất cả học sinh trong toàn quốc ko biết ông bộ trưởng gd bị bệnh thành tích hay bệnh lâu năm mà dấu do hoang tưởng hay sợ mọi người phát hiện ra năng lực kém cỏi của mình nên cố tỏ ra ta hơn người cứ để ông ta thử học tất cả các môn 1 lúc xem có nổi ko chứ chưa cần khá giỏi
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Phạm Thị Tuyết Nền giáo dục của nước mình càng cải cách càng luổn quẩn. Vừa qua tôi thấy một số trường làm điểm dạy học theo nước ngoài, tôi thấy rất hay, nhưng không hiểu làm sao lại thấy bỏ. Ở nước mình đa phần những giáo sư mọt sách thường hay bị đơ đơ ở ngoài đời, còn những người nông dân học lớp ba, lớp bốn thí chế tạo được những máy móc phục vụ cho người nông dân.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuầnĐã chỉnh sửa
Tường Thanh Không chỉ học sinh đang nghĩ mà nhiều cha mẹ học sinh cũng đã có suy nghĩ như vậy. Song họ theo guồng quay xu thế và cũng cố cật lực lao động vất vả chỉ để có tiền cho con học thêm.
Đã đến lúc các bậc cha mẹ cân nhắc và thay đổi thì sẽ hết cảnh con cái phải học toàn thời gian trong ngày trừ giờ ngủ đêm.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Bờ Biển Ngà BGDva ĐT fai chi đao nêu fat hiên gv nao ma tô chưc day thêm thi fai co hinh thưc ky luât cho ra khoi nganh , tha châp nhân cho thôi viêc đê lm gương cho ngươi khac con hơn giu lai chi lm xâu xa cho nên gd .
Qua bai viêt cua chau hs lơi văn rât nhe nha
...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Hoang Phi Anh Nguyen Kính thưa các loại nhà : Nhà nước - nhà trường - nhà giáo và cả phụ huynh nữa , hãy lắng nghe và suy ngẫm những tâm tư rút từ ruột gan của các cháu và thay đổi đi như lời van xin của thiên thần nhỏ bé này !
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Linh Bao Trinh Một xh chạy theo thành tích vô tình cướp mất tự do của cả một tương lai, con mình ko cho học thêm cũng ko dc vì Ai Ai nơi nào cũng vậy, mà cũng vì lý do khác bắt buộc phải làm thế, nhìn mặt con lúc tan học tái xanh vì đói, sáng 5.30 dậy lật đật sợ trễ...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Nguyen Le Có nhiều cháu ngoài đời ko có cơm để ăn, ko có áo để mặc và thèm, rất thèm .. được ngồi cầm cây viết được tên mình !!! 
Các cháu bây giờ quá ...tội nghiệp vì chỉ ..ăn, học và trách ....!!!! Thương thật !
Ngày xưa bằng tuổi các cháu , bác phải đi bộ vài
 km để đi học. Để kịp giờ cũng phải dậy thật sớm, trẻ em miền núi phải trèo đèo lội suối mới đến xin đc cái..chữ. 1 buổi phải đi làm phụ giúp gđ, tối về học và làm bài tới khuya. Chẳng đủ sgk, chẳng có đèn sáng và chẳng có tivi mà giải trí, cứ phải lao vào đèn sách để có chút tri thức, để khỏi phụ lòng cha mẹ thày cô.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Phạm Anh Thư Khổ lắm con ơi, ai cũng biết vậy song k học thêm thì tụt hậu, hô hào k dạy thêm chỉ trong sgk thôi song k học thêm khó có kq tốt, trách bộ sở gd suốt ngày cải cách hàng mấy chục năm vẫn chưa xong, đi Tây đi Tàu học hỏi mà mãi k tim ra cách học, thương các con lắm.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Kim Mộc Thiên Mỗi người đứng ở một khía cạnh nên sẽ nhận định theo ý của mình, nhưng thật ra mỗi ngành mỗi cảnh, " ở trong chăn mới biết chăn có rận". Nhà trường, giáo viên chạy thành tích là chỉ thị ở đâu đặt ra, hãy suy nghĩ một chút. Dạy thì mỗi ngày một bài mới,...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Tram Huynh Thật sự không hiểu nỗi. Bắt con cái học cho nhiều nhưng ba mẹ k có địa vị cao và quyền lực hay tiền bạc để chạy chức cho con thì con vẫn thất nghiệp như thường. K chỉ nền giáo dục mà cả xã hội ngày nay vẫn vậy. Nhiều khi thấy những ng học thật cao và bằng cấp thật nhiều nhưng khả năng và đầu ốc lại thua cái hột 🍇🍇🍇
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Anh Van Nguyen Hong Quay lại thời u 55 trở về trước đi học thì may ra mới có người giỏi,ngày xưa lũ chúng tôi hoc sơ tán,học dưới hầm sau,học dưới mưa bom bão đạn của giặc mỹ, bữa ăn chỉ có khoai sắn rau thay cơm mà nhiều người tài giỏi có tài lại có đức...
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Nguyễn Thị Phương Lan Chỉ có bỏ học mới hết áp lực!
Khi con mình không muốn học thì đừng bắt chúng đi học thêm và phấn đấu theo con đường học hành thi cử.
Chỉ cần tốt nghiệp ptth thì có gì mà áp lực.

Kiếm tiền và kiếm nghề thì đâu có khó miễn là con người ấy sống tốt, sống khỏe mạnh.
Đừng trách chương trình mà hãy chọn cách học sao cho thích hợp với mình.
Có phải ai cũng học giỏi được đâu và có phải học giỏi thì dễ kiếm việc làm đâu?
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Nguyen Thi Bao Hoan Các bác ở TP mới học thêm nhiều chứ ở miền núi quê tôi các thầy cô đâu có dạy thêm, con cái cũng ko phải ngày 3-4 ca. Hè có 2 tháng chơi đúng chất tuổi thơ. Các thầy cô vẫn chuyên tâm miệt mài. Ngành GD có cải cách nhưng bố mẹ ko cải cách cách suy nghĩ lúc nào cũng muốn con mình phải học thế này học thế nọ vì sợ thua con em các đồng nghiệp bạn bè. Vậy áp lực đâu chỉ do gd nhà trg nhỉ
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Ha Dau Ngày xua đi học có một buổi thôi mà được học đủ hết các môn. Mọi người ra trường thành đạt nhiều. Giờ các cháu học quá nhiều thi nhiều môn. Thi cử chương trình mở rộng quá nhiều. Mình là phụ huynh cũng thấy mệt chưa nói đến các con bị áp lực như thế nào. Đề nghị bộ giáo dục xem xét lai
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Le Vi -chương trình giáo dục không thực tiễn,không hề có 1 chút khả dụng nào!
-nhà trường chạy đua chỉ tiêu
-thầy cô môn chính có nhiều vị chạy theo đòng tiền,tạo áp lực trên lớp,nên các cháu k học thêm k theo kịp! 

-phụ huynh quá áp đặt con cái
...,,đấy là lý do! 
Đầu tiên toàn ngành giáo dục phải đổi mới,tư duy toàn ngành và xh phải thay đổi luôn. Học các nước tiên tiến kìa
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Trần Thị Toan Đọc mà thấy thương các con quá, Ông bộ trưởng giáo dục ơi có thấu hiểu nỗi lòng các con ko? Đừng để việc học là nỗi ám ảnh của các con khi đến trường, Ông bộ trưởng giáo dục ơi thế hệ trẻ đang trông chờ ở Ông rât nhiều đó Ông , mong Ông sớm có động thái sớm đi Ông, cả nước Việt Nam này đang trông chờ.
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần
Nga Dinh Cái tội của ngành GD&ĐT là không thực hiện nguyên lý giáo dục mà Bác Hồ đã nêu ra cho ngành. Còn các cấp lãnh đạo không quan tâm hàng đầu cho giáo dục mà chỉ lo quan tâm các dự án, giải tỏa cho các chù đầu tư thực hiện xây dựng các tòa nhà cao t...Xem thêm
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuầnĐã chỉnh sửa
Hoang Ha Le Xin lỗi mọi người tôi đang nói chưa xong thì cháu nó ấn vào bài viết 
Em học sinh này lời văn hay cũng có sức thuyết phục mọi người, mà ai ai cũng nghĩ vậy nhưng không thể nói ra vì nói cho ai nghe đây rồi các thầy cô lại nghĩ sao về con mình
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời11 tuần



Không có nhận xét nào: