Các em sinh viên nhóm N08, Học kỳ II năm học 2014-2015 tự chọn một trong các chủ đề ở dưới để thuyết trình. Đăng ký bằng "comment" tại đây. Không đăng ký trùng nhau. Hạn đăng ký cuối cùng là ngày 8 March 2015. Bắt đầu thuyết trình từ 20 March 2015.
Đăng ký ngay và tự tìm kiếm tài liệu để chuẩn bị thuyết trình. Ai làm xong có thể thuyết trình ngay, trước ngày 20 March 2015.
Câu 1: Phân loại hàng theo tính chất lý hoá trong vận
tải biển và cho ví dụ với từng loại hàng. (Mai Quang Phong, Nguyễn Nhật Linh)
- Xung phong trình bày đầu tiên
- Trình bày tốt
- Nhầm lẫn hàng bông vải đường là hàng “xâm thực”
- Nguyễn Tiến Đạt: hỏi sắt, ô-tô là hàng trung tính có
đúng không? – trả lời: theo tính chất lý hóa thì là hàng trung tính
- Phạm Văn Hữu: Xi-măng là hàng xâm thực khi nó bay bụi,
nhưng nó cũng là hàng bị xâm thực khi nó hút ẩm
- Phạm Tiến Đạt: Xâm thực hay bị xâm thực chỉ là tương
đối đối với một loại hàng cụ thể.
Câu 2:
Trình bày nguyên nhân và hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu và mồ hôi hàng hoá. (Phạm
Văn Vĩ, Nguyễn Ngọc Hoạt)
- Phát biểu: bầu ướt nhung trong nước
- Khi trình bày về các ví dụ tra bảng thì nên chỉ vào
bảng
- Load hàng vùng nóng-> lạnh, load hàng vùng lạnh
->nóng: trình bày nhanh quá
- Video clip về “ship sweat & cargo sweat”
Câu 3:
Nêu các nguyên tắc thông gió hầm hàng. (Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Văn Hữu)
Câu 4:
Trình bày khái niệm điểm sương và nêu cấu tạo nhiệt kế khô ướt. (Vũ
Đình Tháp, Nguyễn Huy Sáng)
- Vượt quá nhiệt độ điểm sương thì bị ngưng tụ.-> nói
sai.
- Chưa rõ ràng “ship sweat & cargo sweat”
- Nhiều lỗi chính tả trong “presentation” giống nhiều
người khác
- Lưu Bá Nam hỏi: Độ ẩm không khí cao thì hóa hơi cao –
Trả lời ngược lại mới đúng. Video không mang lại lợi ích lắm, đề nghị phải giải
thích cặn kẽ về video.
- Mai Quang Phong: Tra bảng nhiệt độ điểm sương như thế
nào, để khi nào biết mà phòng tránh.
- Phạm Văn Đạt: Giải thích về “ship sweat & cargo
sweat” chưa rõ ràng
- Lưu Bá Nam: Giải thích bằng hình tượng cốc nước đá
- Phạm Quang Anh: Thân tàu nóng -> Không khí nóng lên
-> Hàng hóa nóng lên chậm hơn -> Nhiệt độ hàng hóa thấp hơn điểm sương
-> Cargo sweat. – Giải thích này chưa đúng!
- Nguyễn Tiến Đạt hỏi: Nếu giải thích như Phạm Quang Anh
tại sao không xảy ra hiện tượng “ship sweat”
Câu 5:
Trình bày nguyên nhân gây hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa trong vận tải biển. (Nguyễn
Đăng Dương, Nguyễn Tiến Đạt)
- Nguyễn Văn Đông phủ định Nguyễn Đăng Dương “do hàng
nặng ở trên hàng nhẹ ở dưới nên làm hỏng container.
- Phạm Hữu Tuyển: Xếp hàng nặng ở dưới để tăng ổn định
tàu.
Câu 6:
Trình bày phương pháp chất xếp hàng hòm kiện, hàng bao bì, hàng bó kiện, hàng
thùng. (Lưu Bá Nam, Bùi Văn Quảng)
- Nội dung trình bày chép ra từ trong sách + một vài
video clip về xếp hàng bao kiện trên tàu.
Câu 7:
Trình bày cách sử dụng nhiệt kế khô ướt và nêu mục đích của việc thông gió hầm
hàng. (Vũ Văn Đông)
- Trình bày sai về nguyên tắc thông gió hầm hàng. Chưa
nắm vững kiến thức chủ đề định trình bày.
Câu 8:
Trình bày công tác chuẩn bị tàu, vật liệu đệm lót và cách ly để phòng ngừa, hạn
chế hư hỏng thiếu hụt hàng hóa. (Nguyễn Tuấn Việt)
Câu
9: Hãy nêu các thuộc tính sinh học của hàng ngũ cốc. (Dương
Văn Quýnh)
- Một vài video clip về tàu hàng rời chuyên dụng
- Nội dung trình bày chép ra từ trong sách
- Nguyễn Đăng Dương hỏi: các video clip về phương pháp
xếp dỡ liên quan gì đến chủ đề? – trả lời: cho sinh động đa dạng.
- Phạm Quang Anh: Hiện tượng tỏa nhiệt và tự nóng xảy ra
khi nào? Phòng ngừa làm sao? – Khi nhiệt độ hàng cao hơn nhiệt độ môi trường –
Thông gió.
- Trịnh Thế Sáng: Thông gió thì còn phải căn cứ hiện
tượng đổ mồ hôi!
- Nguyễn Tiến Đạt: Hô hấp có chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
môi trường không?
- Lưu Bá Nam: Nguyên nhân của hư hỏng? – Load hàng không
đạt tiêu chuẩn – Hầm hàng hở nước vào trong tàu – Chủ quan của thủy thủ khi đi
đo nước.
- Lê Quang Trung: Nảy mầm ở trên hay dưới? Phát hiện và
phòng ngừa thế nào?
Câu
10: Hãy nêu các tính chất lý học của hàng ngũ cốc. (Phan
Nam Hải, Vũ Trung Đức)
- Nguồn gốc của ngũ cốc: Dùng tiếng Hán-Việt để giải
thích về ngũ cốc là gồm 5 loại hạt. Nhưng lại nói có 300 loại ngũ cốc. ->
Nên sử dụng tiếng Anh thì không bị sai như vậy!
- Các bảng chiếu nhanh quá! Nên chỉ vào các bảng để giới
thiệu.
- Đỗ Hữu Cường hỏi: Nguồn gốc của ngũ cốc? 5 loại sao
lại thành 300 loại.
- Nguyễn Đăng Dương: Lớp Aleuron 1~1.5% khối lượng hạt
là lớp nào trên hình vẽ.
- Vũ Văn Ten: “Hấp thụ” và “hấp phụ” giống nhau hay khác
nhau.
- Nguyễn Văn Tài: Thủy phần của ngũ cốc là gì?
Câu
11: Nêu các chú ý khi vận chuyển hàng ngũ cốc. (Đào
Hữu Chính, Phạm Hữu Tuyển)
Câu 12:
Nêu khái niệm và các tính chất của quặng trong vận chuyển đường biển. (Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Hồng Trung)
- Trình bày quá sơ sài (meager)
- Chính tả từ “rỉ” không đúng
- Nguyễn Nhật Linh hỏi: Góc nghỉ tự nhiên là gì?
- IMDG code Class 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
- Mai Văn Chung hỏi : video con tàu trong bão ->
liên quan gì đến hàng sụt lún (subsidence)
- Nguyễn Tiến Đạt hỏi: + Phân loại Á Kim có phải là Phi Kim
không? Rỉ là quặng gì? Than là quặng gì? -> Than không phải là quặng.
- Phạm Văn Hữu hỏi : Loại hàng nào có tính đông kết.
Câu 13:
Trình bày các lưu ý trong quá trình nhận và vận chuyển quặng bằng đường biển. (Phạm
Quang Anh, Phạm Văn Hậu)
Câu
14: Trình bày cách phân loại, tính chất của hàng gỗ trong vận tải biển. (Vũ
Tiến Dũng, Trịnh Thế Sáng)
Câu 15:
Nêu những lưu ý khi nhận và vận chuyển gỗ. (Đỗ Hữu Cường, Nguyễn Văn Tài)
Câu
16: Nêu các tính chất loại hàng than. (Phạm Tuấn Anh, Mai Văn Chung)
-
Chuẩn bị chưa kỹ, không kiểm tra lại sau khi chuẩn bị. Đọc “presentation” chứ không phải là phát biểu.
-
Một số từ sai như: “capsize” “ISPS code”
Câu 17:
Hãy nêu các yêu cầu chung trong vận chuyển than bằng đường biển. (Lê Quang Trung)
- Công thức của cacbonmonoxide là gì? CO – Làm sao có cái
CO đó – Không trả lời được
- Nguyễn Đăng Dương hỏi: Góc nghỉ tự nhiên của hàng than?
IMDG class 1, 2, 3, 4, 5 là những loại gì ? – Không trả lời được
- Phan Nam Hải hiểu nhầm hỏi: Tại sao để tỉ lệ Methan ở mức
trung bình?
- Nguyễn Tiến Đạt phê: Hơi dài, hơi lâu, nhiều video clip,
nội dung chưa giải thích rõ ràng.
Câu
18: Trình bày ưu nhược điểm việc vận
chuyển container và phân loại theo kích thước của container trong vận tải biển.
(Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Đăng Hùng)
Câu 19: Trình bày về sơ đồ xếp hàng của tàu container và
cho ví dụ. (Lương Thế Cương)
Câu 20: Giải thích các thuật ngữ trong
Bộ luật quốc tế về Vận chuyển an toàn hàng hạt rời (International code
for the safe carriage of grain in bulk) sau: “Filled compartment,
untrimmed”, “Filled compartment, trimmed”, “Partly filled compartment”,
”Specially suitable compartment”, “Assumed Volumetrics heeling moments”,
“Maximum allowable heeling moment”.
Câu 21: Hãy nêu công tác chuẩn bị trước khi nhận hàng hạt rời
xuống tàu. (Nguyễn Anh Đức)
Câu 22: Trình bày các chú ý trong quá trình nhận hàng hạt rời
xuống.
Câu 23: Hãy nêu các tiêu chuẩn về ổn định đối với tàu chở
hàng hạt rời có giấy phép được qui định trong Bộ luật quốc tế về Vận chuyển
an toàn hàng hạt rời (International code for the safe carriage of grain in
bulk).
Câu 24: Nêu tiêu chuẩn ổn định đối với tàu chở gỗ trên
boong (Bùi Văn Đương).
-
Tiêu chuẩn ổn định không hiểu rõ ràng thế nào là GZ, đường cong
GZ, diện tích cần tính.
-
Không rõ về dấu chuyên chở
-
Không
rõ về Rolling period
Câu 25:
Trình bày các tính chất của dầu mỏ. (Trần Văn Nhân, Vũ Văn Ten)
Câu 26: Trình bày về hệ thống đường ống, van, bơm,
trên tàu dầu (Nguyễn Huy Hoàng, Mai Kinh Doanh).
Câu 27: Trình bày về khí trơ và hệ thống khí trơ trên
tàu dầu.
Câu 28: Trình bày phương pháp vệ sinh hầm hàng tàu dầu
kiểu thủ công. (Nguyễn Văn Giáp)
Câu 29: Trình bày phương pháp vệ sinh hầm hàng tàu dầu
bằng thiết bị cơ khí.
Câu 30: Nêu những lưu ý khi tiến hành rửa két hàng
trên tàu dầu (Đoàn Văn Hiện).
Cầu 31: Nêu ưu, nhược điểm và mục đích của phương pháp
rửa bằng dầu thô (COW).
Câu 32: Trình bày về các thiết bị dùng cho hệ thống
rửa hầm hàng bằng dầu thô và các lưu ý khi rửa hầm hàng bằng dầu thô.
Câu 33: Trình bày các bước chuẩn bị trước khi tàu vào
cảng xếp hàng trên các tàu dầu.
Câu 34: Trình bày những chú ý bảo quản dầu khi tàu
hành trình.
Câu 35: Trình bày các bước chuẩn bị trước khi tàu vào
cảng trả hàng trên các tàu dầu.
Câu 36: Nêu tên và phân loại hàng nguy hiểm theo Bộ
luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code). (Hoàng Văn Đức, Nguyễn Văn Đạt)
Câu 37: Trình bày cấu trúc cơ bản của Bộ
luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code). (Trương Văn Đảm, Đặng Thành Đạt)
Câu 38: Giải thích các thuật ngữ trong Bộ luật quốc tế
về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code): “Away from”,
“Separated from”, “Separated by a completed compartment or hold from”,
“Separated longitudinally by an intervening completed compartment or hold” (Phạm Văn Đạt, Phạm Tiến Đạt)
Câu 39: Trình bày các yêu cầu chung về vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển theo IMDG Code. (Nguyễn Minh Hiệp, Bùi Đức Hoàng Anh)
==============
Các chủ đề
khác:
1/ Tỉ
trọng của nước nơi bến cảng? Các vấn đề liên quan.
2/ Các
loại tàu vận tải mà bạn có thể gặp?
3/ Ông
thuyền trưởng đang đứng trên boong tàu, chợt chiếc nhẫn trong tay ông tuột ra
và rơi xuống biển. Hỏi mức nước biển tẳng lên, không đổi, hay giảm đi?
4/ Trình
bầy về nhãn trên vỏ thùng, bao bì hàng hóa! Và "dangerous goods
label"
5/ Động
vật sống như trâu, bò có được coi là hàng hóa trong vận tải biển.
6/ Hiện tại, các tàu vận tải đều có phần mềm để xếp dỡ hàng hóa và tính toán ổn định tàu. Có nghĩa là công việc của sĩ quan hàng hóa chỉ là nhập số liệu. Điều đó có đúng không?
6/ Hiện tại, các tàu vận tải đều có phần mềm để xếp dỡ hàng hóa và tính toán ổn định tàu. Có nghĩa là công việc của sĩ quan hàng hóa chỉ là nhập số liệu. Điều đó có đúng không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét