Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Dương Quốc Chính - Lá thư tuyệt mệnh của một tù nhân dự khuyết

Dương Quốc Chính: Lá thư tuyệt mệnh của một tù nhân dự khuyết


Bức thư tuyệt mệnh chắc chắn không thể bào chữa được tội lỗi cho người viết đâu. Nói chung không cần suy đoán vô tội làm gì cả, vì quan chức, doanh nhân nào lớn mà chả là tù nhân dự khuyết. Thế nên anh em nên thủ sẵn văn mẫu tương tự bức thư này để phòng khi có biến.

Đây chính ông bố này dặn dò con là không làm nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, không làm kinh tế, thậm chí không làm quản lý. Chính ông ấy chứng minh cho nhận định bên trên của mình đó.

Khi đọc bức thư này, các đồng chí khác sẽ không khỏi tâm tư, vì đều có hoàn cảnh như nhau cả thôi. Làm dự án lớn sao tránh khỏi phải abc này nọ. Không abc thì không thể hòa nhập được vào hệ thống, không thể thăng tiến được. Làm ở chỗ ít màu mè thì lại không có tiền. Mà không có tiền thì không thể "phấn đấu" vào những chỗ có màu mè được.

Tác giả bức thư là 1 nạn nhân của hệ thống, khi mà đã tham gia vào thì đều có nguy cơ thành tội phạm cả. Như vậy, chế độ muốn bền vững, muốn thu nạp được những người tài và không muốn thành tội phạm tiềm năng thì phải cải cách thể chế, đấy mới là bản chất vấn đề.

Chừng nào chưa cải cách được thì quan lại chỉ còn trông vào tâm linh. Đi cúng giải hạn, chịu khó cúng dường, để mong các cụ, thần, Phật phù hộ độ trì cho an lành đến chết.

P/S

Mình cho đây là thư chuẩn, không phải fake, bị lợi dụng để đánh lạc hướng điều tra. Cái này mình dùng trực giác và cả logic.

Người mà hay viết lách bằng gõ text thì thư này đánh máy là bình thường. Máy in và máy tính của riêng ông ấy thì càng bình thường. Nếu thư này fake không ng u gì có thêm đoạn viết tay. Thiếu thì nó đánh máy lại chứ ng u gì viết tay, rảnh mà, còn ông kia không rảnh nữa. Vì có thể viết lúc sắp nhảy.

Đoạn viết tay là cái để người nhà hay CA check xác thực vì ông này còn nhiều lưu bút khác. Vậy không ng u gì thằng fake lại thêm đoạn viết tay khá dài sẽ dễ lộ hơn là chỉ có 1 chữ ký.

Nội dung thư là thiên về tình cảm gia đình, cha con, vợ chồng, nhắc tới công việc là không đáng kể, cũng không thấy có vẻ đánh lạc hướng sang chuyện khác. Ông ấy chỉ bảo không nhận tiền, ý là muốn giữ thanh danh trước vợ con thôi, cái đó chưa chắc đúng, nhưng viết vậy hợp logic tâm lý. Ai cũng làm vậy thôi.

Tuy nhiên ổng có úp mở về việc mình có sai phạm, thế là fair rồi. Ông này làm sếp DN nhà nước, nên chỉ cần chi tiền sai cũng là phạm luật, nói thẳng là sếp nào cũng sai hết, chỉ là nặng hay nhẹ thôi. Nên ông ấy viết vậy cũng hợp lý.

Về động cơ, ông ấy TT vậy 1 phần để giữ thanh danh, 1 phần để giữ tài sản cho vợ con và không chịu được áp lực khi bị điều tra. Cũng là hợp lý.

Tóm lại, mình có nguyên tắc là tin hay không thì đều có phân tích lý do, chứ mình không có niềm tin mù quáng bao giờ.

=====

Bình luận của một người khác (không rõ là ai):

BỨC THƯ TUYỆT MỆNH

Đọc bức thư tuyệt mệnh của ông Tổng giám đốc Khatoco gởi vợ con, tôi nghĩ, ai đã từng điều hành một doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp rất nhỏ, hay doanh nghiệp ngàn tỉ, ở cái xứ sở rực rỡ này, đều thấy mình trong đó.

Những thông tin chính thức và thông tin đồn đại xung quanh những vụ án như “giải cứu”, Việt Á… những vụ hối lộ như vụ Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An… thì chúng ta sẽ thấy, để điều hành một doanh nghiệp ở đất nước này sẽ khó khăn như thế nào. Doanh nghiệp nhỏ thì khó khăn nhỏ, doanh nghiệp lớn thì khó khăn lớn.

Muốn “sống” được, doanh nghiệp phải biết “cuốn theo chiều gió”. Nhưng có “cuốn” thì cũng phải biết “cuốn” làm sao cho an toàn. Khi gió đổi chiều thì phải biết “gió chiều nào xoay chiều ấy”. Chứ còn “cuốn” đến mức trở thành sân sau của “ai đó”, thì khi “ai đó khác” muốn diệt “ai đó”, sẽ không có cơ hội để xoay chiều, và sẽ bị tiêu diệt.

Còn những doanh nghiệp muốn sống ngay thẳng, thì sẽ có hai vấn đề. Thứ nhất là trên xứ sở thiên đường này, không ai cho phép một doanh nghiệp ngay thẳng tồn tại cả. Thứ hai, càng ít “cong queo” thì doanh nghiệp sẽ càng đi xuống và teo tóp. Những người có quyền không bao giờ để cho một doanh nghiệp không thể hiện sự tuân phục họ phát triển cả.

Thế cho nên, nếu muốn làm việc gì mà sau 8 giờ vàng ngọc, về tới nhà là không còn lo lắng gì, thì chỉ có thể là làm thuê, và làm thuê ở vị trí nhân viên cấp thấp thôi. Còn làm thuê ở vị trí quản lí, như những người quản lí của bà Trương Mỹ Lan, thì rồi cũng kết thúc theo kiểu, hoặc đột tử, hoặc đi tù. Đến đây thì những điều ông Tổng Giám đốc Khatoco căn dặn các con là hoàn toàn chính xác.

Có lẽ trong bức thư tuyệt mệnh, ông Tổng Giám đốc Khatoco không muốn dài dòng, chứ thực ra, còn một con đường để phát triển. Đó là làm quan chức. Làm quan chức cũng phải biết “cuốn theo chiều gió”, và phải biết “gió chiều nào xoay chiều ấy” kịp thời. Thậm chí, phải biết coi đi tù như nghỉ mát, cái nào ăn không được thì phải coi việc “khắc phục hậu quả” là thường tình.

Chỉ khi leo lên được tột đỉnh, thì mới không cần phải “cuốn theo chiều gió”, không cần “gió chiều nào xoay chiều ấy”. Nhưng khi đó, lại phải biết ủ mưu, phải đủ tàn nhẫn để duy trì vị trí. Tất nhiên, những người như vậy thì cả đời phải luôn tìm cách lên chức, giữ chức… Cả đời ủ mưu, cả đời tàn nhẫn.

Đúng ra thì ông Tổng Giám đốc Khatoco nên có đôi lời với những bạn có hoài bão, muốn làm gì đó hoành tráng. Nhưng cũng nên thông cảm cho ông, vì đó là lá thư tuyệt mệnh. Với kết cục của ông, và bao nhiêu người khác, có lẽ lời khuyên sẽ là: nếu có hoài bão, nếu muốn làm gì hoành tráng, thì vừa phải biết “cuốn theo chiều gió”, vừa phải biết “gió chiều nào xoay chiều ấy” đúng lúc, kịp thời. Hoặc phải chấp nhận kiếp tha hương.

Ở xứ sở này, trong thể chế này, người ngay thẳng, lương thiện không thể thành đạt. Ở xứ sở này, trong thể chế này, nếu có ước mơ, hoài bão… và muốn thành công, thì vừa phải biết “cuốn theo chiều gió”, vừa phải biết “gió chiều nào xoay chiều ấy” đúng lúc, kịp thời.

RIP ông Phan Quang Huy, cố Tổng Giám đốc Khatoco.

=====

Một người tự xưng là Hà Tùng Long viết:

Mới đây, một người thân của gia đình đã gửi cho Long bức thư tuyệt mệnh của ông Tổng giám đốc.


=====



Không có nhận xét nào: